Giải mã những điều vốn hiển nhiên: “Phụ nữ dễ mắc bệnh tuyến giáp hơn đàn ông”
Afamily – Người ta cứ hay hỏi, tại sao phụ nữ mới phải chịu “ngày dâu rụng”, tại sao phụ nữ phải tiêm HPV trước ngày kết hôn, đàn ông chẳng bao giờ phải lo sốt vó về một thứ “ung thư cổ tử cung” nào đó. Bởi vì “cấu hình” đàn ông phụ nữ khác nhau mà. Đàn ông thì làm gì có cổ tử cung mà lo!
Thậm chí, cả với những thứ đàn ông và phụ nữ đều có như tuyến giáp, thì nhiều nghiên cứu vẫn cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp cao hơn nam giới gấp 8 – 10 lần.
Tại sao lại thế? Phải chăng, cơ thể phụ nữ được “ưu ái” một cách “không cần thiết”!
Trước hết, hãy điểm lại sự hiểu biết về căn bệnh này. Bệnh tuyến giáp là bất kỳ tình trạng lành tính hoặc ác tính nào ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của tuyến giáp. Những hoạt động bất thường trong sản xuất các Hormone tuyến giáp sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn chuyển hóa, nội tiết trong cơ thể.
Các bệnh lý thường gặp của tuyến giáp là suy giáp, cường giáp và ung thư tuyến giáp.
Hình ảnh mô phỏng bệnh tuyến giáp
Mỗi năm, có tới 1 tỷ người có nguy cơ thiếu I-ốt dẫn đến bệnh lý tuyến giáp. Và trong đó, phần lớn gặp ở phụ nữ. Không ít báo cáo khẳng định những con số đáng báo động như Tỉ lệ phụ nữ mắc cường giáp nhiều hơn gấp 7 lần, bị suy giáp gấp 8 lần so với nam giới.
Chính sự khác nhau về “cấu hình”, về cơ địa dẫn tới khác nhau về mặt giải phẫu và chức năng sinh lý đã khiến phụ nữ phải chịu và đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn đàn ông.
Bởi lẽ, trong suốt vòng đời, phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn thay đổi nội tiết hơn là nam giới. Trong khi nam giới gần như rất ít thay đổi nội tiết, chỉ sau quá trình dậy thì có sự thay đổi nội tiết bên trong cơ thể mà thôi.
Phụ nữ khác nam giới ở giai đoạn thay đổi sinh lý
Từ lúc sinh ra cho tới cuối đời, “đồng hồ” sinh lý của nữ giới phải đi qua 3 điểm mốc quan trọng khiến sinh lý phụ nữ có những cuộc kiến tạo “không tưởng” mà nam giới không hề có như:
+ Tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt
+ Sau mang thai, sinh con và cho con bú
+ Phụ nữ thời kỳ mãn kinh
Những lần “dâu rụng” đau như bẻ gãy xương sườn; 9 tháng 10 ngày mang thai khiến phù nề, rạn da; ngày con lọt lòng hay giai đoạn chăm con thức khuya thiếu ngủ; thời kỳ tiền mãn kinh với nhiều nỗi lo âu bớt chợt chẳng lường trước… khiến sự điều hòa trong cơ thể cũng không còn nguyên vẹn. Thiếu chất, thiếu canxi, thừa iot và các hoormon xấu cho cơ thể.
Chúng là các hormone với bản chất là tyrosine chịu trách nhiệm chính trong việc điều hòa sự trao đổi chất. T3 và T4 được cấu tạo một phần của i-ốt. Do đó nếu thiếu hụt i-ốt dẫn đến giảm sản xuất T3 và T4, làm phình mô tuyến giáp và sẽ gây ra bệnh được gọi là bướu cổ đơn giản.
Phụ nữ và những sự “lo lắng” không phải người đàn ông nào cũng gặp
Phụ nữ luôn suy nghĩ nhiều! Điều ấy thực đúng khi nói về tính cách của nữ giới? Vậy thì liên quan gì tới bệnh tuyến giáp? Phải nói rằng, đó là một sự liên quan mật thiết ấy chứ. Phụ nữ hay suy nghĩ, hay gặp tình trạng mất ngủ, lo âu, căng thẳng trong cuộc sống… cũng khiến nội tiết, hormone thay đổi và là nguy cơ dẫn đến các bệnh về tuyến giáp.
Ai nói suy nghĩ chỉ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ngay cả hệ miễn dịch cũng chẳng tránh được cơn suy yếu kéo theo sự thay đổi về các hormone trong cơ thể, từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp.
Hình ảnh người phụ nữ lo lắng
Kèm theo đó, những nguyên nhân bên lề như:
● Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình mắc các bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau, đặc biệt là nữ giới.
● Yếu tố cá nhân: đã từng mắc bệnh tuyến giáp hoặc từng phẫu thuật, xạ trị ảnh hưởng tới tuyến giáp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
● Chế độ ăn thừa hoặc thiếu I-ốt.
Triệu chứng về bệnh lý tuyến giáp không có biểu hiện đặc trưng, thường bị nhầm lẫn sang các dấu hiệu của các bệnh thông thường như: mệt mỏi, khó ngủ, cáu gắt, nhịp tim không đều, da tóc khô, dễ gãy rụng. Đặc biệt, phụ nữ ngoài 40 tuổi thường có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn do tuổi mãn kinh và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giới tính thì chẳng thể thay đổi, vậy phụ nữ cần làm gì để bảo vệ chính mình và “chối từ” thành công việc đối mặt với căn bệnh tuyến giáp?
Người phụ nữ nào mà chẳng từng một lần trong đời thốt lên rằng “ước gì kiếp sau có thể làm đàn ông” để không phải chịu đựng những cơn đau dâu rụng, những lần sinh nở khiến cơ thể xập xệ đi 10 lần….
Nhưng điều đó thật chẳng thể thay đổi hay sao?
Bên cạnh việc điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thương xuyên, người gặp các vấn đề về tuyến giáp có thể tham khảo thêm một số sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người gặp vấn đề về tuyến giáp ở các giai đoạn giúp tăng hiệu quả điều trị và mau chóng phục hồi.
Sản phẩm Leanpro Thyro dành cho người sau phẫu thuật tuyến giáp, và người suy giáp. Tăng cường dưỡng chất I-ốt, Selen cao giúp điều hòa hormone tuyến giáp. Hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu, giàu chất xơ giúp giảm táo bón.
Còn sản phẩm Leanpro Thyro LID là sản phẩm chuyên biệt cho chế độ dinh dưỡng kiêng I-ốt, cho người cường giáp với lượng I-ốt giảm tới 88% phù hợp với khuyến nghị do Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ đưa ra cho người cần chế độ ăn kiêng I-ốt.
Cả 2 được xem là giải pháp dinh dưỡng cực kì tiện lợi cho người bị suy yếu tuyến giáp trong tùng giai đoạn điều trị, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tình trạng suy yếu do kiêng khem quá mức.
Nguồn: https://afamily.vn/giai-ma-nhung-dieu-von-hien-nhien-phu-nu-de-mac-benh-tuyen-giap-hon-dan-ong-20200226133307951.chn