Triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ cho thấy cơ thể cần bổ sung khẩn cấp

Canxi được coi là “nguyên tố nền tảng” cấu thành xương, răng và tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể. Thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây nên nhiều triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ. Đẻ biết khi cơ thể chị em thiếu canxi sẽ phải đối mặt với những triệu chứng nào, mời bạn tham khảo những chia sẻ dưới đây của Nutricare Pharma nhé!

Canxi có vai trò thế nào đối với sức khỏe phụ nữ?

Canxi là một khoáng chất thiết yếu quan trọng với con người khi tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể. Với chị em phụ nữ, canxi có những tác dụng chính dưới đây:

Duy trì xương và răng chắc khỏe

Canxi là thành phần cấu thành nên xương và răng. Loãng xương chính là triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ điển hình và trầm trọng nhất khiến xương giòn xốp, dễ gãy nứt. Việc cung cấp đủ canxi từ chế độ ăn uống hoặc sản phẩm bổ sung là rất cần thiết để duy trì xương và răng khỏe mạnh.

Tham gia vào hoạt động cơ bắp và thần kinh

Canxi giúp truyền tín hiệu thần kinh và hỗ trợ sự co bóp của cơ. Khi cơ thể thiếu nó, phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ như co giật, cứng cơ và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nhu cầu canxi càng tăng để hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh của cả mẹ và bé.

Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Canxi có vai trò quan trọng trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng và thay đổi tâm lý. Nhiều phụ nữ cho biết việc bổ sung canxi giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ liên quan đến chu kỳ kinh.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Canxi giúp duy trì huyết áp ổn định, điều hòa hoạt động của tim và giãn nở mạch máu. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung canxi có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong các động mạch, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch ở phụ nữ.

triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ

Nhận biết rõ các triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ để có phương án bổ sung giúp duy trì sức khỏe tổng thể

>> Tham khảo thêm:

Triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ điển hình

Thiếu canxi là tình trạng phổ biến với phụ nữ và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với triệu chứng như sau:

Triệu chứng về xương 

Biểu hiện đầu tiên xảy ra ở chị em phụ nữ khi thiếu canxi là đau ở xương nhiều. Khu vực đau nhiều nhất là các bộ phận thường chịu áp lực như hông, cột sống và cổ tay. Thiếu canxi lâu dài, chị em có thể dẫn phải đối mặt với nguy cơ loãng xương (osteoporosis) khi mật độ xương giảm nghiêm trọng, xương yếu và dễ gãy.

Triệu chứng về cơ và thần kinh

Bạn có thể nhận biết cơ thể thiếu khoáng chất khi thấy có triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ là mệt mỏi, cơ bắp yếu. Ngoài ra, các cơ bắp này còn hay co giật tại bắp chân, bắp tay hay thậm chí co giật toàn thân.

triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ

Một triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ nghiêm trọng là rối loạn nhịp tim

Triệu chứng về tim mạch 

Thiếu canxi trầm trọng có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim, chẳng hạn như nhịp tim không đều hoặc arrhythmia, rối loạn nhịp tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ cũng liên quan đến huyết áp vì canxi cũng góp phần vào cơ chế điều hòa huyết áp của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao (hypertension).

Triệu chứng về da, tóc và móng

Thiếu canxi khiến làn da chị em trở nên khô ráp, xỉn màu, các vết thương lâu lành hơn. Một triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ nữa là tóc và móng rất yếu, dễ gãy, da đầu nhiều vảy gàu.

Triệu chứng về sức khỏe tổng thể

Thiếu canxi có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và gặp khó khăn trong việc chống lại các bệnh tật.

triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ

Triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ ít ai quan tâm là hệ miễn dịch yếu, dễ ốm bệnh

Nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị thiếu canxi

Thiếu canxi ở phụ nữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm từ chế độ ăn uống đến tình trạng sức khỏe, bao gồm:

  • Chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ canxi từ thực phẩm, chế độ ăn nghèo nàn dưỡng chất.

  • Mắc các bệnh lý như viêm ruột, tiêu chảy mạn tính,... ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Từ đó khiến bạn đối mặt với nhiều triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ kể trên.

  • Thiếu vitamin D khiến cơ thể khó hấp thụ canxi từ thực phẩm, dẫn đến tình trạng thiếu canxi ở phụ nữ.

  • Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh có nguy cơ mắc loãng xương cao vì estrogen giảm làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Do đó triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ loãng xương cao nhất ở nhóm tuổi mãn kinh này.

  • Nhu cầu canxi tăng lên khi phụ nữ mang thai và cho con bú để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Chị em phụ nữ có nhu cầu về canxi nhưng lo lắng chế độ ăn uống bổ sung không đầy đủ nhu cầu của cơ thể, hãy tham khảo sản phẩm bổ sung Canxi Star. Sản phẩm cung cấp 100% canxi chất lượng cao từ sữa bò nhập khẩu, với công thức thông minh chứa “bộ ba” hỗn hợp khoáng Trucal D7, Vitamin K2-MK7 và Vitamin D3.

Canxi Star giúp cơ thể chị em bổ sung đủ nhu cầu canxi, cơ thể hấp thu tối đa khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe xương và răng, tham gia vào nhiều chức năng cơ thể. Sử dụng 2 viên Canxi Star để phòng ngừa thiếu hụt canxi gây loãng xương, đau nhức xương khớp,...

triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ

Canxi Star với thành phần 100% canxi từ sữa bò nhập khẩu, giúp bạn bổ sung lượng canxi thiếu hụt dễ dàng. XEM THÊM

Hy vọng bài viết này của Nutricare Pharma đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ giúp bạn nhận diện sớm và phòng ngừa các vấn đề. Triệu chứng chính là tín hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể cần bổ sung khoáng chất quan trọng này để bảo vệ sức khỏe. Hãy chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung đủ canxi và theo dõi các dấu hiệu thiếu hụt canxi để có biện pháp điều trị ý tế kịp thời giúp sức khỏe xương khớp và nhiều chức năng khác của cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.

Mọi thắc mắc về bổ sung canxi cho cơ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.