Ung thư phổi ăn yến được không và cách sử dụng hợp lý
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Yến là món ăn bổ dưỡng và quý giá được con người sử dụng trong nhiều đời qua. Thực phẩm này có khả năng tăng cường sức đề kháng và hồi phục thể trạng rất tốt. Vậy, những người mắc bệnh ung thư phổi ăn yến được không? Để tìm hiểu câu trả lời chi tiết nhất, bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết được Nutricare Pharma cập nhật sau đây nhé.
>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Ung thư phổi là gì?
Đây là dạng ung thư nguy hiểm được hình thành, phát triển bởi các khối u ác tính xuất hiện ở biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang và các tuyến của phế nang. Thời điểm hiện tại, dựa theo các cuộc nghiên cứu thì ung thư phổi đứng đầu về tỷ lệ mắc, tử vong của bệnh ung thư.
Ung thư phổi là bệnh hình thành bởi các khối u ác tính ở phế quản, phế nang
Mỗi năm tại Việt nam, trung bình sẽ có 23.600 người mắc ung thư phổi, số lượng người tử vong lên đến 20.700 người/năm. Nhìn chung mọi người thường mắc bệnh này bởi vì hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nhiễm chất phóng xạ và cộng thêm yếu tố di truyền.
>> Tham khảo thêm: Ung thư ăn gà ác được không?
Ung thư phổi ăn yến được không?
Theo đông y
Theo đông y, tổ yến có tính bình, vị ngọt được quy vào 2 kinh phế và vị nên có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, trừ ho, dưỡng âm, làm sạch phổi và bổ dưỡng rất cao. Bởi vậy, từ xa xưa thực phẩm này đã được dùng trong các bài thuốc dân gian với khả năng phục hồi thể trạng khi bị bệnh, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh phổi, chữa ho ra máu, lao phổi và tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị. Ngoài ra, yến còn giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cơ thể dẻo dai, bổ thần kinh, an thần, mạnh gân cốt.
Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, yến sào là một vị thuốc quý giá rất tốt cho người ốm dậy, người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh, trẻ em suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nguồn thực phẩm này còn có những tác dụng cụ thể sau đây:
Yến có khả năng thúc đẩy quá trình hô hấp: Nghiên cứu khoa học đã phân tích được rằng, trong yến có chứa đến 3,5% là acid amin Tyrosine, có tác dụng ngăn ngừa tác nhân gây nhiễm khuẩn hệ hô hấp, hạn chế tình trạng dị ứng đường thở. Nên việc sử dụng yến sào khiến quá trình lưu thông không khí được diễn ra dễ dàng, tăng cường sức khỏe lá phổi.
- Trong yến sào có chứa một số nguyên tố hiếm như Cr với lượng thấp nhưng có tác dụng kích thích tiêu hóa rất tốt cho người mắc ung thư phổi.
- Tăng cường đề kháng: Yến sào có đến 18 loại hoạt chất, axit amin thiết yếu và nhiều yếu tố vi lượng mang khả năng cân bằng quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, thực phẩm này có tác dụng bồi bổ sinh lực, hấp thụ chất dinh dưỡng và kích thước phân chia các tế bào, lợi phổi và thận cho người cao tuổi.
- Bổ máu: Trong yến sào có hàm lượng sắt và protein rất cao nên có khả năng tạo máu cho cơ thể rất tốt. Bởi vậy, khi chúng ta bổ sung thực đơn cho người mắc bệnh ung thư phổi sẽ giúp họ giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc tây y.
Về mặt thực phẩm
Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt kê vào danh sách món ăn “cao lương, mỹ vị”. Nó là một đặc sản có nguồn gốc từ sinh vật biển với nhiều giá trị dinh dưỡng như: 42.8 – 54.9% protein, cystein, phenylalanin, tyrosin cùng lượng lớn vitamin và khoáng chất. Đây là những thành phần giúp cơ thể người bị bệnh ung thư phổi giảm được các triệu chứng khó chịu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Người ung thư phổi nên ăn yến như thế nào đúng cách?
Để có cách sử dụng tổ yến an toàn và hiệu quả nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ giúp chúng ta có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn sự phát triển của khối u. Sau đây Nutricare Pharma sẽ giúp bạn tham khảo cách sử dụng yến cho người bệnh ung thư phổi từ các chuyên gia dinh dưỡng. Cụ thể:
Liều lượng sử dụng
Tổ yến là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người với nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì thế mà lạm dụng nguồn thực phẩm này.
Khi bạn dùng quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ tạo nên áp lực cho hệ tiêu hóa với lượng dinh dưỡng và khoáng chất lớn. Bởi vậy, bạn chỉ nên sử dụng tổ yến với liều lượng từ 3 - 5g/lần, 3 lần/1 tuần để đảm bảo nâng cao sức đề kháng.
Thời gian ăn thích hợp
Yến sào là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng không phải lúc nào người bị ung thư phổi cũng nên sử dụng. Nếu chúng ta sử dụng sai thời điểm có thể phản tác dụng và tạo điều kiện cho tế bào gây bệnh phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi khi này, các dưỡng chất từ yến sào khiến tế bào ung thư hấp thụ nhanh hơn so với thể trạng người bình thường.
Thời điểm mà người mắc bệnh ung thư không nên sử dụng yến là giai đoạn các khối u đang phát triển mạnh mẽ. Thay vào đó, chúng ta chỉ nên bổ sung khi kết thúc quá trình xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.
Bởi lúc này cơ thể sẽ được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào từ yến nhằm sẽ hỗ trợ người bệnh nhanh hồi phục. Người bệnh được tăng cường sức đề kháng và kiểm soát, ngăn chặn được tế bào ung thư phát triển.
Cách chế biến yến sào cho người mắc ung thư phổi
Sau khi giải đáp thắc mắc ung thư phổi ăn yến được không bạn nên tìm hiểu về cách chế biến. Sau đây Nutricare Pharma sẽ giúp các bạn thực hiện những món ăn, các vị thuốc theo phương pháp sau:
- Chúng ta sẽ hấp cách thủy sợi yến cho đến khi chín. Sau khi hấp yến bạn xếp vào bát con, rải thịt gà xé lên trên và chan nước luộc cùng một chút gia vị để thưởng thức.
- Bạn có thể chế biến món ăn thơm ngon, bổ dưỡng bằng cách nhồi sợi yến vào bụng chim bồ câu cùng ít gạo nếp, mộc nhĩ, đậu xanh và thêm chút gia. Sau đó chúng ta mang hầm cách thủy đến khi chín nhừ rồi thưởng thức trong ngày.
Theo đông y Trung Quốc, người ta còn sử dụng yến sào trong các bài thuốc dân gian nhằm cải thiện các triệu chứng của người mắc bệnh ung thư phổi như sau:
- Trị ho ra máu: Bạn chuẩn bị các nguyên liệu gồm yến sào (12g), bạch cập (12g). Sau đó, chúng ta sơ chế và cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nhừ thì lọc lấy nước, thêm chút đường phèn. Cuối cùng bạn hấp thêm vài phút cho đường tan ra rồi dùng để uống làm 2 lần/ngày.
- Suy nhược cơ thể do lao: Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như yến sào (40g), thịt gà, nấm hương, mộc nhĩ, kỷ tử. Sau khi sơ chế xong, chúng ta bỏ tất cả vào nồi rồi đun sôi trong 10 phút và để ăn luôn trong ngày.
- Cải thiện hệ miễn dịch: Ngâm tổ yến với nước để yến mềm ra, sau đó cho yến vào bát, rải đường phèn lượng vừa ăn lên phía trên. Cho bát vào nồi để hấp cách thủy trong vòng 20 - 30 phút, chỉnh mức lửa nhỏ đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp. Thưởng thức yến khi còn nóng.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng yến bạn nên biết
Để sử dụng yến một cách an toàn và hiệu quả nhất, bệnh nhân ung thư cần lưu tâm đến những yếu tố quan trọng sau đây.
Một số nhà khoa học đã cảnh báo với chúng ta về khả năng tổ yến dễ bị nhiễm độc sắt nếu không được nuôi đúng cách. Bởi loài chim này thường xây nhà trên các vách chứa nhiều sắt. Khi chất này ngấm vào tổ yến sẽ biến thành màu đỏ, khiến nhiều người lầm tưởng là máu.
Bạn nên tìm mua tổ yến ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc và kiểm định rõ ràng để tránh những sản phẩm nhiễm độc và thiếu chất lượng.
Trên thực tế, một số bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi có khả năng dị ứng với các thành phần của yến và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng an toàn và mang đến hiệu quả cao nhất.
Chúng ta không nên lạm dụng nguồn thực phẩm này mà bỏ qua các thực phẩm bổ dưỡng khác cho sức khỏe như thịt trắng, rau quả, cá,... Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng y học của Nutricare Pharma để tăng cường sức đề kháng khi chiến đấu với bệnh.
Lời kết
Bài viết trên Nutricare Pharma đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ung thư phổi ăn yến được không cùng cách sử dụng hợp lý nhất. Đây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với nhiều thành phần dinh dưỡng giúp ức chế các triệu chứng của người bệnh. Bởi vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng yến với liều lượng và thời gian phù hợp nhé.
Ngoài ra, người bệnh ung thư phổi có thể dùng bổ sung sản phẩm sữa LeanMax Hope để cải thiện sức khoẻ và tăng khả năng phục hồi cho cơ thể.
Leanmax Hope - Sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia về dinh dưỡng y học. Mua ngay TẠI ĐÂY
Để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái