Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi là Trang năm nay 30 tuổi. Tôi đã được chẩn đoán u tuyến giáp nhưng có đang ý định mang thai. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bị u tuyến giáp có sinh con được không? Trong quá trình mang thai có gì nguy hiểm và con sinh ra có phát triển khỏe mạnh, bình thường không ạ? Tôi đang khá lo lắng. Cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời: Chào bạn, bị u tuyến giáp vẫn có thể sinh con được. Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh con sẽ có một số nguy hiểm nhất định và cần chăm sóc cẩn thận. Vì vậy, bạn nên đợi đến khi điều trị khỏi bệnh khoảng 6 tháng thì mới nên thụ thai. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây, để tìm hiểu thêm thông tin về bị u tuyến giáp có sinh con được không?

Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Bị u tuyến giáp có sinh con được không là thắc mắc của đa số người bệnh nữ giới bị u tuyến giáp

Bị u tuyến giáp có mang thai được không?

U tuyến giáp gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Tuy nhiên, chức năng sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều nếu người bệnh phát hiện khối u sớm và được điều trị kịp thời.

Nếu đang bị bệnh u tuyến giáp và muốn mang thai:

  • Người bệnh có thể mang thai, tuy nhiên, do ảnh hưởng của u tuyến giáp nên quá trình thụ thai sẽ khó hơn, đồng thời có thể gặp các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, người bệnh nên điều trị khỏi hoàn toàn rồi thụ thai. Điều này giúp đảm bảo an toàn về sức khỏe cho cả mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Bên cạnh đó, người bệnh càng không nên mang thai khi đang điều trị iod phóng xạ. Vì iod có thể đi qua nhau thai, tác động lên tuyến giáp của thai nhi dẫn tới một số hậu quả như suy giáp bẩm sinh, trẻ sinh ra bị chậm phát triển về trí tuệ và thể chất… Chính vì vậy, người bệnh cần đợi ít nhất 6 tháng sau khi điều trị iod phóng xạ để iod được đào thải và phân rã hết, đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh bình thường.

Nếu như lỡ mang thai trong thời gian điều trị bệnh u tuyến giáp

  • Người bệnh vẫn có thể sinh con. Tuy nhiên, một số thuốc điều trị bệnh có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi do đi qua được hàng rào nhau thai. Đặc biệt là giai đoạn hình thành và phát triển cơ quan tổ chức của thai nhi trong 3 tháng đầu. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện có thai, người bệnh cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để có được phương án chăm sóc tốt nhất cho thai nhi.
  • Người bệnh vừa phải điều trị bệnh vừa cần chăm sóc thai nhi nên sẽ vất vả và nguy hiểm hơn so với phụ nữ bình thường mang thai. Vì vậy, người bệnh cần thường xuyên thăm khám sức khỏe thai nhi, để tránh xảy ra biến chứng, giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.

Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Người bệnh bị u tuyến giáp có thể mang thai và sinh con nếu được phát hiện và điều trị bệnh sớm

Người bệnh bị u tuyến giáp có thể mang thai và sinh con nếu được phát hiện và điều trị sớm. Với người bệnh đang có ý định mang thai, tốt nhất nên điều trị khỏi bệnh và thụ thai 3 tháng sau đó để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé. Với người đang trong quá trình điều trị bệnh u tuyến giáp và mang thai vẫn có thể sinh bé, tuy nhiên cần sự theo dõi cẩn thận của các bác sĩ chuyên môn trong suốt thai kỳ.

U tuyến giáp ảnh hưởng thế nào đến khả năng mang thai?

Khi Hormone kích thích tuyến giáp bất thường có thể cản trở quá trình rụng trứng và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Một số dấu hiệu rối loạn tuyến giáp bao gồm:

  • Chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn chu kỳ kinh nguyệt thông thường của bạn.
  • Chảy máu nhẹ hơn hoặc nặng hơn.

Khi bị suy giáp, người bệnh quá ít hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản theo những cách sau:

  • Làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và khó thụ thai hơn.
  • Cản trở sự giải phóng trứng từ buồng trứng (rụng trứng).
  • Làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Làm tăng nguy cơ sinh non.

Đồng thời, nếu người bệnh bị cường giáp và có quá nhiều hormone tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do:

  • Làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Làm tăng nguy cơ sinh non.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm u tuyến giáp thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh sản.

Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Bệnh u tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, khiến người bệnh khó thụ thai

>> Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì đảm bảo nhất?

