Dấu hiệu ung thư tái phát không nên bỏ qua

Dù ung thư đã được điều trị khỏi nhưng sau một thời gian dài có thể tái phát trở lại. Đây là điều không ai mong muốn và người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi đó cơ thể xuất hiện một số triệu chứng nhất định để nhận biết. Bỏ túi ngay dấu hiệu ung thư tái phát cùng Nutricare Pharma để có những hướng xử lý kịp thời nhất.

>> Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Đối tượng dễ mắc ung thư trở lại và cách ung thư tái phát

Rất khó có thể dự đoán ai sẽ tái phát ung thư trở lại và không rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra. Cách thức tái phát ung thư rất phức tạp khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là đối tượng dễ mắc lại ung thư và các tái phát ung thư. Cụ thể:

Đối tượng mắc ung thư tái phát

Với sự phát triển của công nghệ khoa học tiên tiến của ngành y học thì việc làm các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tái phát trở lại là rất dễ dàng. Thông qua đó bác sĩ sẽ có thể dự đoán được những ái có nguy cơ cao tái phát nếu bệnh tiến triển phức tạp. Dù khó có thể giải thích được nguyên nhân nhưng theo những thống kê thì một số loại ung thư sau dễ tái phát nhất, bao gồm:

  • 7/10 trường hợp người bị mắc ung thư buồng trứng sẽ tái phát trở lại, con số là rất lớn.

  • 1/2 số người bị ung thư đại trực tràng dù đã phẫu thuật, xạ trị nhưng vẫn có thể tái phát trở lại sau 3 năm.

Những người mắc ung thư buồng trứng có tỷ lệ tái phát cao

Cách ung thư tái phát

Ung thư tái phát trở lại là do bước điều trị ban đầu không loại bỏ được hết tất cả các tế bào ung thư. Những thực thể tế bào ung thư còn sót lại sẽ tiến triển thành một hay nhiều khối u khác trong cơ thể. Việc ung thư tái phát khi nào và ở đâu còn tùy vào từng loại ung thư mắc phải. Tuy nhiên có thế lý giải cách ung thư tái phát theo những trường hợp sau:

  • Tái phát trong cùng một phần cơ thể như ung thư nguyên phát (tái phát tại chỗ).

  • Phát triển gần ung thư nguyên phát, được gọi là tái phát tại vùng.

  • Tái phát di căn xa: Nghĩa là khối u phát triển ở một phần khác của cơ thể.

Ung thư có thể tái phát tại chỗ, gần nơi nguyên phát hoặc di căn đến cơ quan khác

>> Mách bạn cách chăm sóc bệnh nhân bị ung thư gan chuẩn khoa học

Nguyên nhân nào khiến ung thư phát triển trở lại

Ung thư phát triển trở lại thường do nguyên nhân phổ biến nhất đó là phương pháp điều trị không triệt để. Phương pháp điều trị đó không triệt tiêu được toàn bộ tế bào ung thư khiến cơ thể còn sót lại mầm mống tế bào gây bệnh. 

Tuy nhiều việc tiêu diệt ung thư trên thực tế là rất khó bởi có những tế bào ác tính rất nhỏ, không thể phát hiện thông qua xét nghiệm. Vì vậy ung thư sẽ tái phát trở lại sau một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Ung thư tái phát trở lại là do phương pháp điều trị ban đầu không triệt để

Theo các chuyên gia y tế nếu một bệnh nhân không có dấu hiệu của bệnh trong suốt một năm thì có thể họ đã bị tái phát lại ung thư. Các dấu hiệu ung thư tái phát không thể hiện rõ nét, đôi khi còn nhầm lẫn sang các bệnh khác. Ung thư có thể tái phát một lần hoặc tái phát nhiều lần hay đôi khi không thể biến mất vĩnh viễn. Vì vậy nhiều bệnh nhân rất lo lắng, sợ hãi khi biết mình mắc bệnh trở lại.

Nhận biết dấu hiệu ung thư tái phát trở lại

Ở một số người sẽ có dấu hiệu rõ nét những có những trường hợp xuất hiện các dấu hiệu ung thư tái phát trở lại rất mờ nhạt. Tùy vào từng trường hợp sẽ có những dấu hiệu thay đổi trong cơ thể khác nhau. Tuy nhiên vẫn có thể nhận biết bệnh phát triển trở lại thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Có những thay đổi bất thường trong ruột hay trong bàng quang như đau nhiều, đi ngoài ra máu,...

  • Vết thương khó chữa lành, dù là một vết thương hay một vết loét nhỏ phải mất một thời gian dài mới có thể chữa lành.

  • Chảy máu bất thường ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, khó cầm máu.

  • Đi tiểu ra máu hoặc đại tiện ra máu là một dấu hiệu ung thư tái phát không nên chủ quan.

  • Da có hiện tượng dày lên hoặc có khối u mới xuất hiện trên da. Lúc này cần phải đến cơ sở y tế kiểm tra ngay lập tức để xem ung thư có tái phát trở lại hay không.

  • Đau nhức người, đau họng, gặp khó khăn khi nuốt.

  • Gặp chứng khó tiêu, tiêu hóa kém thì cũng có thể là dấu hiệu ung thư tái phát.

  • Ho nhiều, khàn tiếng ở những người đã từng bị mắc ung thư phổi, ung thư vòm họng.

Đau nhức, mệt mỏi là dấu hiệu ung thư tái phát không nên chủ quan

>> Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi đúng cách, nhanh phục hồi

Điều trị ung thư tái phát và các biện pháp phòng tránh

Khi có các dấu hiệu của ung thư tái phát, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế ngay để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết. Khi phát hiện bệnh mắc trở lại bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn điều trị phù hợp và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh đối phó bệnh. Cụ thể:

Điều trị ung thư tái phát

Trước khi đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố tác động đến, bao gồm:

  • Loại ung thư mắc phải, vị trí phát triển và kích thước.

  • Sức khỏe tổng quát hiện tại của người bệnh.

  • Xem xét phương pháp điều trị ban đầu cũng như hiệu quả của phương pháp điều trị trước đó.

  • Tác dụng phụ gặp phải ở phương pháp điều trị ban đầu.

  • Xác định thời gian sau khi kết thúc điều trị đợt trước đến hiện tại là bao nhiêu lâu?

Giữ tinh thần thoải mái và kết hợp điều trị để giảm nhẹ triệu chứng của ung thư

Sau khi xem xét các yếu tố tác động trên, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng bệnh nhân. Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể sử dụng các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng mắc phải. Đồng thời chăm sóc hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng và tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư. Nếu thấy dấu hiệu ung thư tái phát nào bất thường cần báo ngay với bác sĩ để làm kiểm tra.

Biện pháp đối phó với ung thư tái phát

Khi nghe tin mình mắc ung thư trở lại cảm xúc của người bệnh sẽ chẳng khác biệt mấy như lần đầu tiên nghe mình mắc ung thư. Cảm xúc của người bệnh phải đối mặt lúc này là: lo lắng, sợ hãi, hoài nghi, đau buồn, bi quan, giận dữ, mất kiểm soát,... Đây đều là những cảm xúc bình thường của tất cả những người mắc ung thư khi đối đầu với giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời.

Tuy nhiên để đối phó với ung thư tái phát và vượt qua căn bệnh một cách khả quan thì người bệnh nên chuẩn bị tốt những điều sau:

  • Tìm tòi, trau dồi kiến thức về ung thư để có thể giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng khi chưa biết rõ về bệnh.

  • Hãy luôn luôn chuẩn bị một tinh thần thép, vững vàng trong mọi trường hợp để vượt qua chúng một cách dễ dàng.

  • Nên tìm hiểu kỹ các phương pháp điều trị ung thư cũng như tác dụng phụ gặp phải.

  • Học cách kiểm soát bệnh bằng các phương pháp giảm căng thẳng như: ngồi thiền, tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc, đi bộ, đi xe đạp, yoga, dành thời gian với bạn bè, người thân,...

  • Tìm đến các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ như massage để cải thiện chất lượng cuộc sống, đối phó với bệnh tật.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.

  • Kiểm soát triệu chứng ung thư, tác dụng phụ của phương pháp điều trị bằng thuốc giảm đau.

  • Mở lòng chia sẻ tình trạng của mình với bạn bè, gia đình và bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ.

  • Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng để cung cấp năng lượng, ổn định tiêu hóa tốt khi bị ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng dinh dưỡng Leanmax Hope cho người ung thư - sản phẩm giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, giúp tăng cân, khối cơ sau 8 tuần sử dụng.

Dấu hiệu ung thư tái phát không nên bỏ qua

Leanmax Hope là sữa dinh dưỡng y học cho người bệnh ung thư được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. XEM THÊM

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nên mỗi người phải hiểu rõ về bệnh và vững tin đối mặt với căn bệnh quái ác này. Những dấu hiệu ung thư tái phát sẽ là bước đầu tiên để mỗi người có thể nhận biết và tìm cách nhận hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.