Suy mòn trong ung thư: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân và giải pháp

Sáng ngày 16/7/2022, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare phối hợp với các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) và Vinacapital Foundation (VCF) đã tổ chức tập huấn dinh dưỡng với chủ đề "Suy mòn trong ung thư: Nguyên nhân và giải pháp".

Đây là buổi tập huấn thứ 2 dành cho cha mẹ và người chăm sóc bệnh nhi ung thư đang điều trị tại bệnh viện. Trước đó, ngày 4/6/2022, buổi tập huấn đầu tiên với chủ đề "Tác hại của suy dinh dưỡng trên điều trị ung thư" đã được tổ chức. Hoạt động tập huấn dinh dưỡng này là một phần trong chương trình "Triệu ly sữa vì cộng đồng" do Nutricare và VCF phối hợp thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) từ năm 2021 và mở rộng ra Bệnh viện Nhi đồng 2 từ năm 2022.

Suy mòn trong ung thư: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân và giải pháp

Tập huấn dinh dưỡng "Suy mòn trong ung thư: Nguyên nhân và giải pháp"

Cần phát hiện sớm dấu hiệu của sụt cân, tiền suy mòn để can thiệp kịp thời

Suy mòn (cachexia) ở bệnh nhân ung thư được định nghĩa là "một hội chứng trao đổi chất phức tạp liên quan đến bệnh" với 3 biểu hiện đặc trưng ở người bệnh, đó là mất khối cơ và mỡ; giảm cân không mong muốn; tăng dị hóa protein.

3 giai đoạn trong suy mòn mà người bệnh cũng như người chăm sóc cần phải lưu ý gồm: tiền suy mòn, suy mòn và suy mòn nặng.

Ở giai đoạn đầu - tiền suy mòn, bệnh nhân bắt đầu có các biểu hiện như chán ăn, sụt cân nhẹ (<5% thể trọng ban đầu), tuy nhiên, giai đoạn này người bệnh và người chăm sóc thường có xu hướng không quan tâm nhiều vì cho rằng đây là dấu hiệu mệt mỏi bình thường của người bệnh. Ở giai đoạn tiếp theo, suy mòn thực sự - người bệnh thường xuyên giảm ăn vào, sụt cân nhiều (>5% thể trọng), rối loạn chuyển hóa toàn thân. Giai đoạn cuối, suy mòn nặng - cơ thể suy kiệt, không đáp ứng với các điều trị. Thời gian sống của người bệnh thường ngắn, nhiều khi khó có thể kéo dài quá 3 tháng.

Suy mòn trong ung thư: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân và giải pháp

3 giai đoạn trong suy mòn mà bệnh nhân cũng như người chăm sóc cần phải lưu ý gồm: tiền suy mòn, suy mòn và suy mòn nặng

Suy mòn do ung thư thường biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng ở giai đoạn tiến triển với mất khối cơ, sụt cân, giảm hoạt động thể chất. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cơ hội phục hồi bệnh nhân thành công đã không còn. Y học hiện đại đã nhận ra rằng suy mòn tiến triển qua các giai đoạn khác nhau: tiền suy mòn, suy mòn, suy mòn nặng và đang hướng sự tập trung điều trị suy mòn ngay từ thời điểm chẩn đoán ung thư.

Hệ quả của suy mòn và cách xử trí suy mòn do ung thư

Suy mòn do ung thư gây nên rất nhiều hệ quả xấu đối với người bệnh như làm gián đoạn, tăng biến chứng và giảm đáp ứng khi điều trị; suy giảm chất lượng cuộc sống; tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhập viện lại và nguy cơ tử vong ở người bệnh. Đồng thời, điều này còn gây nên những gánh nặng về kinh tế và cả những áp lực về tinh thần cho người bệnh cũng như gia đình.

Do vậy, phòng ngừa và phát hiện sớm là biện pháp hiệu quả để xử trí suy mòn do ung thư. Trong đó, tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng và bồi dưỡng tốt sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, phòng ngừa suy kiệt, mất khối cơ do ung thư, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư nói chung và bệnh nhi ung thư nói riêng.

Chia sẻ trong chương trình, TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: "Đối với bệnh nhi ung thư, quá trình điều trị phải đảm bảo vừa ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, nhưng phải đảm bảo cơ thể trẻ vẫn phát triển bình thường. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhi ung thư cần phải quan tâm đặc biệt".

Bác sĩ chia sẻ, nhiều người cho rằng để em bé đói thì khối u sẽ bị "bỏ đói" và yếu dần, nhưng trên thực tế, điều này không những không ngăn được khối u phát triển mà còn làm giảm hiệu quả điều trị đồng thời khiến em bé suy kiệt nhiều hơn. Trẻ mắc ung thư cần có một chế độ ăn lành mạnh, bình thường theo lứa tuổi với 4 nhóm thức ăn: chất bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Suy mòn trong ung thư: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân và giải pháp

Chia sẻ của các bác sĩ trong chương trình đã mang đến rất nhiều kiến thức bổ ích cho phụ huynh và người chăm sóc bệnh nhi ung thư

Ngoài ra, quá trình hóa trị hoặc xạ trị, bệnh nhi sẽ gặp với một số biến chứng như ăn không ngon, lở loét miệng, khó nuốt, nôn ói hay rối loạn một số chức năng cơ quan khác. Những trường hợp này sẽ có sự phối hợp giữa bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng để lựa chọn được thức ăn phù hợp nhất cho em bé.

Leanmax Hope - Dinh dưỡng y học cho người ung thư

Leanmax Hope là sản phẩm được Nutricare trao tặng miễn phí cho các bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhi đồng 2. Đây là sản phẩm dinh dưỡng đã được chứng minh lâm sàng hỗ trợ người bệnh phục hồi cân nặng và tăng khối cơ sau 8 tuần can thiệp.

Suy mòn trong ung thư: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân và giải pháp

Leanmax Hope được chứng minh lâm sàng giúp người bệnh tăng cân, khối cơ sau 8 tuần

Leanmax Hope cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu protein và các dưỡng chất dễ hấp thu như đạm whey, chất béo trung bình (MCT) giúp tăng cân, tăng cơ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người ung thư. Sản phẩm chứa Nano Curcumin, Arginine, Vitamin C hỗ trợ giảm viêm, nhanh lành vết mổ; Omega 3,6 cùng Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi; Chất xơ hòa tan FOS/Inulin, Vitamin nhóm B cải thiện tiêu hóa, giúp ăn ngon.

Suy mòn trong ung thư: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân và giải pháp

Leanmax Hope - Dinh dưỡng y học chuyên biệt cho người bệnh ung thư

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, kết hợp 2 - 3 ly Leanmax Hope mỗi ngày và một chế độ vận động, nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ung thư.

Theo: https://suckhoedoisong.vn/suy-mon-trong-ung-thu-chuyen-gia-chi-ra-nguyen-nhan-va-giai-phap-169220720115722959.htm