U tuyến giáp khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Sau khi đã tìm thấy câu trả lời u tuyến giáp có sinh con được không thì mẹ cần biết những ảnh hưởng có thể xảy ra cho em bé. Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy cơ thể của bé đã hình thành tuyến giáp và có thể tự sản xuất ra hormone, nhưng bé vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ. Chính vì vậy, nếu mẹ bị cường giáp hoặc suy giáp mà không được kiểm soát tốt đều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bị suy giáp không được điều trị hiệu quả, sẽ gây ra một số nguy hiểm cho thai nhi như:

  • Trẻ sinh ra nhẹ cân: Do khi mang thai, mẹ bị suy giáp và kiêng khem một số thực phẩm gây hại cho tuyến giáp và dẫn tới không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển.
  • Suy giáp bẩm sinh: Hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở trẻ mắc bệnh Hashimoto, các tế bào miễn dịch tấn công tuyến giáp làm tuyến giáp không thể tiết ra hormone. Các kháng thể có thể đi qua hàng rào nhau thai vào cơ thể bé và gây suy giáp.
  • Sự phát triển không bình thường của hệ thần kinh: Hệ thống thần kinh giúp bé suy nghĩ, vận động và cảm nhận. Khi mẹ bị suy giáp không điều trị hiệu quả (đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai) sẽ gây ra chỉ số thông minh thấp ở trẻ, dẫn tới bị đần độn.

Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Trẻ bị chậm phát triển về trí tuệ nếu mẹ bị u tuyến giáp không kiểm soát

 Những nguy cơ của mẹ bị cường giáp với thai nhi:

  • Mẹ bị cường giáp nếu không kiểm soát tốt sẽ khiến gây ra một số trình trạng như: bé chậm phát triển, đẻ non, thai lưu, dị tật tim bẩm sinh.
  • Cường giáp thai nhi: Các globulin kích thích tuyến giáp (TSI) có ở cơ thể mẹ bị cường giáp có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến giáp của bé. Nếu nồng độ TSI trong máu của mẹ tăng quá cao, chúng sẽ gây ra cường giáp ở thai nhi. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng, do tình trạng này không phổ biến, chỉ chiếm 1 – 5% thai phụ bị cường giáp.
  • Cơn cường giáp cấp (bão giáp) có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ trong quá trình mang thai. Cơn cường giáp có thể giảm trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng lại tăng cao lên sau khi sinh. Điều này gây trở ngại cho việc nuôi con, do mẹ phải sử dụng các thuốc điều trị và tác dụng phụ có thể bài tiết qua sữa.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng mà cần thực hiện đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ và thăm khám định kỳ trong suốt thời gian mang thai, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể tìm hiểu chữa u tuyến giáp ở đâu tốt nhất để chọn lựa nơi thăm khám.

U tuyến giáp khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ không?

Khi mang thai, u tuyến giáp không chỉ ảnh hưởng tới thai nhi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Một số nguy hiểm tới mẹ khi bị suy giáp:

  • Thiếu máu: Đây là khi thai phụ không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy tới các cơ, dẫn tới thiếu máu và mắc một số bệnh lý về cơ.
  • Suy tim xung huyết: Là tình trạng hiếm gặp ở thai phụ bị suy giáp, xảy ra khi tim không hoạt động tốt như bình thường.
  • Chảy máu sau sinh (băng huyết sau sinh): Có thể chảy máu nhiều trong vòng 1 ngày sau sinh. Tình trạng nghiêm trọng, thai phụ có thể bị chảy máu tới 12 tuần sau sinh, gây nguy hiểm và suy giảm sức khỏe.

Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Mẹ bị băng huyết sau sinh khi mang thai bị u tuyến giáp

Một số nguy hiểm với thai phụ khi bị cường giáp:

  • Tiền sản giật: Là tình trạng thai phụ bị tăng huyết áp nghiêm trọng xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc 3 tháng đầu trước sinh. Huyết áp cao làm cho một số cơ quan như gan, thận, tim của thai phụ không hoạt động bình thường và gây ra một số vấn đề cho thai kỳ.
  • Nhau bong non: Là tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tự động tách khỏi tử cung của mẹ mà chưa đến thời gian sinh. Điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ, bé có thể chết ngạt, chết non nếu không kịp xử trí.
  • Nhiễm độc giáp cấp tuy hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tới tính mạng của người mẹ. Thai phụ bị nhiễm độc giáp cấp thường có nguy cơ suy tim cao.
  • Suy tim: Do thai phụ bị tăng huyết áp khiến tim không bơm đủ máu đi khắp cơ thể.

>> Sau mổ/phẫu thuật ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì tốt nhất?

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ u tuyến giáp khi sinh con

Mẹ bị u tuyến giáp có thể gặp một số nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai và sinh con. Sau đây là một số lời khuyên từ bác sĩ dành cho các mẹ bị u tuyến giáp.

Khi mẹ u bị u tuyến giáp mang thai:

  • Khi có thai cần điều chỉnh liều thuốc cho đúng: Vì bào thai làm nhu cầu hormone tuyến giáp của mẹ tăng. Do đó, cần bổ sung đủ để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh (đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ).
  • Theo dõi cẩn thận bởi các bác sĩ chuyên môn: Thuốc chữa tuyến giáp thông thường ít ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, những loại thuốc này vẫn có thể đi qua nhau thai, để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị tuyến giáp với liều thấp nhất.
  • Theo khuyến nghị của Hiệp Hội Tuyến Giáp, các thai phụ mắc bệnh cường giáp có thể dùng Propylthiouracil (PTU) hoặc Thyrozol để điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ nên ưu tiên sử dụng PTU gắn với protein máu cao, ít đi qua sữa mẹ và ít gây độc lên gan mẹ hơn so với các thuốc cường giáp khác.
  • Thực đơn ăn uống lành mạnh: Thai phụ nên chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, không dùng chất kích thích gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
  • Để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thai phụ cần thực hiện đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ và thăm khám định kỳ trong suốt thời gian mang thai.

Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Thai phụ bị u tuyến giáp cần thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ bị u tuyến giáp sau khi sinh:

  • Phụ nữ bị cường giáp trong 3 tháng đầu sau sinh bệnh sẽ nặng hơn. Do đó, cần tăng liều thuốc kháng giáp trong thời điểm này. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần được giám sát chặt chức năng tuyến giáp.
  • Trẻ sơ sinh có thể bú sữa mẹ nếu người mẹ được điều trị bằng PTU.
  • Sau khi sinh bé, mẹ vẫn cần theo dõi và khám sức khỏe định kỳ. Thời điểm này sản phụ quá bận rộn nên không chú trọng tới việc khám sức, khiến nguy cơ tái phát cường giáp sau sinh khá cao. Đã có nhiều trường hợp nhập viện với tình trạng xấu do cường giáp tái phát.
  • Mẹ cần tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc theo chỉ định, tránh để tình trạng cường giáp ngày càng nặng hơn hoặc chuyển sang trạng thái suy giáp do dùng thuốc quá liều.

>> Điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp và lưu ý cần biết

Lời khuyên tham khảo chuyên gia để có chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc u tuyến giáp

Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng khi mắc u tuyến giáp trong thời kỳ mang bầu là một quyết định thông minh và có nhiều lợi ích. Dưới đây là những lý do vì sao nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn cá nhân hóa cho mẹ bầu mắc u tuyến giáp:

Chuyên gia dinh dưỡng có kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng và sức khỏe. Họ sẽ hiểu rõ về tình trạng u tuyến giáp và tác động của nó lên cơ thể mẹ bầu. Chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh, cũng như cung cấp thông tin về các chất dinh dưỡng quan trọng cho thai nhi và sự phát triển của thai kỳ.

Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng nếu mắc u tuyến giáp khi mang bầu là quyết định thông minh

Mỗi người có các yêu cầu dinh dưỡng riêng biệt dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân. Chuyên gia dinh dưỡng có thể tạo ra một chế độ ăn cá nhân hợp lý dựa trên tình trạng u tuyến giáp của bạn, cân nặng, chiều cao, tuổi tác và các yếu tố khác. Nhờ vậy mà đảm bảo rằng bạn nhận được sự hỗ trợ dinh dưỡng tốt nhất để duy trì sức khỏe và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Chuyên gia dinh dưỡng giúp mẹ bầu xây dựng chế độ ăn hợp lý khi mắc u tuyến giáp

Một chế độ ăn không cân đối hoặc thiếu chất dinh dưỡng có thể tăng nguy cơ các biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn xác định và tránh các thực phẩm không tốt, đồng thời đảm bảo bạn nhận đủ chất dinh dưỡng quan trọng như axit folic, canxi, sắt và iodine.

>> Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất và vì sao?

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết, bệnh nhân bị u tuyến giáp đã trả lời được câu hỏi bị u tuyến giáp có sinh con được không? Bệnh nhân u tuyến giáp vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh như bình thường nếu có sự hướng dẫn và chăm sóc của các bác sĩ khoa Nhi và khoa Nội Tiết.

Như các bạn đã biết, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ, đặc biệt là người mắc bệnh tuyến giáp. Người bệnh u tuyến giáp kiêng khem nhiều rất dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu chất. Lúc này, việc bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người u tuyến giáp là điều cần thiết.

Leanpro Thyro là sản phẩm sữa tuyến giáp đầu tiên tại Việt Nam đến từ thương hiệu quốc gia Nutricare. Leanpro Thyro là loại sản phẩm dinh dưỡng thông dụng dành cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về tuyến giáp, bệnh nhân sau phẫu thuật/ điều trị tuyến giáp.

Địa chỉ uy tín chữa bệnh u tuyến giáp ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh

Leanpro Thyro – sản phẩm dành cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp. XEM THÊM

Leanpro Thyro bổ sung hàm lượng I-ốt và Canxi đúng theo khuyến nghị RNI cho người Việt Nam, giúp cho người bệnh không lo thiếu hụt hụt dinh dưỡng, giảm tình trạng mệt mỏi và tránh những biến chứng sau phẫu thuật. Ngoài ra, sản phẩm Leanpro Thyro còn chứa rất chất xơ hòa tan, vitamin D3, magie, photpho… giúp hạn chế viêm nhiễm, tăng sức đề kháng và kiểm soát cân nặng ở người bệnh tuyến giáp.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.