Các biến chứng của tiểu đường phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả

Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm và có thể mang đến nhiều biến chứng cho người bệnh. Vậy các biến chứng của tiểu đường là gì, có nguy hiểm không? Làm sao để hỗ trợ, khắc phục các biến chứng có thể xảy ra? Bài viết hôm nay Nutricare Pharma sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời bạn cùng đón đọc để hiểu rõ.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Các biến chứng của tiểu đường phổ biến

Nói đến những biến chứng của bệnh tiểu đường thường sẽ liên quan mật thiết đến các bộ phận như tim mạch, mắt, thận.... Dưới đây là chi tiết về các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra:

Bệnh tiểu đường biến chứng đến hệ tim mạch

Biến chứng tim mạch ở người đau đái tháo đường thường xuất hiện dưới hai loại chính, đó là bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não. Đây là những vấn đề phổ biến và nguy hiểm nhất đối với họ. 

  • Bệnh mạch vành thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau thắt ngực. Tình trạng này có thể lan ra cả cằm hoặc vùng vai-cánh tay, tức ngực, khó thở và hồi hộp đánh trống ngực. 

  • Người bệnh tiểu đường phải đối mặt với rủi ro tai biến mạch máu não, mang theo các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Cụ thể như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, thị lực giảm sút, nặng hơn bệnh nhân sẽ có nguy cơ ngất xỉu, hôn mê sâu, rối loạn thực vật, thậm chí là đột ngột bại liệt một nửa cơ thể. 

Bệnh tiểu đường thường biến chứng đến tim mạch

Biến chứng tim mạch của người đái tháo đường có tỉ lệ tử vong chiếm đến 80% theo thống kê. Tất cả đều do việc nhận biết các triệu chứng khó khăn vì không rõ ràng. Do đó cần kiểm tra tim mạch định kỳ đối với những người mắc tiểu đường. Điều này giúp phát hiện và xử lý các vấn đề sớm, từ đó ngăn chặn hiệu quả các biến chứng tiềm ẩn và giảm thiểu rủi ro nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường biến chứng đến thận

Thận là một trong các biến chứng của tiểu đường rất phổ biến, xuất phát từ sự gia tăng đường huyết kéo dài, gây tổn thương mạch máu nhỏ trong cầu thận thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Điều này dẫn đến tổn thương màng lọc của cầu thận và cuối cùng dẫn đến suy giảm chức năng thận, tiến triển đến tình trạng suy thận. 

Đặc biệt, biến chứng tiểu đường ở thận có tính chất nghiêm trọng hơn bởi sự không xuất hiện rõ ràng của các triệu chứng. Do đó, việc theo dõi và nhận biết các dấu hiệu sớm là quan trọng để chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý. Các dấu hiệu mà người mắc tiểu đường nên chú ý bao gồm:

  • Chán ăn, mệt mỏi.

  • Huyết áp tăng.

  • Nước tiểu xuất hiện tình trạng sủi bọt.

  • Đi tiểu nhiều lần, nhất là vào tối khi ngủ.

Thận dễ gặp nguy hiểm đối với người bị bệnh tiểu đường

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào từ những điều trên, cần phải đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Theo Bộ Y tế, có đến 20-30% bệnh nhân đái tháo đường phải tiến hành ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo khi gặp phải biến chứng thận. Điều trị này không chỉ gây ra tình trạng tốn kém về chi phí mà còn mang lại những thách thức lớn về sức khỏe.

>> Chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà có được không?

Bệnh tiểu đường biến chứng mắt

Do đường huyết cao ở người đau đái tháo đường, hệ thống mạch máu ở mắt bị tổn thương, gây ra bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh này bao gồm:

  • Các dạng võng mạc tăng sinh hoặc không tăng sinh.

  • Có biểu hiện như mờ mắt, nổi nốt hoặc nhấp nháy (photopsias) trong tầm nhìn.

  • Thậm chí mất thị lực đột ngột, nghiêm trọng, thường không đau. 

Đây là một trong các biến chứng của tiểu đường rất phổ biến và nhiều người mắc phải. Việc nhận thấy giảm thị lực là dấu hiệu quan trọng, đòi hỏi điều trị ngay lập tức để tránh mù lòa nếu để kéo dài.

Bệnh tiểu đường biến chứng ảnh hưởng đến mắt

Bệnh tiểu đường biến chứng đến thần kinh

Một trong các biến chứng của tiểu đường tiếp theo rất phổ biến chính là ảnh hưởng đến thần kinh. Người bị đái tháo đường, nếu không kiểm soát tốt, dễ mắc biến chứng thần kinh do tổn thương mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. 

  • Tổn thương thần kinh ngoại vi có thể gây cảm giác kiến bò, tê và bỏng rát ở chân và tay. 

  • Tổn thương thần kinh thực vật có thể dẫn đến tụt huyết áp, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện không tự chủ và các vấn đề khác. 

  • Một trong những biểu hiện phổ biến của biến chứng thần kinh là bàn chân đái tháo đường, ước tính có 1-4% người mắc đái tháo đường mỗi năm bị loét chân. 

  • Tổn thương dây thần kinh ở chân có thể gây rối loạn cảm giác, giảm đau, nóng, lạnh, khiến người bệnh khó nhận biết tổn thương. 

Hệ thần kinh bị ảnh hưởng không nhỏ của người bị tiểu đường

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, có nguy cơ cao dẫn đến loét, lâu lành. Đặc biệt biến chứng này có thể cần phải cắt cụt chi dưới nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Một vài biến chứng khác của tiểu đường

Ngoài các biến chứng của tiểu đường nói trên, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm khác như: 

  • Nhiễm toan ceton: Xảy ra khi thiếu insulin để chuyển hóa đường glucose, dẫn đến sự chuyển hóa chất béo và axit amin để tạo năng lượng, tạo ra các thể ceton trong máu. Nếu kéo dài, có thể gây nôn, buồn nôn, đau bụng và thậm chí hôn mê hoặc tử vong. 

  • Rối loạn cơ xương khớp: Bao gồm các bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, co cứng Dupuytren, xơ cứng bì. 

  • Các bệnh da liễu: Gồm nhiễm trùng nấm da, loét da, u hạt hoại tử, bệnh bạch biến, u hạt tiêu. 

  • Trầm cảm, sa sút trí tuệ: Xuất phát từ tổn thương thần kinh và áp lực tinh thần khi bị bệnh, có thể dẫn đến trầm cảm và giảm sút trí tuệ.

>> Bút tiêm tiểu đường có mấy loại: Đặc điểm nổi bật, cách chọn và cách sử dụng

Làm sao để phòng tránh tốt các biến chứng của tiểu đường?

Có thể được rằng bị bệnh tiểu đường rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, để không gặp phải những biến chứng này người bệnh cần phải có cách phòng tránh phù hợp. Cụ thể:

Tái khám định kỳ

Để phát hiện sớm các biến chứng của tiểu đường, người bệnh nên thực hiện thăm khám định kỳ, tầm soát các vấn đề liên quan mắt, gan, thận và tim mạch. Các bác sĩ thường sẽ tiến hành các bước khám lâm sàng và đề xuất các xét nghiệm như: kiểm tra đường huyết khi đói, HbA1c, xét nghiệm chức năng thận và gan, cùng với xét nghiệm mỡ máu. 

Bệnh nhân bị tiểu đường cần đi tái khám định kỳ

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường và giảm nguy cơ các biến chứng của tiểu đường. Để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, người bệnh cần: 

  • Kiểm soát lượng chất bột đường: Giảm chất bột đường giúp kiểm soát đường huyết và giảm áp lực lên tuyến tụy. 

  • Ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ: Rau củ quả giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, với khuyến nghị chiếm 50% khẩu phần ăn hàng ngày. 

  • Uống đủ nước: Nước giúp hòa tan glucose, hỗ trợ kiểm soát đường huyết. 

  • Không ăn quá no: Hạn chế lượng thức ăn trong mỗi bữa để tránh tăng đường huyết và giảm áp lực tiêu hóa. 

  • Thêm thực phẩm chứa tinh bột tiêu hóa chậm: Thực phẩm như yến mạch, kiều mạch, gạo lứt giúp kiểm soát đường huyết do chứa tinh bột tiêu hóa chậm.

Nutricare Cerna - Giải pháp dinh dưỡng cho cho người bị tiểu đường

Với các thành phần như đạm sữa, protein đậu nành, dầu thực vật, Maltodextrin, Palatinose, Isomalt, Maltitol, PUFA, MUFA, FOS, Acid amin, vitamin, Niacin, Folic acid, Pantothenic Acid, Biotin và kháng chất, sản phẩm Nutricare Cerna mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người bị tiểu đường, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả với chỉ số đường huyết thấp, đã được chứng minh lâm sàng, GI=32.5.

  • Tái tạo hệ vi khuẩn có lợi, đồng thời giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

  • Hỗ trợ làm giảm, giải tỏa tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

  • Hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng của người tiểu đường như: tình trạng xơ vữa động mạnh và hỗ trợ tim mạch.

Nutricare Cerna – Giải pháp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường. XEM THÊM

Các biến chứng của tiểu đường hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bệnh nhân thực hiện đúng các điều trên. Khi đã bị tiểu đường, cần phải xác định “sống chung” với căn bệnh này nhưng tuyệt đối không được khuất phục. Đừng quên bổ sung Nutricare Cerna của Nutricare Pharma mỗi ngày để có một sức khỏe tốt chiến đấu với bệnh tiểu đường.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.