Giải đáp ngay: Ung thư vú có ăn được sữa chua không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe và mang đến nhiều công dụng hữu ích. Đây là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích và sử dụng lựa chọn mỗi ngày. Tuy nhiên bị ung thư vú có ăn được sữa chua không là vấn đề được nhiều người thắc mắc quan tâm. Để giải đáp và chọn được thực phẩm tốt cho người ung thư, bạn đọc cùng Nutricare Pharma tìm hiểu thông tin tổng hợp dưới bài viết.

>> Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Lợi ích của sữa chua 

Sữa chua là một thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Thực phẩm này được sản xuất từ sữa bò tươi hoặc một số loại sữa khác cho lên men. Đồng thời kết hợp với các loại vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Dưới đây là một số lợi ích mà thực phẩm này mang lại đã được chứng minh. Cụ thể:

Giúp cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

Sữa chua chứa hàm lượng protein cao - chất quan trọng giúp duy trì hoạt động trao đổi chất, duy trì sức đề kháng tốt cho cơ thể. Mỗi ngày sử dụng khoảng 200g sữa chua là đã giúp cung cấp cho cơ thể thêm 12g protein. Ngoài protein thì sữa chua còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt khác giúp cơ thể duy trì hoạt động phát triển gồm:

  • Canxi, vitamin D dồi dào: Chất này cần thiết cho sự phát triển của răng, xương cứng chắc, dẻo dai hơn. Khi sử dụng 1 cốc sữa chua giúp cung cấp 49% nhu cầu sử dụng canxi hàng ngày.

  • Vitamin nhóm B: Trong thành phần sữa chua có vitamin B12 là một chất đóng vai trò quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch. Đồng thời giúp dự phòng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho bé trong quá trình mang thai.

  • Khoáng chất thiết yếu khác như natri, magie, photpho, kali,... Những chất này cần thiết cho sự phát triển chu trình sinh học của cơ thể, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng quá trình trao đổi chất.

Ung thư vú có ăn được sữa chua không

Sữa chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người dùng

>> Phương pháp xạ trị và hóa trị cái nào nặng hơn?

Tăng cường hệ miễn dịch

Một lợi ích của sữa chua mang lại phải kể đến đó là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Thực phẩm này có chứa nhiều thành phần có lợi tốt cho hệ miễn dịch như: kèm, selen, vitamin D và còn có probiotics - dưỡng chất quan trọng giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm của bệnh đường ruột liên quan đến virus. 

Ăn sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa

Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe gồm có: Bifidobacteria và Lactobacillus. Đây là hai lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm tình trạng táo bón, hội chứng ruột kích thích, giảm chứng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài. Thường xuyên ăn sữa chua người bệnh sẽ giảm cảm giác khó tiêu, kích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn nhiều.

Tuy nhiên các lợi khuẩn này sẽ thường bị tiêu diệt hết ở một số loại sữa chua tiệt trùng. Để bổ sung các lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa bạn nên lựa chọn những loại sữa chua chứa vi khuẩn sống hoặc men vi sinh sống. Điều này được ghi rõ trên nhãn mác sản phẩm nên bạn hãy lưu ý khi lựa chọn sữa chua.

Ung thư vú có ăn được sữa chua không

Ăn sữa chua giúp ổn định hệ tiêu hóa, giảm chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh

Làm đẹp da và giúp kiểm soát cân nặng ổn định

Sử dụng sữa chua sẽ giúp chị em kiểm soát cân nặng và cải thiện làn da của mình đẹp hơn. Bởi trong thành phần sữa chua có protein, canxi hàm lượng cao giúp tăng nồng độ hoóc môn làm giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó giúp giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể và cải thiện chỉ số vòng eo thon gọn hơn. 

Ngoài ra đây còn là một sản phẩm làm đẹp rất được chị em yêu thích. Thực phẩm này được chị em sử dụng làm mặt nạ làm đẹp da, giúp da sáng mịn, tươi trẻ, làm mờ vết thâm khá tốt.

Giải đáp ung thư vú có ăn được sữa chua không?

Mặc dù sữa chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng việc ung thư vú có ăn được sữa chua không còn phải xét đến nhiều khía cạnh. Nhiều quan điểm cho rằng sử dụng thực phẩm này không tốt cho tình trạng bệnh ung thư vú. Điều đó khiến nhiều người hoang mang khi đắn đo ăn sữa chua.

Ung thư vú có ăn được sữa chua không

Người bị ung thư vú có thể ăn được sữa chua nhưng với liều lượng hợp lý

Bởi trên thực tế khi tiêu thụ thường xuyên thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như: phô mai, sữa tươi nguyên kem, chế phẩm từ sữa nguyên kem có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Các chế phẩm từ sữa bò vẫn có thể tồn đọng một lượng kháng sinh, chất tăng trọng trong quá trình chăn nuôi. Những chất đó không tốt cho sức khỏe và có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.

Tuy nhiên chưa có khuyến cáo nào về bệnh nhân bị ung thư vú không được ăn sữa chua. Vì vậy ung thư vú có ăn được sữa chua không thì hoàn toàn là có. Nhưng người bệnh cần chú ý về hàm lượng sử dụng cũng như thời điểm dùng thích hợp. Trước khi dùng nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra lời khuyên phù hợp.

>> Giải đáp ngay - Bị ung thư vú nên ăn gì mau khỏe mạnh?

Hướng dẫn cách lựa chọn, cách sử dụng sữa chua cho người bị ung thư vú

Ung thư vú có ăn được sữa chua không như phần trên đã giải đáp là có nhưng người bệnh cần chú ý chọn loại sữa chua phù hợp và sử dụng hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý về cách lựa chọn và cách sử dụng sữa chua đúng cách cho người bị ung thư vú. Cụ thể:

Cách lựa chọn sữa chua

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, giúp ổn định tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Đối với người bị ung thư vú cần phải ưu tiên các loại sữa chua như sau:

  • Chọn sữa chua không đường hoặc ít đường để giảm thiểu tối đa lượng đường hấp thụ vào cơ thể. Bởi đường là yếu tố nuôi dưỡng phát triển ung thư khi bị dư thừa. 

  • Nếu bệnh nhân bị viêm loét viêm mạc miệng do tác dụng phụ của hóa chất điều trị gây ra thì hạn chế sử dụng sữa chua có đường.

  • Ưu tiên sử dụng sữa chua trắng nguyên chất thay thế các loại sữa chua có hương vị tổng hợp khác bởi có thể làm tăng lượng đường.

  • Có thể kết hợp sữa chua trắng với hoa quả để kích thích vị giác tốt hơn.

  • Chọn hãng sữa chua uy tín, có thương hiệu, mua hàng ở các cửa hàng, siêu thị lớn để đảm bảo chất lượng.

  • Có thể chọn sữa chua Hy Lạp bởi có chứa nhiều thành phần hoạt chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư vú.

  • Chọn sữa chua có bổ sung probiotics nhằm tăng số lượng lợi khuẩn tốt.

Ung thư vú có ăn được sữa chua không

Sữa chua không đường, ít đường tốt cho người ung thư vú

Cách sử dụng sữa chua

Sữa chua mặc dù tốt cho cơ thể nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng quá nhiều. Người bệnh ung thư nên lưu ý về cách sử dụng như sau:

  • Không nên ăn quá 2 hộp sữa chua/ngày.

  • Sử dụng sữa chua sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ để giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

  • Có thể kết hợp sữa chua với hoa quả, bánh mì, ngũ cốc,... Không nên kết hợp thực phẩm này với các loại thức ăn nhiều dầu mỡ.

  • Nếu đang sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng thì sử dụng sữa chua sau uống kháng sinh cách ít nhất 3-4 tiếng. Điều đó sẽ giúp không gây ảnh hưởng đến lợi khuẩn có trong sữa chua.

Ung thư vú có ăn được sữa chua không

Ăn không quá 2 hộp sữa chua mỗi ngày giúp người bị ung thư tăng sức đề kháng

Khi đã giải đáp được ung thư vú có ăn được sữa chua không thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Sữa chua sẽ giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa tốt khi sử dụng đúng cách. Ngoài thực phẩm này thì sử dụng Leanmax Hope cũng sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng. Sản phẩm dinh dưỡng y học dành cho người ung thư đã được chứng minh lâm sàng là giúp hỗ trợ tăng cân, khối cơ sau 8 tuần sử dụng.

Ưu điểm khi sử dụng sữa dinh dưỡng y học Leanmax Hope. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái