U đa nhân tuyến giáp khi nào nên cắt bỏ và các chú ý sau phẫu thuật
Tuyến giáp nằm ngay phía trước cổ và là tuyến nội tiết quan trọng, lớn nhất nhưng thường xuyên xuất hiện u, bướu gọi là nhân tuyến giáp. U nhân tuyến giáp khi được phát hiện, điều trị sớm sẽ cho kết quả và tiên lượng rất tốt. Do nhân hình thành lặng lẽ và khó phát hiện nên dễ phải phẫu thuật cắt bỏ.
Nhân tuyến giáp hình thành lặng lẽ, khó phát hiện nên đến khi điều trị thường có khả năng cao cần phẫu thuật cắt bỏ.
U đa nhân tuyến giáp là gì?
U đa nhân tuyến giáp là một bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp do xuất hiện dần một hay nhiều nhân riêng biệt nằm trong lòng tuyến giáp. Nhân tuyến giáp là u nang (dịch lỏng) chiếm khoảng 20% hoặc u xơ ( (đặc) chiếm đến 80%.
U đa nhân tuyến giáp có thể là ác tính (ung thư tuyến giáp) hoặc lành tính:
- U đa nhân tuyến giáp ác tính chỉ chiếm khoảng 5% và tỷ lệ này cao hơn ở những người đã tiếp xúc với phóng xạ hoặc từng xạ trị ở vùng đầu, cổ, mặt…
- U đa nhân tuyến giáp lành tính: đa số không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đôi khi có các triệu chứng giống như bệnh cường giáp biểu hiện như: vã mồ hôi, run tay chân, nhịp tim nhanh…
Nguyên nhân chính gây ra u đa nhân tuyến giáp thường do thiết hụt I-ốt, chứng viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp đa nhân… Do nhân hình thành lặng lẽ, không có biểu hiện rõ ràng và khó phát hiện nên rất ít trường hợp phát hiện bệnh sớm, dễ phải phẫu thuật cắt bỏ.
>> Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì đảm bảo nhất?
Những triệu chứng giúp nhận diện bệnh u đa nhân tuyến giáp
U tuyến giáp thường không gây ra các dấu hiệu hay triệu chứng đáng kể, làm cho việc nhận biết chúng trở nên không rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi khối u tuyến giáp có kích thước lớn, có thể xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết.
Một số dấu hiệu của u tuyến giáp có thể bao gồm:
Khối u ở vùng cổ trước có thể nhìn thấy được: Trong trường hợp u tuyến giáp phát triển lớn, có thể thấy một khối u trên vùng cổ trước, thường là trên phía dưới quầng cổ.
Khối u chèn ép vào dây thanh quản gây khàn tiếng: Nếu u tuyến giáp tăng kích thước và chèn ép vào dây thanh quản, nó có thể gây ra khàn tiếng hoặc giọng nói bị khựng.
Khối u chèn ép vào khí quản hoặc thực quản, gây khó thở hoặc khó nuốt: Khi u tuyến giáp lớn ảnh hưởng đến khí quản hoặc thực quản, nó có thể gây ra khó thở hoặc khó nuốt.
Khối u tuyến giáp có thể chèn ép vào dây thanh quản gây khàn tiếng
Ngoài ra, u tuyến giáp còn có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến cường giáp hoặc suy giáp:
Cường giáp có thể xuất hiện các triệu chứng như: giảm cân không rõ nguyên nhân, tăng tiết mồ hôi, run, lo lắng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, tiêu chảy và tiểu nhiều hơn bình thường, tăng khẩu vị.
Suy giáp có thể xuất hiện các triệu chứng như: Mệt mỏi, tê và ngứa ran ở tay, tăng cân, da và tóc khô, thô ráp, táo bón, trầm cảm, kinh nguyệt ra nhiều và thường xuyên.
U tuyến giáp còn có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến cường giáp hoặc suy giáp
>> Thực đơn sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp như thế nào?
U đa nhân tuyến giáp - khi nào nên phẫu thuật cắt bỏ?
Nhiều người bệnh đều thắc mắc “u đa nhân tuyến giáp có phải cắt bỏ không?”, đáp án còn tùy thuộc vào loại u và mức độ nặng để các chuyên gia y tế cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi đưa ra chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hay không. Nếu u đa nhân tuyến giáp lành tính với kích thước chưa quá lớn thì có thể chung sống hòa bình mà chưa cần thiết phải cắt bỏ. Thêm vào đó, cắt bỏ u đa nhân tuyến giáp không phải là phẫu thuật nguy hiểm nhưng vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định.
U đa nhân tuyến giáp thường sẽ được chỉ định mổ cắt bỏ trong các trường hợp dưới đây:
- Kết quả sinh thiết tế bào tuyến giáp kết luận ung thư tuyến giáp (khối u ác tính) cần cắt bỏ tuyến giáp để tránh các tế bào sẽ nhân lên nhanh chóng, di căn đến một số cơ quan gần tuyến giáp hoặc nơi khác trong cơ thể.
- Người khối u đa nhân xuất hiện kèm theo tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp (thường gọi là u độc), những người bị chống chỉ định hoặc người không đáp ứng với các liệu pháp điều trị bệnh cường giáp khác như i-ốt phóng xạ, thuốc kháng giáp trạng.
- Khối u đa nhân tuyến giáp lành tính nhưng kích thước to lớn, chèn ép khí quản và thực quản gây nên tình trạng khó thở, khó nuốt, mất thẩm mỹ…
Phương pháp đốt sóng cao tần và tiêm cồn tuyệt đối thường được áp dụng để loại bỏ u đa nhân tuyến giáp ít xâm lấn, bảo toàn tối đa tuyến giáp, dễ thực hiện và hậu phẫu nhẹ nhàng.
Phương pháp điều trị truyền thống là mổ bóc u tuyến giáp sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy theo tình trạng cụ thể. Đây là giải pháp cho trường hợp u tuyến giáp ác tính (ung thư) hoặc u tuyến giáp lành tính có kích thước lớn đồng thời gây đau, cần nhiều thời gian hồi phục và phải sử dụng thêm thuốc hormon tuyến giáp định kỳ/ suốt đời.
Người bệnh cần chú ý gì sau phẫu thuật u đa nhân tuyến giáp?
Thông thường, người bệnh cần ít nhất 1 – 2 tuần phục hồi để có thể lối sống hàng ngày khác.
Hạ canxi máu, khàn giọng mất tiếng, suy giáp, suy tuyến cận giáp… có thể là một số biến chứng mà người bệnh dễ gặp phải sau khi phẫu thuật cắt bỏ. Nguy hiểm hơn, triệu chứng bệnh suy giáp ít không rõ ràng và chỉ xuất hiện dần sau một thời gian dài đã cắt bỏ tuyến giáp nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Chế độ dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh tuyến giáp sẽ giúp cung cấp hàm lượng I-ốt phù hợp, đầy đủ lượng canxi giúp hạn chế biến chứng và phục hồi tốt hơn.
>> Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ và một số món phổ biến?
Một số thực phẩm cần chú ý bổ sung sau khi phẫu thuật u đa nhân tuyến giáp
Sau phẫu thuật u đa nhân tuyến giáp, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng để nhanh hồi phục:
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt giúp người bệnh bớt đau hơn, tránh ảnh hưởng đến vết mổ khi thức ăn đi qua cổ họng
- Bổ sung Vitamin C, Kẽm có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành vết mổ và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
- Protein và Omega-3 giúp cung cấp năng lượng, chống viêm và tăng tốc độ phục hồi cho người bệnh.
- Uống đủ nước giúp người bệnh dễ tiêu hoá hơn, ngăn ngừa táo bón do sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật.
- Tránh thức ăn chiên rán, cay nóng: Các thức ăn chiên rán, cay nóng làm tăng cảm giác khó chịu ở vết mổ và gây khó tiêu, tăng cân ở người bệnh.
Ở giai đoạn sau phẫu thuật u đa nhân tuyến giáp và điều trị I-ốt phóng xạ, người bệnh có thể dùng Leanpro Thyro để cải thiện chức năng tuyến giáp, giúp đạt hiệu quả phục hồi tốt nhất.
>> Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không và lưu ý sử dụng?
Leanpro Thyro là công thức dinh dưỡng tuyệt vời dành cho người bệnh tuyến giáp, có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như:
- Canxi, Vitamin D3 hàm lượng cao cùng Magie, Phốt pho: Điều hòa canxi máu, giúp giảm nguy cơ loãng xương ở người suy giáp.
- I-ốt, Selen: Với hàm lượng phù hợp, có tác dụng kích thích hoạt động của hormon tuyến giáp, nhằm điều hòa hormon tuyến giáp.
- Nano Curcumin và Omega 3 giàu EPA, DHA: Hỗ trợ chống viêm nhiễm trong quá trình điều trị rối loạn tuyến giáp.
- Chất xơ hòa tan: Sữa cung cấp chất xơ hòa tan, đáp ứng 100% nhu cầu theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho bệnh nhân suy giáp. Từ đó, giúp cải thiện tiêu hoá, gia tăng lợi khuẩn có lợi, hạn chế táo bón. Người bệnh uống 3 ly Leanpro Thyro mỗi ngày đã đáp ứng 100% hàm lượng I-ốt & canxi theo khuyến nghị RNI Việt Nam.
Leanpro Thyro - Dinh dưỡng y học cho người bệnh tuyến giáp. XEM NGAY
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.