U tuyến giáp nên uống cây thảo dược gì? Top loại cây tốt cho bệnh u tuyến giáp
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh đang được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Vậy u tuyến giáp uống cây gì tốt? Cùng chúng tôi tìm hiểu top 10 các loại cây thảo dược cho người bị u tuyến giáp trong bài viết dưới đây.
Giải đáp thắc mắc người bị u tuyến giáp nên uống cây gì?
>> Giá xét nghiệm tuyến giáp có đắt không? Bao nhiêu tiền?
Phương pháp chẩn đoán u tuyến giáp
Để chẩn đoán u tuyến giáp, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng.
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng
Trong giai đoạn muộn, khi khối u tuyến giáp phát triển lớn và có cấu trúc chặt chẽ, bác sĩ có thể cảm nhận rõ khối u khi kiểm tra. Ngoài ra, một số triệu chứng điển hình có thể xuất hiện như khó nuốt do u tạo áp lực, khàn tiếng và khó thở. Đối với u tuyến giáp ác tính, da khu vực cổ gần khối u có thể xuất hiện các vết chảy máu, thậm chí có sự tổn thương hoặc nhiễm trùng.
Triệu chứng lâm sàng của u tuyến giáp là u tạo áp lực gây khàn tiếng và khó thở
Chẩn đoán dựa trên phương pháp cận lâm sàng
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Phương pháp này sử dụng mẫu máu của bệnh nhân để đánh giá nồng độ các hormone như T3, T4 mà tuyến giáp sản xuất. Kết quả xét nghiệm giúp xác định xem bệnh nhân có vấn đề về cường giáp hay suy giáp hay không.
Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp siêu âm cho phép hiển thị kích thước, cấu trúc và tính chất của khối u, xác định liệu nó là u nang hay u đặc.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định tính chất chính xác của khối u, xem liệu nó là u lành tính hay ác tính.
Siêu âm và chụp cắt lớp: Các phương pháp này được sử dụng để phân biệt giữa các tổn thương rắn và lỏng, từ đó cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá tính chất của khối u, xác định xem nó có tính lành tính hay ác tính không.
Siêu âm chụp cắt lớp là phương pháp dùng để xác định tính chất của u tuyến giáp
>> Viêm tuyến giáp mãn tính là gì? Một số điều cần biết về bệnh
Sau khi bạn được tham khám và chuẩn đoán mắc u tuyến giáp, thì bạn có thể tham khảo một số loại cây thảo dược tốt cho bệnh u tuyến giáp mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây.
Ưu – nhược điểm khi sử dụng cây thảo dược điều trị bệnh u tuyến giáp?
Phần lớn bệnh nhân thường nghĩ đến thảo dược đầu tiên khi tự hỏi “U tuyến giáp uống cây gì?”. Vậy sử dụng cây thảo dược để điều trị u tuyến giáp có những ưu, nhược điểm như thế nào? Chi tiết như sau:
Ưu điểm:
- Việt Nam là một trong những nước có nguồn thảo dược phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, phần lớn các loại thảo dược cho người u tuyến giáp đều có thể dễ dàng tìm kiếm được và với chi phí không quá đắt đỏ.
- Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị u tuyến giáp, các loại thảo dược còn bổ sung một lượng chất xơ không nhỏ, giúp loại bỏ độc tố và thanh lọc cơ thể.
- Các loại thảo dược đều được làm từ những cây trong tự nhiên nên không chứa chất bảo quản, chất điều hướng, chất phụ gia. Do đó, nó được đánh giá là lành tính, ít tác dụng phụ và hầu hết không gây tổn hại gan, thận, dạ dày. Nhưng cũng không thể vì thế mà chủ quan, bạn cần dùng đúng cách để phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ điều trị của thảo được mà không gây ra tác dụng phụ nào.
Thế nên việc sử dụng thảo dược để trả lời câu hỏi “U tuyến giáp uống cây gì?” là đúng nhưng không phải cứ thảo dược nào uống vào đều tốt. Do vậy ngoài những ưu điểm kể trên thì bạn nên chú ý tới những nhược điểm để có cách nhìn khái quát nhất.
Nhược điểm:
- Một số loại thảo dược nếu dùng không đúng cách có thể gây tác dụng không mong muốn.
- Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng người bệnh.
- Hàm lượng hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị trong thảo dược chưa qua tinh chế và có lẫn thêm nhiều tạp chất khác nên thường không cho hiệu quả ngay lập tức. Người bệnh cần sử dụng thường xuyên trong một thời gian khá dài mới thấy hiệu quả rõ rệt.
- Các loại cây từ thiên nhiên không thêm chất điều vị hay chất phụ gia nào khác nên vị thường khó uống.
Có thể thấy, dùng thảo dược cho người bị u tuyến giáp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn để sử dụng các loại thảo dược đúng cách.
10+ loại cây thảo dược tốt cho người bệnh u tuyến giáp
Dưới đây là top 10 loại thảo dược tốt cho người bệnh u tuyến giáp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn:
Đông trùng hạ thảo
Từ lâu, đông trùng hạ thảo đã trở thành thảo dược quý hiếm luôn được săn đón nhờ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho người bệnh ung thư, trong đó có người bệnh u tuyến giáp. Đây là loại thảo dược đứng đầu trong những thảo dược khi đặt câu hỏi u tuyến giáp uống cây gì.
Đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất quý giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa hình thành khối u, giảm mệt mỏi. Cụ thể:
- Cordycepin (3’- Deoxyadenosine): Phòng ngừa và đẩy lùi nguy cơ các khối u di căn.
- Cordyceptic acid: Giúp nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, thành phần này còn có tác dụng đẩy mạnh quá trình trao đổi acid nucleic, protein đồng thời kìm hãm sự phát triển của các khối u.
- Selen: Là một trong những vi chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Selen góp phần kích thích sản sinh globulin miễn dịch, chống lại các gốc tự do và ngăn cản quá trình tăng sinh của các tế bào ung thư trong cơ thể.
- Polysaccharides: Được chứng minh là có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và ngăn ngừa khối u.
Đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất quý tốt cho sức khỏe của người bị u tuyến giáp
Liều dùng: Hiện nay, liều dùng đông trùng hạ thảo chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu. Liều dùng được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu là từ 1.000 – 3.000 mg/ ngày. Liều dùng trên có thể thay đổi dựa trên đánh giá về mức độ nặng nhẹ của bệnh u tuyến giáp và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.
Cách dùng: Bản chất của đông trùng hạ thảo là loại nấm dược liệu. Vì vậy cách dùng tốt nhất là dạng con khô hoặc dạng viên nén hoặc dạng bột trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Lưu ý khi sử dụng: Đông trùng hạ thảo không phù hợp với những đối tượng sau:
- Người chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp.
- Người có tiền sử dị ứng với nấm men, nấm mốc.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc người bị rối loạn đông máu.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người mắc các bệnh xương khớp: viêm khớp dạng thấp, lupus, đa xơ cứng…
Với bất cứ thắc mắc nào về tác dụng của loại thảo dược này đối với bệnh u tuyến giáp bạn cũng có thể xem chi tiết hơn tại bài viết: Bệnh tuyến giáp có uống được đông trùng hạ thảo không?
>> Nhân tuyến giáp Tirads 3 kiêng ăn gì - bạn có biết?
Cây tầm ma
Cây tầm ma được sử dụng nhằm mục đích điều hòa hormon tuyến giáp trong trường hợp suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức. Do chứa hàm lượng lớn I-ốt nên cây tầm ma đặc biệt tốt cho người bị suy giáp, u tuyến giáp.
Liều dùng: Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, các thuốc bạn đang sử dụng và bệnh mắc kèm. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng.
Cách dùng: Cây tầm ma được sử dụng dưới dạng bột, thuốc rượu, lá khô… trong các bài thuốc cổ truyền.
Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ trên dạ dày, ra mồ hôi…
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Làm hạ huyết áp nên không dùng cho người bị huyết áp thấp.
- Có nguy cơ làm giảm đường huyết đối với người bệnh tiểu đường.
- Làm tăng lưu lượng nước tiểu trong quá trình sử dụng.
Tía tô đất
Tía tô đất không chỉ là loại rau ăn kèm trong mâm cơm của người Việt mà còn là vị thuốc quý với nhiều công dụng hữu ích cho người bị u tuyến giáp. Trong tía tô có nhiều acid phenolic, carotenoid, flavonoid, đều là những chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Hơn nữa, tía tô còn được chứng minh là có khả năng kháng ung thư nhờ chứa thành phần acid tormentic.
Rất dễ dàng thấy và có được với mức giá hẳn là rất nhỏ nhưng mang lại giá trị lớn. Việc sử dụng tía tô cho vấn đề người bệnh u tuyến giáp uống cây gì hẳn là rất thân thuộc nhưng mà khá ít người nghĩ tới bởi sự thân quen của chúng. Chi tiết:
Liều dùng: Liều dùng của tía tô phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc người có chuyên môn trước khi quyết định sử dụng cây thuốc này.
Cách dùng: Tía tô đất thường dùng lá tươi để ăn sống hoặc nấu nước uống như vị thuốc trong các bài thuốc cổ truyền.
Lưu ý khi sử dụng: Tía tô đất được đánh giá là khá an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 4 tháng).
Húng quế
Húng quế chủ yếu được biết đến với vai trò là gia vị, rau ăn kèm hoặc dùng để chữa cảm, sốt… Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm căng thẳng và phòng ngừa ung thư ở người bệnh bị u tuyến giáp, nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy húng quế có khả năng cân bằng nồng độ hormone cortisol – hormon chính gây nên tình trạng căng thẳng, mệt mỏi ở người bệnh tuyến giáp.
Húng quế được nhiều chuyên gia nhận định là tốt cho sức khỏe của người bệnh u tuyến giáp
Liều dùng: Liều dùng thông thường là 10 – 25g dưới dạng thuốc pha hoặc thuốc sắc. Tuy nhiên, người bị u tuyến nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều dùng hợp lý.
Cách dùng: Dùng làm rau thơm hoặc dùng lá tươi đem sắc thành thuốc uống.
Lưu ý khi sử dụng: Tương tự như tía tô đất, húng quế là loại rau ăn kèm phổ biến nên khá an toàn và lành tính.
>> Viêm tuyến giáp mãn tính là gì? Một số điều cần biết về bệnh
Gừng
Chắc hẳn không ít người ngạc nhiên khi biết gừng là cây thuốc vô cùng hữu ích với người bệnh u tuyến giáp. Gừng chứa nhiều hoạt chất có tính chống viêm mạnh mẽ có thể kể đến là gingerol, zingerol,… giúp ổn định hoạt động của tuyến giáp và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hoạt động quá mức của tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém.
Liều dùng: Với dạng tinh dầu, bạn có thể sử dụng 2 – 3 giọt/ ngày, dạng bột gừng là 1000 mg/ ngày, trà gừng là 2 – 3 cốc/ ngày. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý là không sử dụng quá 4g/ ngày với mọi hình thức.
Cách dùng: Gừng có thể được sử dụng dưới dạng gừng tươi nguyên chất, dạng tinh dầu, trà gừng hoặc bột tán mịn như vị thuốc trong các bài thuốc cổ truyền.
Lưu ý khi sử dụng: Sử dụng gừng quá mức có thể gây ra một số biểu hiện như ợ nóng, đau bụng, bỏng rát miệng… Bên cạnh đó, gừng có thể làm giảm hấp thu một số thuốc nên bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Những cây mà chúng tôi giới thiệu khi đề cập đến vấn đề u tuyến giáp uống cây gì phần lớn là những tồn tại hằng ngày có trong bữa ăn mà dương như chúng ta không để ý nhưng việc sử dụng chúng như thế nào là tốt nhất là một điều tạo nên khác biệt so với bữa ăn bình thường nhé!
Nghệ
Nghệ là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Nhưng ít ai biết rằng, nghệ cũng là một trong những cây thuốc góp phần hỗ trợ quá trình điều trị u tuyến giáp hiệu quả. Nghệ chứa hàm lượng lớn hoạt chất Curcumin có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng virus… Những tác dụng kể trên đều góp phần làm giảm đi phần nào triệu chứng ở người bị bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, Curcumin còn giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Liều dùng: Tùy vào mục đích sử dụng mà sử dụng nghệ với liều lượng khác nhau. Người bệnh tuyến giáp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách dùng: Nghệ được dùng dưới dạng bột nghệ khô hoặc nước nghệ tươi như vị thuốc trong các bài thuốc dân gian.
Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nghệ không gây ra tác dụng phụ nào quá nghiêm trọng nhưng nếu sử dụng ở liều cao có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn…
- Nếu bạn đang bị sỏi thận hoặc tắc nghẽn ống mật thì không nên sử dụng nghệ do nó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
- Nghệ không được khuyến khích sử dụng cho người bị rối loạn đông máu do làm gia tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím. Ngoài ra, một số khuyến cáo cho rằng nên ngừng sử dụng nghệ trước khi phẫu thuật, ít nhất là 2 tuần.
- Không dùng nghệ cho người bệnh bị thiếu sắt do làm giảm hấp thu sắt.
- Nghệ được cho là có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan nên những người mắc bệnh gan tuyệt đối không nên sử dụng nghệ.
Cam thảo
Từ xa xưa, cam thảo đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc đông y giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Cam thảo chứa thành phần acid glycyrrhetinic được chứng minh là có khả năng kìm hãm sự phát triển của một số loại ung thư tuyến giáp. Việc sử dụng cam thảo thường xuyên cho việc u tuyến giáp uống cây gì rất tốt cho người bệnh cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp có thể phòng ngừa cũng như tăng cường sức khỏe của bản thân.
Thống kê cho thấy phần lớn người bị u tuyến giáp thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Điều này là do tuyến giáp có tác động đến các tuyến nội tiết khác của cơ thể, trong đó có tuyến thượng thận – nơi sản xuất hormon cortisol. Trong khi đó, cam thảo có tác dụng ổn định nồng độ cortisol, từ đó giảm phần nào cảm giác căng thẳng, mệt mỏi ở người bệnh.
Liều lượng: Liều dùng của cam thảo phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Bạn nên dùng với liều lượng ăn toàn, hợp lý và nằm trong khoảng 4 – 80g /ngày.
Cách dùng: Cam thảo có thể được dùng để sắc thuốc, nhai trực tiếp hoặc nấu thành cao lỏng trong nhiều bài thuốc Đông y.
Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần lưu ý một số điều sau khi dùng cây cam thảo:
- Cam thảo nếu kết hợp với nhân trần có thể ảnh hưởng đến phụ nữ có thai.
- Nếu nam giới sử dụng quá 8g/ ngày sẽ gặp một số phản ứng bất lợi như suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp, bất lực, viêm loét dạ dày.
- Không dùng cho người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, viêm thận, táo bón lâu ngày, viêm phế quản, người cao tuổi, người bị ho nhiều, khó thở…
Cam thảo giúp nâng cao thể trạng, giảm mệt mỏi ở người bị u tuyến giáp
Nấm linh chi
Nấm linh chi là một trong những thảo dược mà người bị u tuyến giáp không nên bỏ qua. Trong nấm linh chi có chứa polysaccharide giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tổng hợp ADN, ARN. Đặc biệt, nấm linh chi chứa một loại polysaccharide có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào ác tính.
Vitamin C và Germanium trong nấm có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp vết thương mau lành và hỗ trợ hoạt động của tế bào. Chưa dừng lại ở đó, nấm linh chi còn chứa một lượng không nhỏ vi chất, ví dụ như Canxi, Magie, Kẽm, Đồng, Sắt, Phospho, Kali… giúp tăng cường sức khỏe cho người bị u tuyến giáp.
Liều dùng: Thấy đổi tùy theo bệnh mắc kèm hoặc tiền sử dùng thuốc của từng người bệnh. Bình thường, nấm linh chi tươi được sử dụng với liều lượng từ 25 – 100g/ ngày. Đối với dạng chiết xuất khô là từ 1,5 – 9 g/ ngày.
Cách dùng: Nấm linh chi được sử dụng phổ biến dưới dạng bột, chiết xuất dạng lỏng, trà. Do có vị hơi đắng nên nấm linh chi thường được kết hợp với mật ong, atiso, cam thảo để có vị dễ uống hơn.
Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng nấm linh chi:
- Không sử dụng nấm linh chi cho phụ nữ có thai và cho con bú, người bị huyết áp thấp, người chuẩn bị phẫu thuật, người bị rối loạn máu.
- Tác phụ có thể gặp phải là rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày ở mức độ nhẹ.
Cách sử dụng: Là vị thuốc trong các bài thuốc cổ truyền.
Tam thất
Tam thất là một trong những vị thuốc Đông y chứa nhiều hoạt chất có lợi cho người bệnh u tuyến giáp, có thể kể đến là:
- Saponin triterpen: Đây là hoạt chất cũng có mặt trong nhân sâm. Nó được tạo thành bởi saponin arasaponin A, arasaponin B, arasaponin C, arasaponin D, có công dụng, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, phòng ngừa nguy cơ bị ung thư.
