Ung thư hạch bạch huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư hạch bạch huyết còn gọi với cái tên khác là ung thư hạch (U lympho). Đây là dạng ung thư thường gặp mà mọi giới tính, mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải. Ung thư hạch bạch huyết nguy hiểm tới tính mạng người bệnh bởi vì tỷ lệ tử vong cao. Nếu bạn quan tâm đến loại bệnh này thì theo dõi bài viết Nutricare Pharma chia sẻ dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh ung thư

Tổng quan thông tin về ung thư hạch bạch huyết

Bình thường hạch bạch huyết sẽ đảm nhận việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, virus, vi trùng. Khi ung thư hạch bạch huyết phát triển, các vị trí hạch bạch huyết lúc này sẽ sưng to. Đặc biệt là khu vực như cổ, nách và bẹn,… Nhiều người lúc đầu sẽ chủ quan vì ung thư hạch bạch huyết giai đoạn đầu thường khó thấy các dấu hiệu của bệnh. Thậm chí bệnh nhân có thể không cảm thấy đau đớn hay khó chịu khi mắc bệnh.

Ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hạch bạch huyết sẽ sưng hạch tại nhiều vị trí như cổ, nách và bẹn

Ung thư hạch bạch huyết có 02 loại chính là U lympho Hodgkin (thường gặp) và U lympho không Hodgkin (hiếm gặp). GLOBOCAN (Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu) công bố hiện nay trên thế giới có 510.000 người mắc ung thư hạch, trong đó có 250.000 người tử vong. Tại Việt Nam, Bộ Y Tế đã công bố có 3.500 ca mới, số người tử vong là 2.100 ca. Nhìn chung ung thư hạch bạch huyết đặc biệt nguy hiểm và có xác suất tử vong cao.

>> Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1,2,3 là gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân chính gây ra ung thư hạch bạch huyết

Nguyên nhân căn bản gây ung thư hạch bạch huyết hiện nay chưa được xác định cụ thể. Các chuyên gia đầu ngành y tế đã tổng hợp lại một số yếu tố chính khiến nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn. Cụ thể:

  • Giới tính: Tỷ lệ nam giới mắc ung thư này cao hơn nữ giới.
  • Tuổi tác: Người già >60 tuổi có hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc ung thư hạch.
  • Mắc bệnh lý về miễn dịch: Người có bệnh nền về (viêm khớp, lupus, viêm gan C, HHV8, celiac,…) đều có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Hệ miễn dịch yếu: Nguy cơ mắc ung thư hạch sẽ cao hơn nếu hệ miễn dịch suy yếu vì (nhiễm virus HIV, cấy ghép nội tạng, bẩm sinh,…).
  • Nhiễm phóng xạ: Người thường xuyên tiếp xúc với các chất diệt côn trùng, cỏ dại, benzen,… dễ mắc phải loại ung thư này.
  • Tiền sử gia đình: Người bệnh có người thân từng bị ung thư u hạch bạch huyết có xác suất mắc phải cao hơn người khác.

Ung thư hạch bạch huyết

Có nhiều nguyên nhân khiến nguy cơ bị ung thư hạch tăng cao

Dấu hiệu phổ biến của ung thư hạch bạch huyết

Triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của ung thư hạch bạch huyết thường bị mọi người nhầm lẫn với loại bệnh khác. Nếu bạn thấy bản thân hoặc người nhà xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì sắp xếp lịch thăm khám để xác định chính xác vấn đề sức khỏe nhé:  

Dấu hiệu cảnh báo

Ung thư hạch bạch huyết, còn được biết đến với tên gọi U lympho. Đây là một loại bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của ung thư hạch bạch huyết:

  • Cơ thể nổi một hoặc nhiều cục hạch ở cổ, nách hoặc bẹn: Cục hạch có kích cỡ phình to nhưng không đau là một dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hạch bạch huyết.
  • Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân: Các biểu hiện bất thường về cân nặng, đặc biệt là sụt cân nhanh chóng mà không có lý do rõ ràng, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh.
  • Sốt kéo dài, sốt thường xuyên: Sốt có thể là một phản ứng của cơ thể đối với sự phát triển của tế bào gây bệnh.
  • Ho, khó thở, đau tức ở lồng ngực: Đây có thể là dấu hiệu của sự phát triển của hạch bạch huyết ở phần trên cơ thể.
  • Cơ thể cảm thấy suy nhược, mệt mỏi không muốn vận động: Sự mệt mỏi không rõ nguyên nhân và sự suy nhược liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh lý này.
  • Chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, hệ tiêu hóa suy giảm: Những biến đổi về khẩu ăn và hệ tiêu hóa cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo.
  • Vùng bụng đau, bụng phình ra: Điều này có thể xuất hiện khi hạch bạch huyết phát triển ở vùng bụng.
  • Mồ hôi đổ nhiều, đặc biệt là ban đêm: Mồ hôi đêm là một triệu chứng phổ biến của nhiều loại bệnh, bao gồm ung thư hạch bạch huyết.

Ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hạch thường bị nhầm với bệnh khác bởi dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng

Biến đổi làn da

Đây là triệu chứng thường xuất hiện khi ung thư hạch bạch huyết đã trở nặng. Tuy nhiên có không ít bệnh nhân vẫn lầm tưởng mình đang mắc bệnh lý về da liễu. Đây là sự đáng sợ của ung thư hạch.

Nhiều người bệnh đã gặp các biểu hiện về da như mọc mụn nước, ban đỏ, mưng mủ, nhiễm trùng, lở loét và tiết dịch. Những triệu chứng này xảy ra tại cơ thể là vì hệ miễn dịch suy giảm.

>> Ung thư tuyến giáp di căn xương có triệu chứng như thế nào?

Các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết

Để chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh lý ung thư hạch bạch huyết, người bệnh cần đến bệnh viện và thực hiện các phương pháp:

Siêu âm

Siêu âm giúp bác sĩ có thể xác định được vị trí các hạch bạch huyết đang sưng lên (lớn hơn 2cm) của bệnh nhân. Tuy nhiên phương thức này lại không xác định được các khối u xâm lấn, phản ứng hạch tăng sản hoặc triệu chứng viêm mãn tính.

Ung thư hạch bạch huyết

Siêu âm để xác định được vị trí các hạch bạch huyết đang sưng

Chụp CT, cộng hưởng MRI

Phương pháp chụp CT, cộng hưởng MRI sẽ xác định được các tổn thương trong hạch bạch huyết, sau màng treo ruột và màng bụng.

Sinh thiết chỉ số khối u

Đây là phương pháp chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết giúp bác sĩ biết chính xác khối u trong cơ thể bệnh nhân là lành tính hay ác tính.

Sinh thiết hạch

Sau khi kiểm tra sinh thiết chỉ số khối u, nếu u hạch là ác tính bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thêm sinh thiết hạch. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định rõ bệnh lý để lên phác đồ điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm máu

Bệnh nhân ung thư hạch Hodgkin thường có lượng tế bào máu trắng bình thường, còn bệnh nhân ung thư hạch không Hodgkin lại có tế bào máu trắng cao hơn chỉ số thông thường. Do đó người bệnh cần xét nghiệm máu để xác định xem ung thư của mình thuộc dạng nào.

Ung thư hạch bạch huyết

Xét nghiệm máu để xác định ung thư hạch Hodgkin hay không Hodgkin

Sinh thiết tủy

Ung thư hạch bạch huyết thường xâm lấn vào tủy với tỷ lệ 40 – 90%, do đó bác sĩ sẽ kiểm tra tủy, chọc hút sinh thiết (1 lần trở lên) để xác định bệnh.

Sinh thiết gan

Bệnh nhân ung thư hạch không Hodgkin thường bị tế bào hạch nhỏ xâm lấn vào gan. Do đó cần kiểm tra gan để điều trị tổng thể thật hiệu quả.

Nội soi trung thất Mediastinoscopy

Đây là phương pháp nội soi ung thư hạch trung thất (từ niêm mạc bên ngoài ngực đến màng liên kết).

Phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết hiệu quả

Điều trị ung thư hạch bạch huyết hiện nay được các bác sĩ sử dụng nhiều khoa học công nghệ, máy móc hiện đại để đạt được kết quả điều trị tốt hơn. Cụ thể có 02 cách điều trị thường được áp dụng:

Điều trị can thiệp

Đây là phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ dựa vào những thiết bị y học công nghệ hiện đại. Đầu tiên bác sĩ sẽ tạo ra vết thương nhỏ rồi đưa các thiết bị như dây dẫn, ống thông vào bên trong cơ thể bệnh nhân. Sau đó chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác rồi điều trị kịp thời để tránh di căn.

Ung thư hạch bạch huyết

Điều trị can thiệp ung thư hạch bạch huyết

Vết cắt (vết thương nhỏ) thường có kích cỡ lớn bằng hạt gạo, không cần mổ xẻ, để lại nhiều dấu vết. Thuốc điều trị sẽ tác động trực tiếp vào vùng cơ thể bị tế bào ung thư tổn thương. Trong quá trình điều trị can thiệp, bác sĩ sẽ triển khai thêm điều trị nút mạch để ngăn cơ thể cung cấp máu cho khối u, ức chế khối u phát triển.

Cấy hạt phóng xạ

Đây là phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết hiệu quả. Các bác sĩ sẽ cấy hạt phóng xạ 125l vào bên trong hạch bạch huyết hoặc các hạch di căn. Hạt phóng xạ sẽ đảm bảo việc chiếu xạ liều thấp liên tục và trực tiếp vào khối u. Tế bào ung thư lúc đấy sẽ bị tiêu diệt, hạn chế tình trạng di căn, khối u phát tán sang các bộ phận khác.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết

Người bệnh sau khi biết chính xác tình trạng bệnh lý của mình, tốt nhất cần thực hiện những điều được liệt kê dưới đây để cải thiện sức khỏe, hạn chế di căn của ung thư hạch:

  • Sinh hoạt chế độ sống lành mạnh.
  • Siêng năng tập thể dục thể thao.
  • Không sử dụng các chất kích thích.
  • Điều trị những bệnh lý đồng mắc.
  • Tái khám định kỳ, tuân thủ mọi chỉ định từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, để có sức khoẻ tốt hơn trong quá trình điều trị, người bệnh ung thư hạch bạch huyết có thể bổ sung 2,3 ly Leanmax Hope mỗi ngày vào các bữa phụ. Sản phẩm dinh dưỡng y học cho người ung thư - Leanmax Hope đã được chứng minh lâm sàng tăng cân khối cơ sau 8 tuần.

Leanmax Hope dinh dưỡng y học cho người ung thư. TÌM HIỂU THÊM

Lời kết

Ung thư hạch bạch huyết là dạng ung thư nguy hiểm có biểu hiện bệnh không rõ ràng. Do đó nhiều người khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn nặng, đã di căn nên quá trình điều trị khá phức tạp. Hy vọng bài viết của Nutricare Pharma đã giúp bạn hiểu thêm về ung thư hạch.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.