Những người mắc bệnh ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Những người mắc ung thư thường rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình. Các loại thực phẩm mà họ lựa chọn luôn phải tốt cho sức khỏe, lành tính và an toàn tuyệt đối. Bởi vậy nên không ít bệnh nhân đang băn khoăn liệu ung thư có ăn được trứng vịt lộn không? do đây là một món rất quen thuộc và hấp dẫn. Hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu câu trả lời trong nội dung sau đây bạn nhé.
>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Tại sao trứng vịt lộn lại là nguồn thực phẩm bổ dưỡng?
Từ xa xưa, ông cha ta đã nhận định trứng vịt lộn là một món ăn rất bổ dưỡng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Thậm chí nó còn trở thành bài thuốc được lưu truyền trong dân gian với tác dụng dưỡng huyết, ích trí, bồi bổ cơ thể,...
Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ ra rằng trong 100g trứng vịt lộn đang có hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- 182 kcal
- 13,6 gam protein
- 12,4 gam lipid
- 82 mg canxi
- 212 gam photpho
- beta carotene
- Các vitamin nhóm A, B, C
- Kẽm: 7% RDI
- Sắt: 4% RDI
- 600 mg cholesterol
Có thể thấy, trứng vịt lộn rất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp để chúng ta dùng vào buổi sáng hoặc sau khi vận động vì lúc này quá trình trao đổi chất diễn ra sẽ làm tiêu hao năng lượng. Dù vậy, do hàm lượng protein và cholesterol khá cao nên mọi người dùng nhiều sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Trong một số trường hợp, nó còn gây ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp, làm vàng da,...
Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng
>> Tham khảo thêm sản phẩm: Leanpro Hope 400g
Bị ung thư có được ăn trứng vịt lộn không?
Rất nhiều người cho rằng trứng vịt lộn là “khắc tinh” với người bị ung thư nhưng chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng minh về điều này. Trên thực tế, người bệnh vẫn ăn được món này nhưng cần kiểm soát về số lượng và nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ điều trị.
Còn theo Giáo sư Nguyễn Bá Đức - giám đốc Bệnh viện K trung ương đã khẳng định người bị ung thư không phải kiêng bất cứ loại thực phẩm nào. Bởi vì lúc này cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng suy kiệt do các tế bào bị tổn thương nên cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Việc bổ sung 2-3 ly sữa Leanmax Hope mỗi ngày hỗ trợ người bệnh tăng cường sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng. MUA NGAY
Đặc biệt, beta carotene có trong trứng vịt lộn còn có chức năng như một chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do gây hại phát triển là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Vì thế, nếu người bệnh kiêng khem quá mức thì khả năng chết vì suy kiệt, thiếu chất còn cao hơn.
Tuy nhiên, nếu chúng ta đang mắc các bệnh khác liên quan đến cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, tim mạch, gút,... cần chú ý về lượng dùng loại thực phẩm này. Một số đối tượng đặc biệt khác như trẻ em và phụ nữ có thai cũng cần ăn ít để tránh đầy bụng, khó chịu, còn bình thường chỉ nên sử dụng 1-2 quả/tuần.
Người bị ung thư chỉ nên ăn từ 1-2 quả trứng vịt lộn/tuần
Bệnh nhân ung thư nào nên hạn chế ăn trứng vịt lộn?
Trứng vịt lộn khá bổ dưỡng khi bổ sung vào cơ thể, tuy nhiên món ăn này không phù hợp với tất cả bệnh nhân ung thư. Một số trường hợp cụ thể bệnh nhân nên kiêng ăn càng ít càng tốt để bảo vệ sức khỏe, cụ thể:
Người có bệnh lý tim mạch, gan và mỡ máu
Bệnh nhân ung thư nên hạn chế ăn trứng vịt lộn nếu thể chất của mình có sẵn một số bệnh nền về tim mạch, gan và mỡ máu cao. Trong trứng vịt lộn có nhiều protein và cholesterol do đó khi bệnh nhân ăn sẽ tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh nhân ung thư có một số bệnh nền nên kiêng trứng vịt lộn
Người thừa cân, béo phì
Bệnh nhân ung thư nào có thể trạng thừa cân, béo phì cũng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Khi trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, tế bào ung thư trong cơ thể sẽ có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ hơn.
Bệnh nhân ung thư có thể trạng mũm mĩm, thừa cân nên ăn ít trứng vịt lộn lại
>> Tham khảo thêm: Ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không? Tác dụng của yến với bệnh tuyến giáp
Những món ngon từ trứng vịt lộn cho người bị ung thư
Người mắc bệnh ung thư tuy không nên ăn nhiều trứng vịt lộn nhưng vẫn có thể bổ sung loại thực phẩm này 1-2 lần/tuần để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau đây là một số công thức chế biến món ngon đơn giản nhưng rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
Cháo trứng vịt lộn
Nếu bạn chưa biết nên nấu gì cho người bị ung thư để dễ ăn và lấy lại khẩu vị có thể tham khảo cháo trứng vịt luôn. Món này rất thơm ngon, bổ dưỡng lại dễ ăn và không tanh chút nào.
Với mỗi lần nấu, chúng ta sẽ chuẩn bị 1-2 quả trứng vịt lộn, 2-3 nắm gạo, khoảng 50g nấm rơm, 100g thịt băm, 50g hành phi thơm, ½ muỗng cà phê tỏi băm, rau răm và một số gia vị nêm cơ bản. Cách để mọi người thực hiện cơ bản như sau:
- Bước 1: Mọi người cần rửa sạch nấm và rau răm cắt vừa ăn, hành tím đem băm nhuyễn.
- Bước 2: Luộc trứng vịt lộn đã rửa sạch trong 500ml nước khoảng 15 phút rồi vớt ra để nguội và bóc vỏ.
- Bước 3: Chúng ta sẽ ướp thịt băm với các gia vị nêm sao cho vừa với khẩu vị ăn hàng ngày trong vòng 5 phút cho ngấm rồi cho vào chảo dầu đảo đều tay cho chín. Tiếp đó, bạn sẽ bỏ thêm nấm rơm vào nấu 2-3 phút nữa.
- Bước 4: Chúng ta sẽ cho gạo vào 500ml để nấu cháo, đến khi hạt nở đều và đặc lại thì cho nấm và thịt xào đã xào chín vào và đun thêm khoảng 10 phút nữa. Trong thời gian này mọi người có thể nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn hơn.
- Bước 5: Cho trứng vịt lộn đã bóc vỏ vào để nóng lại rồi tắt bếp và dùng nóng. Mọi người nên rắc thêm chút rau răm đã thái nhỏ lên trên để món ăn dậy mùi thơm.
Cháo trứng vịt lộn giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng
>> Xem thêm:
Vịt lộn hầm thuốc bắc
Còn nếu mọi người muốn đổi bữa cho người bệnh bằng một món ăn lạ miệng nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng có thể làm vịt lộn hầm thuốc bắc, chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
- 1-2 quả trứng vịt lộn
- 50g thuốc bắc (có thể mua túi nhỏ đóng sẵn)
- Gừng thái sợi, hành tím, ngải cứu
- Gia vị nêm tùy theo khẩu vị
Cách làm:
- Bước 1: Các bạn cần rửa sạch các nguyên liệu trong thuốc bắc và để ráo nước. Còn ngải cứu chúng ta sẽ rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn.
- Bước 2: Mọi người sẽ luộc vịt lộn trong vòng 15 - 20 phút rồi vớt ra ngoài, để ráo và bóc vỏ, đồng thời giữ lại phần nước bên trong trứng.
- Bước 3: Chúng ta sẽ phi thơm hành tím rồi cho gừng thái sợi và phần thuốc bắc đã rửa sạch vào đảo đều khoảng 1 phút. Tiếp đó, các bạn chỉ cần cho thêm khoảng 300ml nước vào đun sôi trong khoảng 30-40 phút.
- Bước 4: Cho ngải cứu và trứng vịt lộn vào nồi hầm thêm khoảng 3-5 phút nữa là món ăn của mọi người đã hoàn thành.
Món ăn này rất tốt cho sức khỏe của người mắc ung thư
Trứng vịt lộn um bầu
Món ăn này cực kỳ dễ làm, lại thanh mát và đầy đủ chất dinh dưỡng nên rất thích hợp cho người bị ung thư dùng để bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, chúng ta chỉ cần tận dụng một số nguyên liệu sẵn trong bếp là có thể hoàn thành món ăn nhanh chóng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1-2 quả trứng vịt lộn
- ⅓ quả bầu nhỏ
- 2 củ hành tím
- Rau răm, hành lá
- Gia vị nêm tùy theo khẩu vị
Cách làm:
- Bước 1: Chúng ta cần rửa sạch trứng vịt lộn luộc trong nước sôi khoảng 25 - 30 phút rồi vớt ra, để nguội và bóc vỏ.
- Bước 2: Gọt vỏ ⅓ quả bầu, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Hành tím bóc vỏ, rau răm và hành lá cắt nhỏ.
- Bước 3: Mọi người cần phi thơm hành tím cho dậy mùi, sau đó nêm ớt bột, nước mắm, muối, bột ngọt, tiêu xay vừa với khẩu vị ăn hàng ngày vào rồi đảo đều. Tiếp đó, các bạn sẽ bỏ trứng vịt lộn vào để thêm khoảng 1 - 2 phút cho ngấm gia vị.
- Bước 4: Cho bầu và 200ml nước lọc đun khoảng 20 phút nữa rồi thêm hành lá, rau răm vào vào là món ăn của chúng ta đã hoàn thành.
Trứng vịt lộn um bầu giúp người bệnh ung thư ăn ngon miệng hơn
Người bị ung thư cần lưu ý gì khi dùng trứng vịt lộn?
Người bệnh có thể bổ sung trứng vịt lộn vào khẩu phần ăn của mình nhưng để tốt cho sức khỏe chúng ta cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:
- Người bị ung thư chỉ nên ăn tối 2 quả trứng vịt lộn/tuần để tránh làm tăng lượng cholesterol trong máu và gây ra các bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp,... Ngoài ra, chúng ta cũng nên cân đối các chất dinh dưỡng trong bữa ăn, tránh tình trạng dư thừa chất.
- Chúng ta chỉ nên ăn trứng vịt lộn vừa nấu chín, hạn chế để lâu hoặc qua đêm có thể sản sinh ra vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, khó tiêu,...
- Hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân mắc ung thư sẽ kém hơn người bình thường nên cần hạn chế dùng trứng vịt lộn vào buổi tối, đặc biệt là đêm khuya. Bởi vì lúc này cơ thể chúng ta cần nghỉ ngơi, nếu dạ dày phải hoạt động liên tục để tiêu thụ hết chất dinh dưỡng có trong món ăn sẽ rất hại.
- Nếu bệnh nhân có thói quen thích uống trà thì tuyệt đối không nên dùng ngay sau khi ăn trứng vịt lộn vì thành phần của chúng sẽ phản ứng với nhau gây kích ứng nhu động ruột.
- Bệnh nhân ung thư nên ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm và gừng bởi vì hệ tiêu hóa khá kém. Gừng và rau răm sẽ loại bỏ sự khó tiêu, lạnh bụng và đầy hơi.
Người mắc bệnh ung thư không nên ăn nhiều trứng vịt lộn
>> Tham khảo thêm: Ung thư tuyến giáp nên ăn trái cây gì? Gợi ý hoa quả tốt cho người bệnh tuyếp giáp
Lời kết
Tóm lại, nội dung trong bài viết hôm nay đã giúp độc giả trả lời được câu hỏi ung thư có ăn được trứng vịt lộn không? Trên thực tế, người bệnh vẫn nên bổ sung loại thực phẩm dinh dưỡng này vào khẩu phần của mình nhưng phải với liều lượng nhất định để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ quá trình điều trị. Đặc biệt là dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng cao, giúp người bệnh chống lại tình trạng suy mòn, suy dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo dòng sữa chuyên biệt cho người bệnh ung thư: Leanmax Hope - đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ sau 8 tuần:
Leanmax Hope – Dinh dưỡng y học chuyên biệt cho người bệnh ung thư. MUA NGAY
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái