Triệu chứng cường giáp điển hình, dễ nhận biết

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở trước cổ, phía dưới thanh quản và trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển cơ thể. Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất nhiều hormone và làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Vì vậy, bệnh nhân cường giáp có sự trao đổi chất tăng lên và biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vậy triệu chứng cường giáp biểu hiện như thế nào? Hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Cường giáp là gì?

Cường giáp còn được gọi là cường tuyến giáp, là một loại rối loạn tuyến giáp gây tăng tiết hormone tuyến giáp và tăng kích thước của tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ trong cơ thể sản sinh ra hormone T4 và T3 để kiểm soát sự tăng trưởng, trao đổi chất và phát triển của cơ thể.

Bệnh cường giáp là nhóm bệnh do tuyến giáp tăng tiết hormone dẫn đến các triệu chứng về tim mạch, chuyển hóa quá mức, kèm theo các triệu chứng như: nhịp tim nhanh, sụt cân…

Bệnh cường giáp là bệnh gì?

>> Cường giáp dưới lâm sàng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng cường giáp

Tuyến giáp tham gia vào hoạt động của nhiều mô và cơ quan trong cơ thể nên bệnh cường giáp có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Bạn tham khảo một số triệu chứng cường giáp mà Nutricare Pharma liệt kê dưới đây:

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Những người bị cường giáp thường bị giảm cân ngay cả khi họ ăn uống bình thường hoặc ăn nhiều. Triệu chứng này cũng có thể xảy ra với nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe khác, vì vậy cần kết hợp các xét nghiệm để xác định chính xác liệu cường giáp có phải là nguyên nhân hay không. Ngoài ra, một số bệnh nhân nữ trẻ tuổi có thể tăng cân do ăn quá nhiều.

Tính cách thay đổi thấy thường

Người bệnh sẽ cáu gắt, hồi hộp, kích thích hơn bình thường. Ngoài ra, bạn có thể dễ khóc, khó tập trung, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ.

Rối loạn điều hòa nhiệt

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, nó sẽ sản sinh ra nhiều hormone hơn và quá trình trao đổi chất của cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn. Quá trình trao đổi chất tạo ra nhiệt, cơ thể hấp thụ, khiến nhiệt độ cao hơn bình thường.

Kết quả là người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước và uống nhiều nước. Cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là ở tay và ngực. Thỉnh thoảng có những cơn nóng bừng trong cơ thể.

Rối loạn tiêu hóa

Ảnh hưởng này của bệnh tuyến giáp khiến người bệnh thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày và nhiều người còn bị tiêu chảy kéo dài. Cơ thể thường bị mất nước vào thời điểm này nên người bệnh cần bổ sung nước và chất điện giải để bù lại lượng nước đã mất.

Các triệu chứng của bệnh cường giáp

Rối loạn nhịp tim

Ngay cả khi nghỉ ngơi, nhịp tim của bệnh nhân sẽ nhanh hơn 100c/phút khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở.

Triệu chứng cường giáp có thể lồi mắt

Bướu cổ là một triệu chứng điển hình của bệnh tuyến giáp. Điều này xảy ra do tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone thyroxin khiến cơ quan này cũng tăng kích thước lên.

Run đầu chi

Người bệnh sẽ bị run tay chân, gây khó khăn khi thực hiện các công việc đòi hỏi sự khéo léo như viết chữ, may vá… Tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân cố gắng tập trung vào công việc hoặc xúc động.

Run do cường giáp chủ yếu xảy ra ở tay và triệu chứng này xảy ra thường xuyên hơn. Đôi khi hiện tượng run tay nhẹ đến mức khó cảm nhận hoặc quan sát bằng mắt thường được.

Vận động kém

Bệnh cường giáp thường ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp, người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng tình trạng: suy nhược, mệt mỏi, đặc biệt là mỏi cơ khi tập luyện, làm việc.

Stress

Khi hoạt động của hormone tuyến giáp và hệ thần kinh kém, người bệnh dễ rơi vào trạng thái căng thẳng tinh thần, lo lắng, cáu kỉnh.

Tinh thần người bệnh hay căng thẳng

Biến chứng của bệnh cường giáp

Nếu các triệu chứng cường giáp không được chú ý và điều trị kịp thời, bệnh cường giáp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Biến chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh thường gặp ở những người bị cường giáp; rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rung nhĩ có thể xảy ra. Nếu không được điều trị, những người bị cường giáp có thể bị suy tim.

  • Cơn bão giáp: Khi nồng độ hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên trầm trọng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

  • Lồi mắt ác tính: Trong bệnh cường giáp do bệnh Basedow gây ra, bệnh nhân có thể bị lồi mắt, chảy nước mắt thường xuyên, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng hoặc viêm kết mạc và tổn thương giác mạc.

Biến chứng của bệnh cường giáp

>> Nguyên nhân cường giáp chuyển sang suy giáp

Bệnh cường giáp có thể điều trị không?

Bệnh cường giáp có thể được điều trị và khắc phục hoàn toàn nhưng các biến chứng do bệnh gây ra thường khiến quá trình phục hồi trở nên khó khăn. Điều trị cường giáp cần dùng thuốc, phẫu thuật hoặc chiếu phóng xạ để giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể.

Điều trị bằng thuốc

Cần dùng thuốc lâu dài để đạt được hiệu quả điều trị. Thuốc điều trị thường có vai trò quan trọng nhất là ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone.

Điều trị bằng phẫu thuật

Những người mắc bệnh cường giáp có tuyến giáp lớn gây cản trở cấu trúc của cổ và cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp này tương đối an toàn, cho kết quả nhanh chóng, phù hợp với phụ nữ mang thai và người bệnh có sức khỏe yếu.

Điều trị bằng chiếu phóng xạ i-ốt

Tùy vào mong muốn điều trị, phóng xạ này có thể phá hủy một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị ưu tiên vì nó ảnh hưởng đến cấu trúc cổ và tuyến giáp, không phù hợp với nhiều nhóm bệnh nhân đặc biệt.

Cách điều trị bệnh cường giáp

Cách phòng tránh hiệu quả

Thông thường, triệu chứng cường giáp ban đầu không rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, ngoài việc thực hiện lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng cần hình thành thói quen khám, sàng lọc sức khỏe định kỳ.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch tích cực của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện và tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế.

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên

Bổ sung vừa đủ i-ốt

Quá nhiều hoặc quá ít iốt đều có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Vì vậy chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cần cung cấp đủ lượng iốt cần thiết. Bạn có thể liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết về vấn đề này. Đặc biệt phụ nữ mang thai và người cao tuổi cần chú ý bổ sung đủ i-ốt mỗi ngày để tránh gây ra các vấn đề sức khỏe cho thai nhi, phụ nữ mang thai và người già.

Dinh dưỡng hợp lý

Tiên phong trong nghiên cứu, Leanpro ThyroLeanpro Thyro LID - bộ đôi dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp, giàu I-ốt hoặc kiêng i-ốt, giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện. Giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị các bệnh tuyến giáp.

Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng dành cho chế độ kiêng i-ốt cho người bệnh cường giáp. XEM NGAY

Kết luận

Nếu bạn sụt cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi bất thường hoặc sưng các cơ quan ở cổ, đây có thể là triệu chứng cường giáp, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.