Triệu chứng ung thư phổi phổ biến và thông tin liên quan
Ung thư phổi được biết đến là một loại ung thư phổ biến và chúng ta thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn đầu sẽ thường rất mập mờ, khiến chúng ta nhầm tưởng với các bệnh điển hình khác như lao phổi. Nếu như người bệnh không phát hiện sớm thì bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng cơ bản của ung thư phổi ngay dưới nội dung bài viết sau của Nutricare Pharma nhé!
>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Triệu chứng ung thư phổi thường gặp là gì?
Triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn đầu nên những biểu hiện cũng như triệu chứng của người sẽ không rõ ràng. Chính vì thế mà người bệnh có tâm lý chủ quan lơ là và nhầm tưởng đó là bệnh lao phổi. Vì vậy mà bạn cần phải đặc biệt chú ý hơn về các triệu chứng ung thư phổi sau:
Những triệu chứng ung thư phổi chúng ta thường gặp
Ho khan thường xuyên, ho ra đờm, ho dai dẳng liên tục và đặc biệt là ho gần sáng. Đôi khi ho sẽ có dính chút máu.
Luôn cảm thấy đau ở lưng, ngực và vai, nhưng vì là ung thư phổi ở lúc mới phát hiện thì mỗi người sẽ có cảm nhận về cơn đau là khác nhau.
Luôn thay đổi về lượng đờm và màu sắc khi ho ra đờm là khác nhau.
Triệu chứng ung thư phổi là khó thở, thở khò khè
Giọng nói của người bệnh trở nên thay đổi và khàn giọng hơn
Có cảm giác nói khó khăn qua từng hơi thở
Triệu chứng ung thư phổi đó là ho ra máu
Luôn có cảm giác chán ăn, không muốn ăn, mất cảm giác ngon miệng và cân liên tục giảm không rõ lý do.
Sức đề kháng của cơ thể ngày càng yếu dần đi dẫn đến mệt mỏi, cảm và sốt
Có thể những triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn đầu của mỗi người là khác nhau tùy vào từng thể trạng của mỗi người. Nhưng khi có biểu hiện bất thường của cơ thể hãy tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị trước khi bệnh trở nặng.
Phương pháp để chẩn đoán ung thư phổi là gì?
Khi bệnh nhân có triệu chứng ung thư phổi, đường hô hấp thì người bệnh cần phải đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ tại đây sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát và sau đó sẽ chỉ định thực hiện những biện pháp kiểm tra cận lâm sàng:
Phương pháp để chẩn đoán ung thư phổi là gì?
Chẩn đoán về hình ảnh và xét nghiệm đờm
Chẩn đoán về hình ảnh: Có khối u bất thường có thể nhìn thấy được thông qua phim chụp X - quang, MRI, CT.
Xét nghiệm đờm: Nếu như có sự xuất hiện của triệu chứng ho có đờm bác sĩ tiến hành kiểm tra đờm bằng kính hiển vi. Đây chính là phương pháp giúp bạn có thể xác định được tế bào ung thư có hay không
Kiểm tra sinh thiết
Thực hiện sinh thiết để kiểm tra xem khối u này là ác tính hay lành tính. Lúc này bác sĩ sẽ lấy mẫu mô bằng một trong những cách sau:
Nội soi phế quản: Một ống soi mềm sẽ được đưa qua mũi hoặc miệng sau đó đi qua cổ họng, phổi.
Nội soi thông qua trung thất: Bác sĩ sẽ mở một đường nhỏ vào bên trong lồng ngực. Sau đó sẽ đưa dụng cụ vào để lấy mẫu từ hạch bạch huyết. Khi đã thực hiện thủ thuật này người bệnh sẽ hoàn toàn gây mê toàn thân.
Sinh thiết kim phổi: Với kết quả chẩn đoán hình ảnh chính là cơ sở để bác sĩ xác định được vị trí của khối u. Sau đó có một cây kim sinh thiết sẽ được đưa qua thành ngực và đến mô phổi của khối u để thực hiện lấy mẫu.
Khi phân tích về các mẫu mô xong cho ra kết quả dương tính với tế bào ung thư bệnh nhân sẽ làm thêm cá chỉ định kiểm tra khác. Điều này sẽ xác định được ung thư đã lan rộng ra hay chưa hoặc đang ở giai đoạn nào,...
Kiểm tra sinh thiết để biết được khối u lành tính hay ác tính
Phương pháp điều trị ung thư phổi
Khi đã nắm bắt được các triệu chứng ung thư phổi và làm các xét nghiệm cho ra kết quả dương tính. Lúc này bác sĩ sẽ dựa vào quy mô tác động mà sẽ chia phương pháp điều trị ung thư thành 2 loại khác nhau:
Điều trị cục bộ: Điều trị tế bào ung thư tại nơi mà chúng bắt nguồn. Phẫu thuật và xạ trị chính là phương pháp được cho là điều trị tại chỗ.
Liệu pháp hệ thống: Điều trị tế bào ung thư phổi ở bất cứ nơi nào mà chúng xuất hiện ở trong cơ thể khi ung thư đã di căn.
Những phương pháp hệ thống sẽ được tiến hành bổ sung sau khi được điều trị ung thư. Ở trong các trường hợp chẩn đoán hình ảnh sẽ không cho thấy dấu hiệu ung thư đã lan rộng. Nhưng bác sĩ vẫn sử dụng những liệu pháp toàn thân đề phòng ngừa về các tế bào ung thư đã di căn. Bởi triệu chứng ung thư phổi sẽ có nhiều khả năng tái phát do tế bào ung thư phổi di căn nhưng không được phát hiện.
Phương pháp điều trị ung thư phổi
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật chính là phương pháp điều trị được lựa chọn của ung thư phổi giai đoạn đầu. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau. chúng ta cần phải phụ thuộc vào kích thước cũng như vị trí của khối u để xác định. Phẫu thuật có thể thực hiện bằng cách rạch vết mổ lớn ở ngực hoặc phẫu thuật với sự hỗ trợ quay video ít xâm lấn hơn. Nhưng không phải khối u nào cũng có thể loại bỏ được phương pháp này.
Đọc thêm: Giải đáp: Người bị ung thư phổi sống được bao lâu?
Phương pháp điều trị xạ trị
Xạ trị có thể thực hiện sau phẫu thuật như là một phương pháp điều trị bổ trợ. Đối với những khối u ở giai đoạn đầu nhưng không thể phẫu thuật cắt bỏ vì một số lý do khác. Theo đó xạ trị lập thể định vị thận được thực hiện với mục đích là chữa bệnh. Có nghiên cứu cho thấy có nhiều người đáp ứng tốt phương pháp điều trị này và có kết quả tương tự như người trải qua phẫu thuật điều trị ung thư phổi.
Phương pháp điều trị bằng xạ trị
Hóa trị
Đây sẽ là phương pháp điều trị bổ trợ cho người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư phổi. Phương pháp này có khả năng tấn công với bất kỳ tế bào ung thư nào sắp lan rộng ra ngoài khối u chưa được phát hiện.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch chính là một loại hình điều trị ung thư mới. Loại thuốc này sẽ dành cho bệnh nhân ung thư phổi đã được phê duyệt vào năm 2015. Với phương pháp này sẽ được hỗ trợ bằng cách hỗ trợ hệ thống miễn dịch ở trong cơ thể việc nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.
Đọc thêm: Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì và kiêng gì?
Những cách phòng tránh ung thư phổi là gì?
Không có cách đề chúng ta ngăn ngừa ung thư ác tính ở phổi một cách tuyệt đối Nhưng bạn hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:
Hãy tránh xa thuốc lá: Nếu như bạn chưa bao giờ hút thuốc thì đừng bao giờ thử. Vì nếu như đã hút thuốc trong nhiều năm sẽ gây nghiện và rất khó bỏ. Bên cạnh đó cần hạn chế tiếp xúc đến khói thuốc cách vận động người thân không hút thuốc và đeo khẩu trang khi ra đường.
Kiểm tra mức độ radon trong nhà để đảm bảo chúng luôn ở mức ngưỡng an toàn.
Tránh các chất gây khối ở nơi làm việc: Nếu bạn phải làm việc ở trong môi trường độc hại làm tăng nguy cơ ung thư ác tính ở phổi. Bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình khỏi tiếp xúc với chúng. Để thực hiện biện pháp này bạn hãy đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ lao động,..
Chế độ ăn nhiều loại trái cây, rau củ quả: Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả và hạn chế các loại thịt đỏ. Đặc biệt là các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm các nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và trong đó có bệnh ung thư phổi cấp tính.
Những cách phòng tránh ung thư phổi là gì?
Kết Luận
Nội dung bài viết trên đã giúp bạn nắm bắt thông tin chi tiết về triệu chứng ung thư phổi. Bên cạnh đó còn có thêm một số thông tin về cách điều trị, cách phòng ngừa,...Hy vọng với những chia sẻ này giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh đang phổ biến toàn thế giới.
Bên cạnh đó, để cung cấp dinh dưỡng cân bằng và hoàn chỉnh cho bệnh nhân ung thư phổi. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm Sữa dinh dưỡng y học cho người bệnh ung thư - Leanmax Hope. Dòng sản phẩm này có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu, được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ trong 8 tuần.
Leanmax Hope - Sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia về dinh dưỡng y học. Mua ngay TẠI ĐÂY
Để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn chi tiết nhé!
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.