Người bệnh ung thư có ăn được hải sản không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Bệnh nhân ung thư cần bổ sung đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng nhằm cung cấp dưỡng chất chống chọi lại quá trình điều trị bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh nhân ung thư nên bổ sung 10% đạm từ các loại thủy hải sản như cá, tôm, hàu, cua,... Tại bài viết sau đây Nutricare Pharma sẽ giải đáp thắc mắc câu hỏi Ung thư có ăn được hải sản không? và chia sẻ các loại hải sản có lợi và có hại đến bệnh nhân ung thư đến các bạn. 

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Ung thư có ăn được hải sản không?

Theo bác sĩ chuyên khoa ung bướu bệnh nhân ung thư cần dung nạp cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ: 30% từ các loại hạt; 30% từ các loại củ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật thịt, trứng, cá, tôm, bào ngư, cá hồi, cua cá quả, sò huyết,… và 10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác. Vậy ung thư có ăn được hải sản không? câu trả lời là Có. Bệnh nhân ung thư có thể ăn hải sản với liều lượng phù hợp. 

Người bệnh ung thư có ăn được hải sản không?

Bệnh nhân ung thư có thể ăn các loại hải sản lành tính

Các loại hải sản là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cao. Trong hải sản có chứa hàm lượng canxi, chất đạm, omega-3, protein cao, ngược lại hàm lượng chất béo bão hòa trong hải sản rất thấp. Bên cạnh đó hàm lượng các khoáng chất, vitamin, vi chất trong hải sản vô cùng phong phú. Có thể kể đến như: Protid, lipid, vitamin B12, vitamin P1, P2 và kẽm. 

Thành phần vitamin A, omega 3/6, DHA trong các loại cá biển còn mang đến tác dụng tốt cho mắt, hệ thần kinh, não bộ. Vitamin D và canxi trong hải sản tốt cho xương, giúp tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng. Hàm lượng omega - 3 và selenium có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa các tế bào lão hóa, tăng miễn dịch chống lại ung thư. 

Những loại hải sản tốt cho bệnh nhân ung thư

Ung thư có ăn được hải sản không? Theo khuyến cáo có đến 10% chất đạm trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư được dung nạp từ hải sản. Các loại cá biến, tôm, cua cung cấp năng lượng, protein ở dạng thịt trắng, dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn so với thịt đỏ hay thịt động vật. Bệnh nhân ung thư nên ăn một số loại hải sản mang đến tác dụng tốt như: 

Người bệnh ung thư có ăn được hải sản không?

Những loại hải sản tốt cho bệnh nhân ung thư

Các loại cá biển

Ung thư có ăn được hải sản không? Bệnh nhân ung thư được ăn các loại cá biển lành tính đã được nấu chín. Cá biển mang lại giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho cơ thể người bệnh. Các loại cá biển mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư bao gồm: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá tuyết, cá thu, cá mú, cá trích,...

Trong các loại cá biển chứa nhiều chất đạm dễ dung nạp và tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa suy yếu ở bệnh nhân ung thư. Ngoài ra trong cá biển còn chứa các acid amin giúp tạo khối cơ, cung cấp năng lượng cao giúp duy trì và phục hồi sức khỏe. Hàm lượng I-ốt trong cá biển giúp tuyến giáp tổng hợp các hormon từ đó điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Cá biển còn cung cấp các khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể như: Phốt pho, kali, kẽm, canxi, selen,… và Vitamin A, D, vitamin nhóm B,… Hàm lượng chất béo tốt trong cá biển giúp kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng đau xương khớp ở bệnh nhân ung thư. 

Người bệnh ung thư có ăn được hải sản không?

Những loại hải sản tốt cho bệnh nhân ung thư

Các loại tôm biển

Bệnh nhân ung thư có thể bổ sung dưỡng chất thông qua việc ăn các loại tôm biển đã được nấu chín. Trong tôm chứa hơn 20 loại vitamin và khoáng chất mang đến nguồn dưỡng chất thiết yếu cho bệnh nhân. Trong đó có thể kể đến các chất như: Kẽm, magie, canxi, photpho, đồng, kali, sắt, mangan, I-ốt, vitamin B12,… 

Trong tôm còn chứa nhiều chất đạm các axit béo như omega 3, omega 6. Bệnh nhân ung thư nên ăn các món tôm luộc, hấp, chế biến đơn giản, không nên ăn tôm sống, tôm nướng hay tôm chiên nhiều dầu mỡ. Mỗi ngày không nên ăn quá 100g tôm. Ngoài ra không nên kết hợp tôm với các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi,...

Nên ăn hàu đã nấu chín

Ung thư có ăn được hải sản không? Bệnh nhân ung thư có thể ăn hàu nấu chín nhằm bổ sung dưỡng chất. Hàu là hải sản chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt mềm, dễ dung nạp và tiêu hóa. Trong 100g hàu tươi chứa đến: 375mg kali; 270mg natri; 100mg phốt-pho; 47,8mg kẽm, 35mg canxi; 11,5mg đồng; 10,9g protein; 10mg magiê; 5,5mg sắt; 1,5g chất béo. 

Người bệnh ung thư có ăn được hải sản không?

Những loại hải sản tốt cho bệnh nhân ung thư

Hàu biển còn chứa nhiều Acid taurine, vitamin A, B1, B2 và các vi nguyên tố khác,… Bệnh nhân ung thư nên ăn hàu được chế biến kỹ lưỡng, không được ăn hàu sống tránh nguy cơ tiêu chảy, giun sán, buồn nôn,... Người nhà có thể chế biến các món từ hàu như: Cháo hàu, canh hàu nấu chua, hàu rán trứng,... Mỗi ngày bệnh nhân có thể ăn từ 1-2 con hàu. 

>> Xem thêm: Ung thư nên kiêng ăn gì?

Rong biển, tảo biển 

Ung thư có ăn được hải sản không? Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo bổ sung dinh dưỡng thông qua việc ăn rong biển, tảo biển. Các loại rong biển, tảo biển được xem là thực phẩm xanh cung cấp chất đạm dễ dung nạp và tiêu hóa cho người bệnh. Rong biển, tảo biển chứa hàm lượng vitamin, chất xơ, chất đạm và khoáng chất dồi dào. 

Theo nghiên cứu hoạt chất fucoidan trong tảo biển mang đến nhiều tác dụng đối với bệnh nhân ung thư như: Kích thích các tế bào ung thư tự tiêu diệt và chết đi; Ngăn chặn mạch máu ở các tế bào ung thư, khiến chúng không nhận được dinh dưỡng; Giảm các tác động không mong muốn trong quá trình điều trị hóa trị, xạ trị; Tăng cường hệ miễn dịch, khả năng đề kháng. 

Người bệnh ung thư có ăn được hải sản không?

Những loại hải sản tốt cho bệnh nhân ung thư

Bào ngư

Bệnh nhân ung thư có ăn được hải sản không? Bào ngư là thực phẩm mang đến nhiều tác dụng tốt đối với bệnh nhân ung thư. Trong thịt bào ngư chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, cung cấp dinh dưỡng cân bằng cho người bệnh. Bào ngư có thể chế biến thành nhiều món ăn phù hợp với người bệnh như cháo, canh,... Bào ngư giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi thể trạng trong quá trình điều trị hóa trị, xạ trị, tăng miễn dịch, đề kháng cho người bệnh.

Bệnh nhân ung thư nên kiêng loại hải sản nào? 

Từ nội dung chia sẽ trên, bạn cũng đã biết câu trả lời cho câu hỏi: Ung thư có ăn được hải sản không? Và bệnh nhân ung thư được ăn hải sản, tuy nhiên trên thực tế không phải loại hải sản nào cũng mang lại tác dụng tốt với người bệnh. Cụ thể bệnh nhân ung thư nên kiêng một số loại hải sản sau đây: 

Kiêng các loại nghêu, sò, ốc

Các loại nghêu, sò, ốc sống tại khu vực bùn sâu thường chứa nhiều độc tố có thể gây hại đến người bệnh. Ngoài ra trong các loại hải sản này thường chứa tảo độc và không thủy phân khi chế biến, nếu người bệnh ăn sẽ khiến cơ thể nhiễm độc, làm bệnh tình nặng hơn. 

Các loại hải sản sống tại khu vực nhiễm độc

Các loại hải sản sinh trưởng tại khu vực nhiễm độc như nhiễm chì, thủy ngân, chất phóng xạ, khu vực ô nhiễm nguồn nước,... đều chứa độc tố trong cơ thể. Khi người bệnh dung nạp các loại hải sản này có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng từ từ hoặc tức thì đến cơ thể. 

>> Xem thêm: Ung thư ăn hoa quả/trái cây gì tốt?

Các loại hải sản chứa độc tố

Các loại hải sản chứa độc tố trong cơ thể như cá nóc, sò huyết, sứa biển, cá ngừ, cá bống vân mây,... nếu không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc và tác hại đến cơ thể. Bệnh nhân ung thư nên tránh các loại hải sản có độ nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa, tránh hấp thụ thêm độc tố. 

Lời kết

Nutricare Pharma vừa giải đáp ung thư có ăn được hải sản không? đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Bổ sung dưỡng chất thông qua dung nạp hải sản mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh.

Ngoài ra, để cân bằng cân dinh dưỡng cho người bệnh, người nhà có thể sử dụng thêm sữa Leanmax Hope - Dinh dưỡng y học cho người bệnh ung thư. Theo các chuyên gia, dinh dưỡng chuyên biệt giúp tăng cân, tăng cơ đóng vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị ung thư. Leanmax Hope là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người ung thư, đã được thực nghiệm chứng minh lâm sàng, đưa vào chế độ ăn cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, bổ sung 2 ly sữa Leanmax Hope mỗi ngày sẽ giúp người bệnh ung thư tăng cân (trung bình 1,4kg), tăng cơ (trung bình 1,2kg) sau 8 tuần. Đồng thời, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng được cải thiện rõ rệt: Giảm tình trạng mệt mỏi, giảm đau; Tăng khả năng vận động; Cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người bệnh ung thư có ăn cua được không?

Leanmax Hope - Sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia về dinh dưỡng y học. Mua ngay TẠI ĐÂY

Sản phẩm Leanmax Hope mang đến hiệu quả tốt như vậy là nhờ có chứa năng lượng cao (474 kcal/ 100g bột) với thành phần dinh dưỡng cụ thể như sau:

  • Năng lượng cao, BCAA, đạm whey, chất béo MCT dễ hấp thu: Hỗ trợ hồi phục cân nặng, tăng khối cơ.
  • Chất xơ hòa tan FOS/Inulin, Vitamin nhóm B và không chứa đường Lactose: Giúp ăn ngon miệng, cải thiện tiêu hóa.
  • Omega 3,6 cùng Antioxidant (vitamin A, C, E và Selen): Giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi.
  • •Nano Curcumin, Arginine, Vitamin C: Hỗ trợ giảm viêm, nhanh lành vết mổ.

Leanmax Hope dành cho người bệnh bị ung thư, người bệnh trong quá trình hóa/xạ trị. Người lớn và trẻ nhỏ trên 3 tuổi cần bổ sung dinh dưỡng cao năng lượng, phục hồi sức khỏe cũng có thể bổ sung Leanmax Hope trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái