Ung thư ăn cua được không và những lưu ý khi sử dụng?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Cua là loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người. Bạn có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn nhiều người đang thắc mắc ung thư ăn cua được không? Để tìm hiểu câu trả lời chi tiết nhất, bạn đọc hãy khám phá thông qua nội dung bài viết của Nutricare Pharma dưới đây nhé.
=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Giá trị dinh dưỡng có trong con cua
Trên thực tế có 2 loại cua phổ biến bao gồm cua đồng và cua biển. Chúng có cấu tạo các bộ phận trên cơ thể tương đối giống nhau. Tuy nhiên, mỗi lại sẽ có kích thước và đặc tính sinh sống riêng biệt nên sẽ có các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể:
Hàm lượng dinh dưỡng của cua biển
Cua biển là loài hải sản được đánh giá rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi khác nhau. Loại thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao giúp phòng chống nhiều bệnh phổ biến hiện nay bao gồm cả ung thư. Cụ thể:
- Theo nghiên cứu y khoa, 1 con cua biển có chứa khoảng 3-8% lượng sắt và kali. Thịt của loại hải sản này cũng chứa nhiều chất kẽm, đồng cần thiết cho việc liên kết mô và tổng hợp protein, dẫn truyền thần kinh.
- Lượng protein trong 100g thịt cua lên đến 17.88g nhưng rất dễ tiêu hóa nên phù hợp với người già, trẻ nhỏ, người có suy nhược thể trạng.
- Cua biển rất giàu axit béo omega-3 làm cho các tế bào hồng cầu trở nên linh hoạt hơn trong cơ thể.
- Trong 75g thịt cua có chứa 9,78 microgram Vitamin B12 giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
- Thịt cua có chứa 91mg canxi giúp xương chắc khỏe và hoạt động dẻo dai hàng ngày.
- Chất Selenium trong thịt cua giúp con người ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh ung thư.
- Ngoài ra, trong thịt cua còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người như: Mangan, Vitamin C, Vitamin B6, Choline, Tryptophan, Natri, Photpho,....
Người bị bệnh ung thư ăn cua được không?
Dinh dưỡng có trong cua đồng
Cua đồng là loại thực phẩm rất quen thuộc của người dân Việt Nam, đặc biệt là bà con nông dân. Chúng thường sinh sống ở các ruộng lúa, ao hồ, khe rãnh,... Loại cua này có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, thơm ngon, bổ dưỡng như canh chua, bún riêu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g cua đồng sẽ có các thành phần dinh dưỡng bao gồm:
- Nước: 74,4g
- Protid: 12,3
- Lipid: 3,3g
- Calo: 89g
- Canxi: 120mg
- Photpho: 171mg
- Sắt: 4,7mg
- Selenium
- Đồng
- Vitamin: B1, B2, B12, B6
Trong cua đồng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng
Ung thư ăn cua được không và câu trả lời chi tiết
Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề người bị bệnh ung thư ăn được cua hay không thì câu trả lời là có. Loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người. Bạn đọc có thể khám phá lợi ích của thịt cua đối với người mắc bệnh ung thư bao gồm:
- Cua là loại hải sản có vỏ nên chứa lượng lớn Selenium mang khả năng chống oxy hóa và loại bỏ những chất gây ung thư thủy ngân, cadmium, arsenic. Thành phần Selen trong máu sẽ giảm thiểu tình trạng mắc bệnh ung thư và hủy các tác nhân gây ra khối u trên cơ thể người.
- Chất lysate được chiết xuất từ màu xanh trên cơ thể con cua được các nhà khoa học phát hiện ra và dùng để chống lại căn bệnh ung thư.
- Selen (Selenium) có trong cua liên quan trực tiếp đến việc kích thích dây thần kinh của cơ thể người bệnh giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch.
- Selen được tìm thấy trong cả thịt cua kết hợp cùng riboflavin có khả năng chống oxy hóa nhằm bảo vệ bệnh nhân mắc ung thư khỏi các tác nhân gây hại.
- Thành phần đồng và sắt có trong thịt cua đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Chúng có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp oxy đến các bộ phận trên cơ thể. Điều này làm tăng tốc độ chữa lành các thương tổn tế bào của người mắc bệnh ung thu.
Cua là loại hải sản chứa lượng lớn Selenium
Cách chế biến cua thơm ngon cho bệnh nhân ung thư
Sau khi bản thân đã giải đáp được thắc mắc ung thư ăn cua được không chắc hẳn bạn sẽ mong muốn bồi bổ cho người bệnh bằng một món ăn tuyệt vời. Thấu hiểu được điều này Nutricare Pharma sẽ hướng dẫn mọi người cách chế biến món cua biển và canh cua đồng nhé.
Cua biển hấp sả
Cách chế biến món cua biển hấp sả rất đơn giản và nhanh gọn giúp bạn giữ được các chất dinh dưỡng có trong chúng. Để chế biến loại hải sản này bạn đọc hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 con cua, 1 lon bia, 1 củ hành, 1 ít sả, gừng và ớt cùng các loại gia vị đi kèm.
- Bước 2: Mọi người hãy sơ chế cua thật sạch, rửa kỹ mai, chân của cua để loại bỏ các tạp chất bám ở bên ngoài.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn xếp cua vào nồi rồi cho tất cả gia vị đã chuẩn bị kèm 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, tiêu xay và đổ bia lên cua.
- Bước 4: Bạn bắt nồi hấp cua lên bếp và đun sôi trong vòng 20 phút. Khi này chúng ta thấy mai cua chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm thì hãy tắt bếp và chuẩn bị thưởng thức.
Cách chế biến món cua biển hấp sả rất đơn giản
Canh cua đồng
Để nấu món canh cua đồng thơm ngon và chuẩn vị cho người mắc bệnh ung thư bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 300g cua đồng, 1 ít me chua cùng các gia vị cần thiết. Sau đây là cách chế biến chi tiết cho các bạn tham khảo và thực hiện.
- Bước 1: Đầu tiên bạn hãy rửa cua đồng thật sạch để loại bỏ đi những bụi bẩn đang bám bên ngoài.
- Bước 2: Bạn hãy cho tất cả cua đồng vào cối xay, giã nát và chỉ lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã.
- Bước 3: Tiếp theo bạn cho nước cốt cùng một lượng nước lọc vừa đủ lên bếp đun. Đến khi nước gần sôi thì bỏ rau chua me cùng gia vị vào khuấy đều và đợi khoảng 2 phút thì tắt bếp.
Món canh cua đồng thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe con người
Lưu ý khi sử dụng cua cho bệnh nhân ung thư
Trong quá trình chế biến và thưởng thức các món ăn được làm từ cua biển và cua đồng bạn cần quan tâm đến những lưu ý quan trọng sau đây.
Đối với cua biển
Cua biển là loài hải sản chứa hàm lượng thủy ngân tuy không cao bằng các loài vật sống dưới biển khác, tuy nhiên bạn vẫn nên cẩn trọng. Trong khi đó thịt cua nấu chín cũng có thể chứa hàm lượng cadmium khá cao, nếu chúng ta sử dụng nhiều sẽ dễ dẫn đến ngộ độc. Hơn nữa, loài hải sản này có chứa hàm lượng natri và đạm tương đối cao nên nên bạn chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lần một tháng.
Những món ăn từ cua bạn nên sử dụng ngay trong ngày và tuyệt đối không để qua đêm Bởi điều này sẽ làm chúng mất đi chất dinh dưỡng thậm chí là gây ra các hiện tượng nổi mề đay, giảm sức đề kháng ngay trên da.
Lưu ý khi sử dụng cua đồng
Trong cua đồng có chứa lượng lớn ký sinh trùng sán lá phổi có tên khoa học là Paragonimus ringeri. Chúng có khả gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân ung thư. Do vậy khi chế biến món ăn bạn nên rửa kỹ và nấu sôi. Đồng thời những bệnh nhân mắc bệnh ung thư thì sức đề kháng rất kém nên không nên ăn gỏi cua sống, uống nước cua sống.
Trong cua đồng có chứa lượng lớn ký sinh trùng sán lá phổi
Lời kết
Bài viết trên Nutricare Pharma đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người mắc bệnh ung thư ăn cua được không. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người và khả năng chống các tác nhân gây hại. Bởi vậy người mắc bệnh ung thư hoàn toàn có thể sử dụng món ăn được làm từ cua nhưng vẫn phải đảm bảo các lưu ý được nêu ra ở trên.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất bằng nhiều cách, cung cấp đủ năng lượng bị bào mòn bởi căn bệnh và phương pháp điều trị. Bạn có thể tham khảo thêm dòng sữa Leanmax Hope - Dinh dưỡng y học cho người bệnh ung thư, đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ trong 8 tuần.
Leanmax Hope - Sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia về dinh dưỡng y học. Mua ngay TẠI ĐÂY
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái