Bệnh nhân ung thư ăn trứng được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Ung thư ăn trứng được không? là câu hỏi được rất nhiều bệnh và người nhà quan tâm. Trứng là thực phẩm phổ biến trong bữa cơm của các gia đình Việt với các ưu điểm như dễ chế biến, mức giá rẻ, dinh dưỡng cao. Vậy cụ thể bệnh nhân ung thư ăn trứng được không? Câu trả lời sẽ được Nutricare Pharma chia sẻ đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. 

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Ung thư ăn trứng được không?

Ung thư ăn trứng được không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư có thể ăn trứng gà với liều lượng phù hợp. Trứng gà có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, phổ biến, cách chế biến đa dạng, giá rẻ, là thực phẩm quen thuộc trong chế độ ăn uống tại hầu các gia đình. Tùy thuộc vào loại tế bào ung thư cũng như lời khuyên của bác sĩ mà bệnh nhân ung thư có thể dung nạp trứng với liều lượng phù hợp. 

Bệnh nhân ung thư ăn trứng được không?

Bệnh nhân ung thư có thể ăn trứng với liều lượng phù hợp

Trên thế giới việc bệnh nhân ung thư ăn trứng được không? vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo nhiều nghiên cứu việc dung nạp trứng gà có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Một số nghiên cứu khác lại chứng minh việc ăn trứng gà và mắc ung thư không liên quan đến nhau. 

Theo một số nghiên cứu việc dung nạp từ 2 đến 5 quả trứng trên một tuần có thể khiến tăng nguy cơ mắc ung thư tiêu hóa, đường ruột hoặc ung thư vú ở nữ giới. Chính vì vậy để trả lời cho câu hỏi ung thư ăn trứng được không? tốt nhất bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ các sĩ điều trị. Ngoài ra nên kiểm soát khẩu phần các món từ trứng trong tuần không vượt quá 2 quả. 

Lợi ích khi ăn trứng với bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư có thể ăn trứng với liều lượng và cách chế biến phù hợp. Trứng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, ăn trứng mang đến tác dụng tốt đối với bệnh nhân ung thư như: 

Bệnh nhân ung thư ăn trứng được không?

Trứng mang đến nhiều lợi ích với bệnh nhân ung thư

Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

Trứng chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể bệnh nhân như: Vitamin B2 giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể; Vitamin A giúp tăng thị lực, tốt cho trí não; Vitamin B12 giúp kích thích quá trình sản xuất tế bào máu; Vitamin E giúp cơ thể chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. Trong trứng gà còn chứa nhiều acid amin, khoáng chất bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh. 

Tốt cho thị lực

Trong lòng đỏ trứng có chứa dinh dưỡng cao, nhất là trứng gà. Lòng đỏ trứng gà chứa hàm lượng vitamin A, chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin. Các hoạt chất này đều mang đến tác dụng giúp mắt khỏe mạnh hơn. Ăn trứng gà còn giúp làm giảm 40% nguy cơ mắc thoái hóa võng mạc và 20% nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở người cao tuổi. 

Bệnh nhân ung thư ăn trứng được không?

Trong trứng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

Cung cấp protein và các acid amin thiết yếu cơ thể

Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo bổ sung protein dễ thủy phân từ trứng gà, đạm động vật, thịt trắng, hải sản,... Trong trứng gà có chứa các acid amin, protein,... cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình hình thành khối cơ. Các protein trong trứng dễ chuyển hóa, hấp thụ và tiêu hóa, phù hợp với bệnh nhân ung thư. 

Giảm lượng cholesterol xấu

Trứng gà chứa hàm lượng cholesterol cao, tuy nhiên lại không gây ảnh hưởng đến cholesterol máu. Bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể bổ sung dưỡng chất thông qua việc dung nạp trứng. Protein trong trứng giúp nhanh lành vết thương, làm giảm khả năng nhiễm trùng, viêm sau khi hóa trị, xạ trị. Protein trong trứng cũng giúp cơ thể phục hồi tốt hơn, duy trì các mô, tăng miễn dịch và khả năng đề kháng. 

Các món ăn từ trứng phù hợp với bệnh nhân ung thư

Ung thư ăn trứng được không? Bệnh nhân ung thư có thể ăn các món trứng được chế biến đúng cách với liều lượng phù hợp. Cụ thể người bệnh chỉ nên ăn các món trứng đã được nấu chín kỹ, không sử dụng quá nhiều gia vị, nhiệt lượng, dầu mỡ khi chế biến. Người nhà có thể chế biến một số món trứng như: 

Bệnh nhân ung thư ăn trứng được không?

Các món ăn từ trứng phù hợp với bệnh nhân ung thư

Trứng luộc

Trứng luộc là món ăn dễ chế biến nhất. Bạn chỉ cần luộc trứng trong nước sôi từ 7-10 phút là được. Thời gian này đảm bảo trứng chín hoàn toàn. Trứng chín có thể ăn cùng muối, nước mắm hoặc dầm tương. Ngoài ra có thể trộn trứng luộc với salad rau củ quả để kích thích vị giác cho người bệnh. 

Trứng hấp

Các món trứng hấp mềm, bông xốp vô cùng phù hợp với bệnh nhân ung thư bị lở miệng, khô miệng, khó ăn, khó nuốt. Trứng đánh bông cùng gia vị sau đó cho vào hấp cách thủy, ăn khi nóng cùng cơm. Có thể cho thêm tôm nõn hoặc hành lá, lá mơ vào hấp cùng trứng để đổi bữa. 

Bệnh nhân ung thư ăn trứng được không?

Các món ăn từ trứng phù hợp với bệnh nhân ung thư

Trứng cuộn

Trứng cuộn là cách chế biến trứng khá đơn vị, hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị với nhiều người. Với món trứng này bạn cần đánh tan trứng với hành lá và gia vị sau đó cho vào chảo chiên đến lúc trứng đông lại thì cuộn tròn lại. Khi ăn cát thành từng cuộn nhỏ, ăn cùng cơm nóng. 

Súp trứng thịt cua

Với món ăn này bạn cần các nguyên liệu như nước luộc gà, thịt cua bóc sẵn, ngô ngọt, cà rốt, nấm hương, bột năng, trứng gà. Sau khi nấu súp đến bước cuối cùng bạn dùng rây lọc trứng tạo thành các sợi nhỏ trong súp. Món súp ở dạng lỏng mềm, dễ ăn, dễ nuốt đối với bệnh nhân ung thư. 

Trứng hấp lá mơ

Trứng hấp lá mơ có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác của người bệnh. Với món này bạn cần chuẩn bị lá mơ, trứng gà, gia vị. Lá mơ rửa sạch, để ráo sau đó thái nhỏ, đánh đều cùng gia vị và trứng gà. Cho trứng vào bát tô hoặc đĩa sâu lòng hấp cách thủy khoảng 10 phút. 

Trứng ốp la

Trứng ốp la là món ăn sáng dễ làm, đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Với món này bạn cần chuẩn bị chảo chống dính, dầu oliu và, trứng gà và gia vị. Để chảo nóng, cho dầu oliu vào sau đó đập trứng vào, nấu lửa nhỏ đến khi lòng đỏ chín hoàn toàn. 

Bệnh nhân ung thư ăn trứng được không?

Các món ăn từ trứng phù hợp với bệnh nhân ung thư

Trứng đảo bông

Một trong những cách chế biến trứng đơn giản nhất dành cho bệnh nhân ung thư chính là trứng đảo bông. Với món trứng này bạn chỉ cần đánh bồng trứng với gia vị, sau khi chảo nóng thì cho thêm chút dầu ăn vào sau đó cho trứng vào đảo chín. Trứng đảo bông mềm, xốp, dễ ăn, phù hợp với người bệnh, trẻ nhỏ, người cao tuổi. 

Một số lưu ý khi sử dụng trứng cho bệnh nhân ung thư

Ung thư ăn trứng được không? Trứng là thực phẩm phù hợp với bệnh nhân ung thư, tuy nhiên khi sử dụng trứng, người nhà cần chú ý một số lưu ý sau đây: 

  • Không sử dụng quá 4 quả trứng trong khẩu phần ăn 1 tuần cho bệnh nhân ung thư

  • Không cho bệnh nhân ăn trứng sống, trứng chưa chín kỹ

  • Không nên ăn trứng đã để qua đêm

  • Sử dụng các loại trứng rõ nguồn gốc xuất xứ

  • Đối với các loại trứng như trứng muối, trứng bắc thảo,... không nên ăn quá 1 quả 1 tuần

  • Khi chế biến trứng không nên dùng nhiệt lượng cao, gia vị đậm, dầu mỡ

  • Không sử dụng trứng cho người có tiền sử dị ứng với trứng

Lời kết

Nutricare Pharma vừa giải đáp thắc mắc ung thư ăn trứng được không? đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Bệnh nhân ung thư có thể ăn trứng với liều lượng và cách chế biến phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh ung thư nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất bằng nhiều cách, cung cấp đủ năng lượng bị bào mòn bởi căn bệnh và phương pháp điều trị. Bạn có thể tham khảo thêm dòng sữa Leanmax Hope - Dinh dưỡng y học cho người bệnh ung thư, đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ trong 8 tuần.

Người bệnh ung thư có ăn cua được không?

Leanmax Hope - Sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia về dinh dưỡng y học. Mua ngay TẠI ĐÂY

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái