Ung thư gan có ghép gan được không? Ghép bằng phương pháp nào?

Điều trị ung thư gan bằng cách ghép gan đang là phương pháp mới được nhiều bệnh viện thực hiện. Tuy nhiên ung thư gan có ghép gan được không vẫn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Vậy thực tế phương pháp ghép gan có thực hiện được với người bị ung thư không và thực hiện như thế nào? Mời bạn cùng Nutricare Pharma tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu rõ.

>> Dinh dưỡng cho người ung thư

Ung thư gan có ghép gan được không?

Ngày nay với sự phát triển vượt trội của nền y học, việc ghép gan cho bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể thực hiện được. Ghép gan là  thủ thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ gan của bệnh nhân có các vấn đề về gan như ung thư bằng gan của một người khỏe mạnh bình thường.

Bệnh ung thư gan hoàn toàn có thể thực hiện ghép gan

Gan ghép cho bệnh nhân ung thư được lấy từ người còn sống hoặc gan của người hiến tặng đã tử vong. Những trường hợp này đều cần phải xét nghiệm, kiểm tra về độ phù hợp mới được tiến hành ghép gan.

>> Xơ gan giai đoạn cuối nên ăn gì? Tổng hợp thực phẩm tốt với bệnh nhân

Điều kiện để thực hiện phương pháp ghép gan?

Mặc dù ghép gan có thể thực hiện được nhưng cần có những điều kiện nhất định để thực hiện. Không phải ai cũng may mắn để được ghép gan vì nhiều lý do khác nhau hoặc không đảm bảo đủ điều kiện. Người có thể tiến hành ghép gan phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí dưới đây:

  • Người có khả năng sống sót và phục hồi sau ca phẫu thuật có tỷ lệ cao.
  • Các biến chứng có thể xảy ra được chẩn đoán thấp.
  • Người bệnh đáp ứng với các loại thuốc chống thải ghép gan.
  • Luôn tự nguyện và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện một cách nghiêm túc.
  • Đảm bảo không tiếp cận với những nguyên nhân gây ra ung thư gan như rượu bia hay virus gây ra viêm gan.

Đối tượng nào không thực hiện ghép gan?

Bên cạnh các trường hợp phù hợp để ghép gan ở trên cũng có những trường hợp được chỉ định không phù hợp như:

  • Người bị tăng huyết áp phổi tình trạng nặng.
  • Người đang bị mắc các bệnh nội khoa năng khó hoặc không phục hồi.
  • Bệnh ung thư đã di căn ngoài gan.
  • Toàn thân bị nhiễm trùng, không kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng.
  • Người sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia...
  • Người bị bệnh tâm thần nặng, không kiểm soát được hành vi.
  • Người từng có tiền sử không tuân theo phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Để ghép được gan, bệnh nhân ung thư cần đáp ứng điều kiện nhất định

Phương pháp ghép gan được tiến hành như thế nào?

Chắc hẳn khi biết ung thư gan có ghép gan được không bạn sẽ muốn biết phương pháp đó sẽ được thực hiện như thế nào? Việc tiến hành ghép gan được thực hiện theo 4 giai đoạn chính gồm đánh giá tình trạng bệnh nhân, đợi có gan phù hợp, phẫu thuật và hậu phẫu. Cụ thể:

Tìm hiểu về tình trạng bệnh nhân

Trong giai đoạn này, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm để đánh giá khả năng phù hợp cho việc ghép gan. Ngoài việc đánh giá tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân, các bác sĩ cũng xem xét về lối sống, chế độ ăn uống, khả năng phục hồi và nguy cơ tái phát bệnh. Các xét nghiệm thông thường được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp X-quang.
  • Kiểm tra tim, ví dụ như điện tâm đồ (ECG).
  • Kiểm tra chức năng hô hấp, ví dụ như hô hấp ký.
  • Nội soi.

Đợi gan phù hợp

Nếu đủ điều kiện để tiến hành ghép gan, tên của bạn sẽ được đưa vào danh sách người cần ghép gan. Khi đó bạn chỉ có thể chờ đợi cho đến khi có một người hiến gan tương thích với bạn. Thường thì người thân trong gia đình có tỷ lệ tương thích nội tạng cao hơn so với người khác.

Ung thư gan có ghép gan được không? Loại gan nào phù hợp?

Trong một số trường hợp, một thành viên trong gia đình có thể trở thành người hiến tặng gan, lúc này thời gian chờ đợi thường không lâu. Tuy nhiên, đối với những người không có gan ghép phù hợp, thời gian chờ đại có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm mới tìm được gan phù hợp.

Thực hiện phẫu thuật

Khi tìm được gan tương thích, bệnh nhân cần đến bệnh viện sớm nhất có thể. Tại đó, họ sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để đảm bảo khả năng phẫu thuật. Trong quá trình ghép gan, các bác sĩ thực hiện các bước sau:

Gây mê toàn thân

Quá trình gây mê phải được kiểm tra trước vì đôi khi bệnh nhân có thể bị dị ứng với một số loại thuốc gây mê, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đau họng, chóng mặt hoặc rét run. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể tỉnh dậy trong quá trình phẫu thuật hoặc gặp nguy hiểm đến tính mạng do phản ứng với thuốc gây mê.

Tiến hành cắt mở

Các bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt ngang qua bụng và một đường cắt dọc lên phía ngực. Từ đó loại bỏ các khối u gan và thay thế chúng bằng phần gan mới từ người hiến. Bác sĩ sẽ thực hiện kết nối phần gan mới với các mạch máu và ống mật của bệnh nhân.

Đóng vết mổ

Sau khi đã kết nối phần gan mới và gan cũ, các bác sĩ sẽ khâu vết thương ở bụng lại. Thông thường việc phẫu thuật ghép gan thường mất khoảng 8 giờ thực hiện. Tuy nhiên, trong những trường hợp phức tạp, thời gian phẫu thuật có thể kéo dài hơn.

Hậu phẫu

Nếu quá trình chuẩn bị và phẫu thuật gặp khó khăn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, việc phục hồi sẽ càng tiềm ẩn nguy hiểm. Bởi thực tế, giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật là thời điểm dễ phát sinh biến chứng gây nguy hiểm cho bệnh nhân, có thể dẫn đến tử vong.

Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt

Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được chăm sóc trong phòng đặc biệt và được trang bị các thiết bị hỗ trợ. Sau vài ngày, bệnh nhân có thể chuyển sang phòng bình thường và sau khoảng 2 tuần có thể được xuất viện. Sau ghép gan, bệnh nhân sẽ phải duy trì việc sử dụng thuốc chống tự miễn suốt đời. Điều này nhằm mục đích ngăn chặn quá trình tự miễn của cơ thể.

>> Hoa đu đủ đực chữa ung thư gan: Thành phần, tác dụng chi tiết

Sau khi ghép gan có vấn đề gì không?

Phần lớn người ghép gan đều phục hồi nhanh sau phẫu thuật và có thể trở lại công việc, cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, một số người có thể đối mặt với những vấn đề sau phẫu thuật như:

  • Đào thải gan mới: Mặc dù đã sử dụng thuốc chống đào thải, một số bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc chấp nhận gan mới và cơ thể từ chối gan ghép.
  • Tái phát bệnh gan: Một số bệnh về gan có thể tái phát sau quá trình ghép gan bởi gan mới cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lý ban đầu.
  • Tác dụng phụ của thuốc chống đào thải: Thuốc chống đào thải gan có thể gây ra tác dụng phụ ngắn hạn như tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư khác.

Người bệnh cần làm gì sau khi ghép gan?

Khi đã biết câu trả lời ung thư gan có ghép gan được không, thực hiện như thế nào, người bệnh còn cần phải biết làm gì sau khi phẫu thuật. Cụ thể:

  • Người bệnh cần tái khám và thực hiện một vài xét nghiệm về máu, chẩn đoán hình ảnh thường xuyên để đảm bảo ung thư gan không quay trở lại.
  • Chủ động theo dõi và quan sát các triệu chứng của ung thư gan. Nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào cần liên hệ ngay với bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu của việc tái phát ung thư gan.
  • Nếu trường hợp ung thư gan bị tái phát, bác sĩ sẽ có những tư vấn và phương pháp điều trị bệnh cụ thể.

Bệnh nhân sau khi ghép gan cần tái khám và theo dõi sát sao

Lời kết

Bài viết đã giải đáp ung thư gan có ghép gan được không cùng với những thông tin liên quan về điều kiện và phương pháp ghép gan. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề và quyết định lựa chọn phương pháp thực hiện. Mọi thắc mắc hay đóng góp cho bài viết bạn có thể để lại lời bình cuối bài, Nutricare Pharma sẽ giải đáp và cập nhật nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, đối với người bệnh ung thư gan, bạn có thể tham khảo thêm dòng sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope. Bổ sung 2,3 ly Leanmax Hope mỗi ngày vào các bữa phụ sẽ hỗ trợ người bệnh ung thư cải thiện được cân nặng, khối cơ. Ngoài ra, sản phẩm cũng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, tiêu hóa tốt, giúp người bệnh nâng cao thể trạng, đáp ứng được quá trình điều trị bệnh.

Leanmax Hope đã được chứng minh tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. TÌM HIỂU NGAY

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.