Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì trước và sau điều trị I-131?
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì trước và sau điều trị I-131 là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Hãy theo dõi bài viết sau đây để xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp trước khi điều trị I-131 kiêng ăn gì?
Với câu hỏi ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì thì trước khi điều trị bằng I-ốt phóng xạ, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định kiêng các thực phẩm chứa nhiều I-ốt.
Bởi nếu lượng I-ốt quá nhiều trong cơ thể, khi điều trị I-131, tuyến giáp có thể sẽ dùng lượng I–ốt mà cơ thể bổ sung qua đường ăn uống thay vì I-ốt phóng xạ. Từ đó, làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị. Các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân không được bổ sung lượng I-ốt quá 50mcg/ngày trước 2 tuần và sau 72 giờ uống I-ốt I-131.
Trước khi điều trị I-131 2 tuần, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần kiêng I-ốt và chỉ nên bổ sung ít hơn 50mcg/ngày
Các thực phẩm chứa nhiều I-ốt mà người bệnh ung thư tuyến giáp cần kiêng trước khi phẫu thuật gồm:
- Các loại hải sản như: cá tuyết (85g cá tuyết chứa 63-99 mcg I-ốt), tôm (84g tôm chứa 35 mcg I-ốt), cá ngừ (85g cá ngừa chứa 17 mcg I-ốt),… lòng đỏ trứng gà (1 quả trứng chứa 24 mcg I-ốt),…
- Những thực phẩm chế biến sẵn chứa muối như thịt hộp, cá hộp như: cá thu sốt (1 hộp 220g chứa 2.5% I-ốt),…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa được tách I-ốt. Hàm lượng I-ốt tùy từng loại sản phẩm sữa cụ thể. Người bệnh có thể xem hàm lượng I-ốt trên bao bì của sản phẩm.
- Khi chế biến thức ăn không nên sử dụng muối, bột canh chứa nhiều I-ốt để làm gia vị. Theo khuyến nghị mỗi ngày chỉ nên dùng từ 3-5g muối/ngày (khoảng 1 thìa cà phê).
- Những loại thuốc chứa nhiều I-ốt tiếp nạp bằng đường uống hay bôi ngoài cũng không được sử dụng.
Sản phẩm Leanpro Thyro LID tách đến 88% I-ốt theo khuyến nghị của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân đối và đa dạng vitamin, khoáng chất. XEM THÊM
>> Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nam giới - Những triệu chứng không thể bỏ qua
Ung thư tuyến giáp sau điều trị I-131 kiêng ăn gì?
Sau điều trị I-131 là giai đoạn người bệnh hồi phục, cần kiêng các nhóm thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp. Đó là những thực phẩm chứa Goitrogens, Isoflavone, Gluten, chất béo, acid lipoic. Cụ thể:
Đậu nành, sữa đậu nành
Trong đậu nành và sữa đậu nành có chứa nhiều Isoflavone có thể làm giảm hoạt động của peroxidase – một loại enzyme cần thiết để tổng hợp hormon tuyến giáp. Vì vậy, sau khi điều trị I-131, tuyến giáp vẫn còn yếu nên cần hạn chế ăn đậu nành để tránh gây tiêu cực cho quá trình phục hồi của tuyến giáp.
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, với những người chức năng tuyến giáp đã hồi phục bình thường và không bị thiếu I-ốt, hoạt chất Isoflavone trong đậu nành không gây ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp.
Lượng dùng: các thực phẩm trên không cần kiêng hoàn toàn mà có thể duy trì với lượng từ 30 – 40mg/ngày (khoảng 1 ly sữa đậu nành nhỏ) thì vẫn coi là an toàn. Cách dùng: Hoặc người bệnh sau khi điều trị I-131 có thể sử dụng nước tương, miso (sản phẩm đậu nành của Nhật Bản) không chứa Isoflavone để thay thế.
Đậu nành và chế phẩm từ sữa đậu nành cần sử dụng với lượng phù hợp để tránh tác động xấu tới quá trình phục hồi sau điều trị I-131
Cải xoăn, súp lơ
Trong các loại rau họ cải như: cải xoăn, súp lơ, bắp cải, cải chíp… có chứa lượng Goitrogens lớn. Đây là hợp chất có thể làm giảm hormon tuyến giáp, do vậy đây là một trong những thực phẩm trả lời cho việc ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì sau khi điều trị I-131. Khi sử dụng các loại rau này, tuyến giáp có thể bị ngăn chặn khả năng sử dụng I-ốt khiến quá trình phục hồi sau điều trị I-131 gặp cản trở.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại rau họ cải ở dạng nấu chín, Goitrogens sẽ bị biến tính và người bệnh ung thư tuyến giáp dùng sẽ an toàn hơn.
Lượng dùng
Lượng phù hợp để bệnh nhân sử dụng là ít hơn 140g/ ngày (khoảng 5 ounce/ngày) và nên nấu chín, không nên ăn sống hoặc làm salad.
Cách dùng
Nên nấu chín, không nên ăn sống hoặc làm salad. Các loại rau họ cải thích hợp để chế biến thành các món hấp, luộc.
Sau điều trị I-ốt phóng xạ người bệnh ung thư tuyến giáp nên sử dụng các loại rau họ cải với lượng ít hơn 140g/ngày và nấu chín để đảm bảo an toàn
Xúc xích, thịt hun khói, gà rán
Ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì? – Đó là các loại đồ ăn nhanh như: xúc xích, thịt hun khói, gà rán… thường chứa nhiều chất béo. Những chất béo này có thể làm suy giảm quá trình sản xuất thyroxin tuyến giáp và giảm tác dụng của I-ốt phóng xạ.
Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn chứa nhiều calo, các chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, khiến người bệnh tăng cân. Vì vậy, nhóm các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh cần phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn của người bệnh ung thư tuyến giáp sau điều trị I-131.
Thận, tim, gan động vật
Trong nội tạng động vật có hàm lượng acid lipoic cao. Loại acid này có thể gây tiêu cực tới quá trình sản xuất hormon của tuyến giáp và làm giảm tác dụng của I-ốt phóng xạ mà bệnh nhân đang sử dụng để điều trị.
Vì vậy, sau khi điều trị I-131 bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh xa các thực phẩm như thận, tim, gan, lòng… động vật. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc và góp phần tích cực vào quá trình điều trị bệnh.
Những món ăn từ nội tạng động vật cần phải được loại bỏ hoàn toàn trong thực đơn của người bệnh ung thư tuyến giáp sau điều trị
Bánh mì, bánh ngọt
Bánh mì là một trong những câu trả lời cho việc ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì. Trong bánh mì, bánh ngọt có chứa Gluten. Đây là một loại protein có thể gây kích thích ruột non và làm giảm sự hấp thu của thuốc I-ốt phóng xạ. Đồng thời, các loại bánh mì và bánh ngọt còn có thể chứa một lượng đường khá cao làm chậm quá trình trao đổi chất của tuyến giáp.
Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp cần hạn chế các loại bánh chứa Gluten như bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, các món chay… được làm từ lúa mì, lúa mạch đen. Nếu vẫn muốn dùng thì bạn nên chọn loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ nguyên cám chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất tốt. Thực phẩm này giúp cải thiện những bất thường xấu của ruột – một triệu chứng khá phổ biến ở người bị ung thư tuyến giáp.
Lượng dùng
Trong 1 lát bánh mỳ nguyên cám chứa 110 calo, trong khi đó mỗi ngày người bị ung thư tuyến giáp cần cung cấp khoảng 2000 calo. Vậy trung bình mỗi ngày người bệnh không nên ăn quá 18 lát bánh mỳ nguyên cám.
Cách dùng
Nên sử dụng loại bánh mì này sau vài giờ trước hoặc sau khi sử dụng thuốc điều trị I-131 để tránh cản trở sự hấp thu của I-ốt phóng xạ.
Bánh mì, bánh ngọt chứa Gluten có thể làm giảm tác dụng của thuốc I-ốt phóng xạ khi điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
>> Nang hai thùy tuyến giáp là gì? Dấu hiệu bệnh nang hai thùy tuyến giáp
Đường và các chất tạo ngọt
Trả lời việc người bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì thì đường và các chất tạo ngọt có chứa nhiều calo, ít dưỡng chất nên không hề tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau điều trị. Những thực phẩm chứa nhiều chất này có thể làm người bệnh tăng cân, quá trình trao đổi chất của tuyến giáp bị ảnh hưởng xấu và khiến hiệu quả điều trị bệnh giảm.
Vì vậy, cần hạn chế thấp nhất các thực phẩm chứa đường, chất tạo ngọt như bánh kẹo, bánh kem, bánh quy… Tốt nhất là loại bảo chúng hoàn toàn khỏi chế độ ăn hàng ngày sau khi điều trị I-ốt phóng xạ.
Nước có ga và bia, rượu, cà phê
Nước có ga, bia rượu và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá… không được khuyến khích sử dụng vì chúng gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt đối với người bệnh ung thư tuyến giáp sau điều trị I-131 thì đây là những thực phẩm cần phải kiêng hoàn toàn.
Bởi các chất kích thích, bia, rượu sẽ làm rối loạn hoạt động tuyến giáp và ngăn chặn sự hấp thu của thuốc điều trị. Điều này khiến cho quá trình chữa trị bệnh ung thư tuyến giáp bị kéo dài và gây tác động xấu tới sức khỏe người bệnh.
Các loại nước có gas, bia rượu, cà phê có thể làm rối loạn hoạt động tuyến giáp và ngăn chặn sự hấp thu của thuốc điều trị
Cần chuẩn bị gì trước khi điều trị I-131
Trước khi điều trị I-131 (I-ốt phóng xạ), bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị và tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số bước chuẩn bị cần thiết:
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe: Trước khi điều trị, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng tuyến giáp và tình trạng sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ hướng dẫn xét nghiệm máu và hình ảnh tuyến giáp để xác định mức độ bệnh.
- Chế độ ăn uống: Người bệnh cần tuân theo chế độ ăn ít i-ốt trong ít nhất 1-2 tuần trước khi điều trị I-131. Điều này giúp tuyến giáp hấp thu i-ốt phóng xạ hiệu quả hơn.
- Ngừng thuốc: Bệnh nhân cần ngừng sử dụng thuốc chống tuyến giáp (nếu có) và các loại thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của điều trị.
- Giải thích về tác dụng phụ: Bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân về các tác dụng phụ có thể xảy ra sau điều trị, như khô miệng, viêm tuyến nước bọt, hoặc các triệu chứng về tiêu hóa.
- Chăm sóc sau điều trị: Bệnh nhân cần hiểu rõ các biện pháp tự chăm sóc, bao gồm việc cách ly trong một thời gian sau điều trị để giảm bức xạ cho người xung quanh.
Trước khi điều trị I-131 (I-ốt phóng xạ), bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ lưỡng
>> Tham khảo thêm:
- Người cao tuổi nên ăn gì tốt cho sức khỏe, đủ chất dinh dưỡng?
- Tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi giúp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
Lưu ý chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau điều trị I-131
Sau khi thực hiện phương pháp điều trị I-131, bệnh nhân sẽ có quá trình đào thải bức xạ trong một thời gian. Tùy vào liều lượng điều trị và tình trạng sức khỏe mà người bệnh cần phải nằm lại vài ngày trong viện để ngăn phơi nhiễm phóng xạ cho người xung quanh. Tốt nhất sau khi điều trị, bệnh nhân nên lưu ý các vấn đề sau:
Hạn chế tiếp xúc
Tốt nhất bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau điều trị I-131 không nên tiếp xúc với phụ nữ mang thai và trẻ em trong thời gian khoảng 2 – 3 tuần. Bên cạnh đó, không nên tiếp xúc >2 giờ/ngày với mọi người, tuân thủ giữ khoảng cách trên 2 mét.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau điều trị I-131 nên hạn chế tiếp xúc với mọi người
>> Giải đáp: Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Ăn uống
Sau khi điều trị I-131 khoảng 2 giờ, bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể ăn uống lại. Để hạn chế sưng tuyến nước bọt (tác dụng phụ) thì người bệnh nên ngậm kẹo chua, nhai singum tầm 1 tuần hoặc lâu hơn. Bệnh nhân nên uống nhiều nước để giảm tia bức xạ tác động ruột già và các cơ quan khác bằng cách đi tiêu, tiểu tiện.
Sau điều trị I-131, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, chú ý uống nhiều nước
Phòng tránh có em bé
Trong sức khỏe sinh sản, sau khi điều trị I-131, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ngừa thai tối thiểu 6 tháng (nam giới) và 9 – 12 tháng (nữ giới).
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên có em bé từ 6-12 tháng sau điều trị I-131
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn biết được ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì trước và sau khi điều trị I-131. Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tránh xa những thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị là rất quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả phục hồi bệnh.
>> Cường giáp dưới lâm sàng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.