Cường giáp dưới lâm sàng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Cường giáp là một bệnh rối loạn nội tiết phổ biến có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, ít người biết rằng cường giáp dưới lâm sàng là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Đây là một căn bệnh hiếm gặp chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Đôi khi nó không có triệu chứng nào cả hoặc có triệu chứng nhẹ của bệnh cường giáp. Nhưng nó vẫn ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây của Nutricare Pharma sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về bệnh cường giáp dưới lâm sàng này. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng là hiện tượng cường giáp sớm, có triệu chứng nhẹ. Nó đại diện cho tình trạng rối loạn hormone ở tuyến yên (cơ quan kích thích tuyến giáp tiết ra hormone).

Chức năng của tuyến giáp là tiết ra hai loại hormone: Thyroxin (T4) và Triiodothyronine (T3). Hormone T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi hormone tuyến yên TSH. Khi nồng độ hormone tuyến giáp T4 và T3 thấp. Tuyến yên tiết ra nhiều hormone TSH, kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều hormone hơn. Ngược lại, nếu tuyến yên phát hiện quá nhiều hormone T4 và T3 sẽ làm giảm sản xuất TSH.

Các giá trị bình thường của T3, T4, TSH là:

  • T3: 0,202 – 0,443 ng/dl.

  • T4: 0,932 – 1,71 ng/dl.

  • TSH: 0,4 – 4,94 mcroIU/ml.

Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone T3 và T4. Làm cho giá trị T3 và T4 tăng trên ngưỡng bình thường, trong khi hormone TSH có thể tăng hoặc không. Cường giáp dưới lâm sàng xảy ra khi giá trị hormone T3 và T4 nằm trong phạm vi bình thường, nhưng giá trị hormone TSH lại giảm so với giá trị bình thường.

Dựa vào chỉ số TSH người ta chia thành hai cấp độ:

  • Cấp độ I (nhẹ): nồng độ TSH nằm trong khoảng 0,1 – 0,4.

  • Cấp độ II (nặng): nồng độ TSH nhỏ hơn 0,1.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì

Hiện tượng cường giáp sớm là gì?

>> Bạn có biết: Nang hai thùy tuyến giáp là gì?

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp dưới lâm sàng

Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Trong cơ thể mỗi người, hệ miễn dịch là nhân tố quan trọng giúp bảo vệ chúng ta trước nguy cơ vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có thể bị suy yếu hoặc rối loạn, khiến tuyến yên lầm tưởng rằng tuyến giáp sản xuất quá nhiều T3 và T4 nên cơ quan này sản xuất ít TSH hơn.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh cường giáp dưới lâm sàng này là khối u tuyến giáp, viêm tuyến giáp hoặc bệnh Basedow nhẹ. Tuy không gây nguy hiểm tức thời cho người bệnh nhưng đây vẫn là căn bệnh không nên bỏ qua và cần phải theo dõi chặt chẽ để điều trị kịp thời.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp dưới lâm sàng

Các triệu chứng cường giáp dưới lâm sàng thường gặp

Hầu hết bệnh nhân mắc cường giáp dưới lâm sàng thường không có triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nhẹ hơn tương tự như bệnh cường giáp, chẳng hạn như:

  • Người bệnh sợ nóng: Người bệnh thường sợ thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao. Đôi khi, với thời tiết mà cơ thể chúng ta cảm thấy thoải mái và bình thường thì người bị cường giáp dưới lâm sàng cảm thấy khó chịu, nóng bức, mệt mỏi.

  • Tim đập nhanh: Thường lớn hơn 100 lần/phút. Hoặc có thể gây rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, lo lắng.

  • Run tay: Bệnh nhân mất kiểm soát và xuất hiện những cơn run tay nhẹ, tình trạng này càng trầm trọng hơn khi bệnh nhân tập trung vào công việc hoặc xúc động.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nếu bạn không có kế hoạch giảm cân hoặc thậm chí ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân thì đó là dấu hiệu của bệnh tật. Đặc biệt với những trường hợp sụt cân trầm trọng chỉ trong vòng vài tháng.

  • Rối loạn tiêu hoá: Bệnh này làm tăng nhu động ruột, khiến người bệnh bị tiêu chảy.

  • Stress: Bệnh nhân thường dễ bị căng thẳng, lo lắng, khó chịu… có thể mất bình tĩnh mà không có lý do rõ ràng.

  • Khó ngủ: Khó ngủ vào ban đêm nhưng thức dậy sớm hơn bình thường vào buổi sáng.

  • Kém vận động: Căn bệnh này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược…

  • Ra mồ hôi nhiều: Bệnh nhân có thể đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi không vận động.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì

Các triệu chứng nhận biết bệnh cường giáp dưới lâm sàng

Phương pháp chẩn đoán cường giáp dưới lâm sàng như thế nào?

Phương pháp chẩn đoán bệnh cường giáp dưới lâm sàng bao gồm các bước sau:

  • 1. Kiểm tra nồng độ TSH: Trong phương pháp chẩn đoán, bác sĩ kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu. Trong những trường hợp cường giáp sớm, nồng độ TSH thường thấp do tuyến giáp không đáp ứng đúng với TSH.

  • 2. Kiểm tra nồng độ T4 và T3: Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hoạt động của hormone T4 và T3 trong máu. Trong trường hợp cường giáp sớm, nồng độ T4 và T3 thường ở mức bình thường hoặc cao.

  • 3. Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ kiểm tra các triệu chứng có thể xảy ra, bao gồm mệt mỏi, sụt cân, tim đập nhanh, run tay, hồi hộp và nóng trong cơ thể.

  • 4. Kiểm tra các xét nghiệm khác: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự.

  • 5. Đánh giá những yếu tố khác: Bác sĩ cũng có thể xem xét các yếu tố như tiền sử gia đình, sức khỏe tổng quát và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì

Phương pháp chẩn đoán bệnh cường giáp dưới lâm sàng

Điều trị bệnh

Vì những triệu chứng của bệnh không đặc hiệu nên bệnh thường được chẩn đoán qua các chỉ số xét nghiệm T3, T4, TSH.

Việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, trong trường hợp bướu giáp đa nhân dẫn đến cường giáp dưới lâm sàng, bệnh nhân cần điều trị bằng iốt phóng xạ. Trong khi đó, những trường hợp mắc bệnh Graves thường được điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc kháng giáp và iốt phóng xạ.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì

Điều trị bệnh cường giáp sớm

Một số phương pháp phòng ngừa bệnh lý về tuyến giáp

Dưới đây là một số phương pháp có thể sẽ giúp bạn phòng ngừa được những bệnh lý về tuyến giáp:

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt nếu bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường ở cổ. Đặc biệt những người có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp phải chú ý đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp như hải sản, các loại rau màu xanh, rong biển, thịt bò, sữa chua… Tuy nhiên, nên ăn ở mức độ vừa phải, vì có thể dẫn tới phản tác dụng nếu ăn quá nhiều.

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên và duy trì cân nặng mức trung bình.

  • Tránh uống rượu bia và các chất kích thích để ngăn ngừa ung thư tuyến giáp và nhiều bệnh khác.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì

Phương pháp phòng ngừa bệnh

>>Giải đáp: Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp

Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID là sản phẩm dinh dưỡng y học chuyên biệt dành cho người bệnh tuyến giáp, được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare. Trong đó, mỗi loại sản phẩm sẽ phù hợp với từng tình trạng bệnh, cụ thể:

  • LEANPRO THYRO – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Phù hợp với người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp, sau điều trị i-ốt phóng xạ và suy giáp.

  • LEANPRO THYRO LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho chế độ kiêng I-ốt, thích hợp với bệnh nhân ăn kiêng i-ốt hoặc người bệnh ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131, bệnh cường giáp.

Leanpro Thyro LID - dinh dưỡng kiêng i-ốt cho người bệnh cường giáp. XEM NGAY

Kết luận

Mặc dù cường giáp dưới lâm sàng là một căn bệnh hiếm gặp và không quá nguy hiểm. Nhưng nó có thể tiến triển thành bệnh cường giáp bất cứ lúc nào. Vì vậy, người bệnh không nên coi thường căn bệnh này mà nên chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.