- 16 loại acid amin thiết yếu: Bao gồm histidine, valine, leucine, phenylalanine… góp phần tổng hợp nên những loại tiết tố và chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ các hoạt động sinh hóa trong cơ thể.
- Bên cạnh đó, tam thất còn chứa hàm lượng lớn các vi chất thiết yế như Canxi, sắt… và acid oleanolic.
Nguyên nhân gốc rễ của bệnh u tuyến giáp là do khí huyết lưu thông kém. Trong khi đó, tam thất là loại thảo dược có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu nên có thể khắc phục tình trạng khí huyết bị ứ trệ ở người bị u tuyến giáp. Không những thế, tam thất còn là vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh, giảm tình trạng chán ăn, mệt mỏi. Nhờ đó, tam thất giúp hồi phục thể trạng cho người bệnh u tuyến giáp do chế độ ăn uống kiêng khem.
Việc thêm tam thất vào khẩu phần ăn cho người bênh u tuyến giáp là rất tốt đồng thời là đáp án tốt với câu hỏi người u tuyến giáp uống cây gì. Dưới dây là cách dùng và liều lượng người bệnh có thể tham khảo giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe khẩu phần ăn của bản thân.
Liều lượng: Liều dùng của bột tam thất cho người bị u tuyến giáp là 4 – 8 g, thông thường là 6g, mỗi ngày dùng 2 lần.
Cách dùng: Tam thất có tính ôn, hơi đắng, vị ngọt. Dạng tam thất được sử dụng phổ biến nhất là bột mịn được tán từ củ tam thất. Bột tam thất thường được sử dụng bằng cách pha với nước sôi hoặc trộn với mật ong.
Lưu ý khi sử dụng: Một số lưu ý khi sử dụng tam thất:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý sử dụng do liều lượng trên từng đối tượng là khác nhau.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng tam thất.
- Người có cơ địa nóng hoặc quá lạnh không nên sử dụng nhiều.
- Không nên uống trà, nước đậu đen sau khi sử dụng tam thất.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về việc sử dụng tam thất hỗ trợ điều trị bệnh u tuyến giáp thì có thể tham khảo bài viết chi tiết “U tuyến giáp uống tam thất và điều CẦN BIẾT về mối quan hệ này” để hiểu rõ hơn nữa.
Xạ đen
Xạ đen là một trong những cây thuốc góp mặt trong nhiều bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh u tuyến giáp. Xạ đen chứa một lượng không nhỏ hoạt chất chống oxy hóa Flavonoid giúp làm chậm quá trình oxy hóa, trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ bị ung thư. Thêm vào đó, sự hiện diện của Quinon giúp tăng cường khả năng chống ung thư và ngăn cản quá trình phát triển của các khối u, kể cả ác tính và lành tính.
Không những thế, xạ đen còn chứa Saponin triterbenoid giúp đẩy lùi nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Thảo dược này còn chứa nhiều hoạt chất quý khác, có thể kể đến là tanin, acid amin, một số polyphenol, đường khử, cyanoglucoside…
Xạ đen – Cây thuốc hữu ích cho người bệnh u tuyến giáp nói riêng và bệnh tuyến giáp nói chung
Liều dùng: Khoảng 100g/ngày nếu dùng đơn độc hoặc 30g/ngày trong các bài thuốc kết hợp.
Cách dùng: Dùng xạ đen ở dạng tươi hoặc phơi sấy khô. Xạ đen có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nước sắc từ cây xạ đen không nên để qua đêm vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
- Sử dụng ở liều cao có thể gây hoa mắt, chóng mặt, váng đầu,…
- Xạ đen có tác dụng an thần. Vì vậy, bạn không nên uống nước xạ đen vào buổi sáng sớm, tránh tình trạng buồn ngủ, uể oải, không tỉnh táo.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược cho người bệnh u tuyến giáp
Trong quá trình sử dụng thảo dược trả lời câu hỏi u tuyến giáp uống cây gì, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Mỗi loại thảo dược bổ sung vào cơ thể cần được đánh giá dựa trên thể trạng, tình trạng bệnh, bệnh mắc kèm. Vì vậy, người bệnh không tự ý sử dụng thảo dược theo kinh nghiệm hoặc lời mách bảo của người khác. Tùy tiện mua về uống hoặc uống với liều lượng không phù hợp có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thảo dược giả, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bạn nên tìm mua thảo dược tại các cửa hàng thuốc đông y hoặc các cơ sở phân phối dược liệu uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Cây thuốc trong tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm phần nào triệu chứng người bệnh mắc phải chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây mà bác sĩ đã chỉ định. Do đó, bạn tuyệt đối không được bỏ thuốc đã được bác sĩ, thầy thuốc kê đơn. Song song với việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không một phương pháp điều trị nào có thể cam kết chữa khỏi hoàn toàn 100% và đảm bảo bệnh không tái phát. Vì vậy, người bệnh cần hết sức tỉnh táo và không nên tin các bài thuốc đông y hoặc thảo dược thiên nhiên cam kết là “trị dứt điểm, không tái phát”.
Những lưu ý khác về điều trị người u tuyến giáp cần biết
Điều trị u tuyến giáp là một quá trình phức tạp, và người bệnh cần lưu ý một số điểm quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm việc sử dụng thuốc, xét nghiệm định kỳ và tái khám đúng lịch. Điều này giúp theo dõi tình trạng bệnh và phát hiện sớm các biến chứng nếu có.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Người bị u tuyến giáp nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm giàu iod, selen và vitamin A, C, E. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường, chất béo không lành mạnh.
- Quản lý stress: Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Người bệnh nên áp dụng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để giảm stress.
- Theo dõi triệu chứng: Cần chú ý đến bất kỳ triệu chứng mới nào như đau cổ, khó thở, hoặc thay đổi trong giọng nói. Nếu có triệu chứng bất thường, nên thông báo ngay cho bác sĩ.
- Hỗ trợ tâm lý: Tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc tư vấn tâm lý có thể giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn và tăng cường sức khỏe tinh thần.
Điều trị u tuyến giáp cần lưu ý cẩn thận
>> Xem thêm:
- Mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không?
- Giải đáp vấn đề: U tuyến giáp có ăn được rau cải không?
Biện pháp hỗ trợ tuyến giáp an toàn hơn cho người bệnh
Bên cạnh việc sử dụng thảo dược thì người bệnh tuyến giáp có thể chọn một phương pháp an toàn, hiệu quả hơn đó là bổ sung sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp. Các sản phẩm này sẽ cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho cho người bệnh, ngăn ngừa tình trạng kiêng khem thiếu chất. Một trong những sản phẩm chuyên biệt cho người tuyến giáp đang được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao đó là sản phẩm Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID.
Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID là bộ sản phẩm đến từ thương hiệu quốc gia Nutricare, được sử dụng cho người bị phình tuyến giáp, người bị tuyến giáp trong giai đoạn kiêng I-ốt, người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp, người suy giáp hoặc người mắc bệnh cường giáp.
Leanpro Thyro và Leanpro Thyro Lid – Bộ đôi chuyên biệt cho người bệnh u tuyến giáp. XEM THÊM
Leanpro Thyro bổ sung dinh dưỡng cho người bị suy giáp, u tuyến giáp… Sản phẩm cung cấp vi chất Selen, I-ốt với hàm lượng đáp ứng khuyến nghị RNI Việt Nam giúp kích thích hoạt động của hormon tuyến giáp, điều hòa hoạt động bất thường của tuyến giáp. Thêm vào đó, sản phẩm còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như tinh chất Nano Curcumin, Omega-3, Canxi, vitamin D3, Magie, Phospho…giúp giảm viêm, phòng chống loãng xương.
Leanpro Thyro LID dành cho người thực hiện chế độ ăn kiêng I-ốt với công nghệ tách bỏ được đến 88% hàm lượng I-ốt. Sản phẩm chứa hàm lượng Canxi đáp ứng khuyến nghị của viện dinh dưỡng Quốc gia cùng với Vitamin D3, Magie, Phospho giúp ngăn ngừa tình trạng hạ canxi máu. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa hàm lượng không nhỏ Omega-3, Nano Curcumin và hệ Antioxidants giúp phục hồi và giảm viêm sau phẫu thuật.
Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi u tuyến giáp uống cây gì. Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc trên. Từ đó, lựa chọn và bổ sung thảo dược cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.