Ung thư lưỡi giai đoạn đầu: Các biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu là tình trạng bệnh mới xuất hiện và có khả năng điều trị khỏi thành công cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ khiến căn bệnh trở nên nặng hơn. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu của giai đoạn bệnh này như thế nào? Có những phương pháp điều trị nào? Hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết này nhé.
>> Dinh dưỡng cho người ung thư
Ung thư lưỡi giai đoạn đầu là gì?
Ung thư lưỡi hay còn có tên gọi khác là ung thư vòm miệng. Căn bệnh ung thư này xuất phát từ các tế bào không bình thường phát triển trong cấu trúc vòm miệng. Trong đó bao gồm cả lưỡi và phần cứng, các mô xung quanh miệng. Hiện nay, ung thư lưỡi được chia thành 3 giai đoạn đó là:
- Ung thư lưỡi giai đoạn đầu
- Ung thư lưỡi giai đoạn toàn phát
- Ung thư lưỡi giai đoạn tiến triển.
Ung thư lưỡi hay còn có tên gọi khác là ung thư vòm miệng.
Trong đó, ung thư lưỡi giai đoạn đầu là tình trạng bệnh ung thư mới xuất hiện, các tế bào ung thư tập trung tại vùng lưỡi và chưa lan sang các vùng khác. Khối u ở giai đoạn này khá nhỏ và chưa có biểu hiện rõ ràng ở người bệnh. Ngoài ra, ung thư lưỡi có thể phát triển tại cả 2 vùng đó là: vùng miệng lưỡi và gốc lưỡi. Cụ thể:
- Miệng lưỡi là chỉ 2/3 khu vực trước lưỡi và sẽ được liệt lê vào nhóm ung thư miệng nếu khối u phát triển ở vùng này.
- Gốc lưỡi là chỉ 1/3 khu vực sau lưỡi và sẽ được liệt lê vào nhóm ung thư vòm họng nếu khối u phát triển ở vùng này.
>> Dấu hiệu ung thư máu, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Nguyên nhân nào gây nên bệnh ung thư lưỡi?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ung thư lưỡi nhưng một số nguyên nhân chính có thể kể đến là:
- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa các chất độc hại có khả năng gây ung thư cực kỳ cao. Ngoài ra những loại như thuốc lá điện tử hay các sản phẩm có chứa nồng độ nicotin cũng là nguyên nhân gây nên ung thư lưỡi.
- Hóa chất gây hại: Việc tiếp xúc với các loại hóa chất có hại trong thời gian lâu dài cũng có thể đẩy cao nguy cơ bị bệnh ung thư lưỡi.
- Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, bệnh ung thư lưỡi và một số bệnh ung thư khác cũng có thể di truyền sang thế hệ sau. Chính vì thế, nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh ung thư lưỡi thì khả năng cao một vài người trong đó cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Cơ thể cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt không quá thiếu hoặc không quá thừa. Ví dụ, cơ thể nạp quá nhiều thịt đỏ, thực phẩm chiên rán chế biến sẵn mà không nạp thêm quả và rau xanh cũng có nguy cơ gây nên bệnh ung thư lưỡi.
- Tiếp xúc với virus HPV: Virus HPV (Human Papillomavirus) có nguy cơ cao gây nên bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu và phát triển về sau. Các dạng HPV có thể lây qua quan hệ tình dục không an toàn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ung thư lưỡi
Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Khối u trong ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường có kích thước nhỏ hơn 4cm nhưng các triệu chứng xuất hiện không có biểu hiện cụ thể và khiến nhiều người lầm tưởng về các tình trạng sức khỏe khác. Nếu cơ thể của bạn có những dấu hiệu dưới đây thì hãy nhanh chóng đến thăm khám và tư vấn từ bác sĩ để biết kết quả chính xác nhé. Những triệu chứng phổ biến của căn bệnh đó là:
- Trên lưỡi xuất hiện những mảng màu trắng hoặc màu đỏ một thời gian dài mà không thấy hết.
- Họng bị đau thường xuyên nhưng lại không có dấu hiệu giảm dần.
- Trên lưỡi xuất hiện cục u nhú hoặc vết loét mà lâu không biến mất.
- Lưỡi luôn có cảm giác đau rát.
- Khi ăn hoặc nói chuyện khó dùng lưỡi để phát âm.
- Trên vùng cổ xuất hiện khối u.
- Lưỡi bị chảy máu nhưng không rõ lý do cụ thể.
- Tai bị đau (tình trạng này thường ít gặp).
Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh ung thư lưỡi?
Hiện nay có 3 phương pháp chính được áp dụng trong y khoa để điều trị bệnh ung thư lưỡi đó là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Cụ thể:
Phẫu thuật
Trong trường hợp khối u có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ cùng với vùng mô xung quanh khối u để đảm bảo loại bỏ toàn bộ ung thư. Quá trình này có thể sử dụng gây tê tại chỗ hoặc phẫu thuật bằng tia laser và không yêu cầu người bệnh phải ở lại bệnh viện qua đêm.
Tuy nhiên nếu khối u của người bệnh có kích thước lớn hơn sẽ cần rất nhiều thời gian để các bác sĩ thực hiện cho một ca phẫu thuật. Độ rộng mô bị loại bỏ ảnh hưởng rất lớn từ kích thước của khối u. Sau khi loại bỏ hoàn toàn khối u, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện phục hồi tái tạo lại lưỡi của người bệnh. Quá trình phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh trong một thời gian. Ngoài ra, giọng nói cũng có thể bị ảnh hưởng sau phẫu thuật.
Điều trị ung thư lưỡi bằng phương pháp phẫu thuật
Xạ trị
Xạ trị là một phương pháp chữa trị ung thư bằng cách sử dụng sóng năng lượng cao như tia X để phá huỷ tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Xạ trị đơn độc
Xạ trị đơn độc được sử dụng như một phương pháp điều trị chính hoặc áp dụng sau phẫu thuật của người bệnh. Phương pháp này được thực hiện để loại bỏ những tế bào gây ung thư. Hoặc trong thời gian điều trị và phẫu thuật, các tế bào ung thư còn sót lại chưa được loại bỏ hoàn toàn sẽ sử dụng đến phương pháp này.
Điều trị ung thư lưỡi bằng phương pháp xạ trị
Kết hợp với hóa trị
Bác sĩ có thể thực hiện kết hợp xạ trị với hóa trị, đây là phương pháp điều trị chính hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật. Với cách thức này có thể giúp tăng hiệu quả trong quá trình tiêu diệt khối u, đặc biệt là tình trạng bệnh phức tạp.
Giảm biến chứng của ung thư lưỡi phát triển
Ngoài 2 trường hợp kể trên, xạ trị cũng được áp dụng để làm giảm biến chứng mà ung thư lưỡi gây nên. Các biến chứng của người bệnh như: khó nuốt khi ăn, bị đau khi nói... Với cách thức này sẽ giúp người bệnh cải thiện và duy trì được cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Người bệnh sẽ thực hiện xạ trị mỗi ngày một lần trong tuần. Thời gian điều trị có thể kéo dài trong vài tuần, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Trong quá trình xạ trị, có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, đau miệng, vị giác thay đổi...
>> Ung thư gan uống thuốc nam được không? Những lưu ý quan trọng
Hóa trị
Phương pháp hóa trị liệu sử dụng các loại thuốc chống ung thư với mục đích tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Phương pháp này được bác sĩ áp dụng trong các trường hợp như sau:
- Người bệnh trải qua quá trình phẫu thuật nhưng tình trạng bệnh có nguy cơ tái phát lại.
- Khối u ung thư đã lan sang các mô gần đó hoặc di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Sau khi thực hiện hóa trị, người bệnh sẽ xuất hiện các tác dụng phụ như: cơ thể bị suy nhược, dễ bị mắc các vấn đề về nhiễm trùng.
Điều trị ung thư lưỡi bằng phương pháp hóa trị
Mách bạn: Để hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh ung thư, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope. Sản phẩm chứa nhiều chất béo có lợi, đạm whey và năng lượng dồi dào, có tác bổ sung năng lượng cho cơ thể. Người bệnh vừa được bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà giúp hỗ trợ ăn ngon miệng, giúp đạt hiệu quả khi điều trị bệnh.
Sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope đã được chứng minh giúp người bệnh tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. TÌM HIỂU NGAY
Lời kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu. Mong rằng qua đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến bạn để có những cách phòng ngừa và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.