Ung thư có di truyền không? Các bệnh ung thư di truyền
Bệnh ung thư là một trong những căn bệnh có nguy cơ gây tử vong cao trên thế giới nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm. Một trong những nguyên nhân của bệnh ung thư được chỉ ra đó là gen di truyền. Vậy thực chất ung thư có di truyền không? Những căn bệnh ung thư nào có tỷ lệ di truyền cao hiện nay? Hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết này nhé.
>> Dinh dưỡng cho người ung thư
Cơ chế hình thành và phát triển của bệnh ung thư
Để xác định được bệnh ung thư có di truyền không, bạn cần hiểu về cơ chế mà căn bệnh này hình thành và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo một cách dễ hiểu, mỗi tế bào bên trong cơ thể sẽ được “lập trình” theo một vòng đời lặp đi lặp lại đó là: phát triển, thực hiện nhiệm vụ và chết đi theo thời gian.
Bệnh ung thư là chỉ tình trạng các tế bào trong cơ thể không hoạt động bình thường như đã được lập trình. Thay vào đó, các tế bào đó có sự phát triển tăng đột biến và khó kiểm soát. Đồng thời chúng xâm lấn và gây ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể.
Cơ chế hình thành và phát triển của bệnh ung thư
Khi cơ thể con người tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây bệnh ung thư từ môi trường sống, làm việc hay di truyền sẽ hình thành nên các biến đổi gen. Các tế bào ung thư có thể hình thành và phát triển tại bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và không phân biệt độ tuổi, giới tính. Các tế bào ung thư có thể làm mất chức năng và cấu trúc của tế bào bằng cách kích hoạt các gen ức chế hình thành khối u.
Sự biến đổi DNA của tế bào đã thúc đẩy quá trình các tế bào bình thường chuyển sang các tế bào ung thư ác tính. Mỗi tế bào chứa một số lượng lớn DNA, gồm các gen riêng lẻ. Trong đó, các tế bào chức năng sẽ được các gen chỉ dẫn để thực hiện các chức năng và phân chia các tế bào mới được tạo ra trong cơ thể. Khi có vấn đề xảy ra trong các gen này, tế bào không thể đảm nhận hoạt động như bình thường và dần trở thành tế bào ung thư.
>> Ung thư lưỡi giai đoạn đầu: Các biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
Vậy bệnh ung thư liệu có di truyền không?
Quá trình hình thành, phát triển và sản sinh các tế bào mới sẽ được thực hiện khi cơ thể khỏe mạnh. Như đã nêu ở trên, các tế bào sẽ thực hiện vai trò của chúng và chết đi, các tế bào mới được sinh ra theo chu kỳ vòng lặp. Tuy nhiên đối với bệnh ung thư thì tình trạng này sẽ khó kiểm soát, các tế bào ác tính sẽ sản sinh quá mức gây ra khối u. Trong cấu trúc gen thì đây là một hiện tượng không bình thường và được gọi là đột biến gen.
Dưới môi trường sống, chế độ sinh hoạt của các thành viên trong gia đình có thể gây ảnh hưởng và tạo nên đột biến gen đối với người bệnh. Nếu ngay từ thế hệ trước đã xuất hiện gen đột biến thì rất có khả năng nó sẽ di truyền sang thế hệ đời con cháu về sau.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng ung thư có tính di truyền
Các gen đột biến di truyền đó được gọi là hội chứng ung thư gia đình. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị mắc bệnh ung thư do đột biến gen nhưng không có dấu hiệu di truyền từ các thế hệ sẽ không được xét vào nhóm hội chứng này. Đây là căn bệnh ung thư chỉ xuất hiện và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh mà không ảnh hưởng đến trứng hoặc tinh trùng. Hầu hết tỷ lệ mắc ung thư do yếu tố di truyền thường thấp hơn so với mắc ung thư do các yếu tố không di truyền.
Mỗi người khi sinh ra sẽ mang bản sao từ các gen của bố và mẹ. Nếu một bản sao bất thường được thừa hưởng từ bố mẹ sẽ khiến các tế bào có thể bị đột biến. Hầu hết, các bản sao từ gen vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp một bản sao gen không hoạt động, lúc này chức năng sẽ mất đi. Điều này sẽ khiến các tế bào có sự tăng trưởng và phân chia không kiểm soát. Từ đó khiến các khối u phát triển quá mức và gây nên bệnh ung thư.
Các bệnh ung thư di truyền thường gặp
Có nhiều bệnh ung thư di truyền khác nhau, trong đó một số bệnh phổ biến thường gặp đó là:
Ung thư vú
Khi có người trong nhà bạn bị mắc bệnh ung thư vú thì khả năng những người còn lại bị mắc bệnh này cao gấp 3 lần. Đã có nhiều trường hợp trong gia đình gặp vấn đề bị bệnh ung thư vú. Đặc biệt ở những người dưới có độ tuổi dưới 50 có khả năng cao mang trong mình các gen đột biến ung thư vú di truyền.
Bệnh ung thư vú có khả năng di truyền rất cao
Ung thư buồng trứng
Theo thống kê có khoảng từ 20% đến 25% những người bị bệnh ung thư buồng trứng có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này là dấu hiệu cảnh báo đối với các thành viên nữ nên hãy đến ngay bệnh viện để thực hiện xét nghiệm, sàng lọc ung thư.
Ung thư tuyến tụy
Theo thông tin chia sẻ từ một trang tin tức có tên là Verywell Health, trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư tuyến tụy thì khả năng các thành viên cũng có nguy cơ mắc cao. Các chuyên gia đã phát hiện khoảng 13% đến 19% trường hợp bệnh nhân mắc căn bệnh này đều có tính chất gia đình.
Các thành viên có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tụy khi gia đình có tiểu sử
Ung thư đại trực tràng
Hai bệnh lý phổ biến liên quan đến trực tràng có nguồn gốc di truyền là bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không polyp và đa polyp đại trực tràng gia đình. Để có biện pháp phòng ngừa và chẩn đoán kịp thời, việc phát hiện các thành viên trong gia đình mang gen bệnh rất quan trọng.
Ung thư nội mạc tử cung
Có khoảng 5% trường hợp mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung trong độ tuổi trẻ hơn từ 10 – 20 tuổi bắt nguồn từ yếu tố di truyền.
Ung thư tuyến tiền liệt
Hiệp hội Ung thư Mỹ đã chia sẻ, một gen đột biến có thể gây ra nhiều căn bệnh ung thư khác nhau cho cả nam và nữ. Trong đó, BRCA1 và BRCA2 là hai gen đột biến thường gặp nhất khi gây nên các căn bệnh ung thư bao gồm: ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy.
\
Gen đột biến có thể gây ung thư tuyến tiền liệt cho cả nam và nữ
Ung thư phổi
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Phổi Quốc tế, những người thành viên trong gia đình theo thế hệ cấp một như: bố mẹ, con, anh/chị/em) có khả năng mắc bệnh ung thư phổi cao hơn so với người bình thường.
Ung thư tuyến giáp
Bệnh ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến nhất trong các bệnh ung thư tuyến nội tiết. Thông thường, loại ung thư này xuất phát từ tuyến giáp biệt hóa. Nếu được điều trị đúng phương pháp và tuân theo liệu trình thì có thể cải thiện căn bệnh này. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp biệt hóa có tiên lượng xấu hơn và có yếu tố di truyền mạnh.
>> Dấu hiệu ung thư máu, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Mách bạn: Những người bị ung thư đang trong quá trình điều trị, đặc biệt là phương pháp xạ trị hoặc hóa trị thường cơ thể sẽ rất uể oải, mệt mỏi và giảm sút cân nặng. Do đó, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope cho người ung thư để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện cân nặng, khối cơ, tăng sức đề kháng, giảm viêm và giúp ăn ngon miệng hơn.
Hỗ trợ điều trị ung thư bằng cách bổ sung sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope đã được chứng minh tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. TÌM HIỂU NGAY
Lời kết
Bài viết trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: Ung thư có di truyền không. Qua đây cũng có thể thấy di truyền là một trong những yếu tố có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư. Hy vọng những chia sẻ của Nutricare Pharma sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin rõ hơn.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.