Tiểu đường tuýp 2 là gì? Bệnh đái tháo đường type 2 có chữa được không?

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Dựa theo chỉ số đường huyết để xác định loại bệnh thì tiểu đường type 2 có chỉ số bao nhiêu? Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh cần tích cực điều trị để giảm thiểu các triệu chứng, biến chứng của bệnh. Bài viết sẽ giới thiệu thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường như sau.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường được phân làm hai loại chính là type 1 và type 2. Ngoài ra còn có bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Tiểu đường type 2 là gì?

Bệnh tiểu đường hình thành do việc rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, cụ thể là rối loạn chuyển hóa glucose. Nguyên nhân chính là vì insulin hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng bị khiếm khuyết hoặc không hoạt động đúng chức năng. 

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Là mấy phẩy? Có chữa được không?

Rối loạn chuyển hóa không đồng nhất có thể gây ra bệnh tiểu đường

Mới đầu tuyến tụy sẽ hoạt động tối đa công suất nhằm sản xuất bù lượng insulin cần thiết nhằm hỗ trợ chuyển hóa glucose vào tế bào như thường. Theo thời gian, tuyến tụy không thể sản xuất kịp insulin để bình thường hóa quá trình chuyển đổi năng lượng nữa. Khi đó glucose sẽ bị giữ lại trong máu nhiều làm tăng chỉ số đường huyết, gây ra bệnh tiểu đường.

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2? Đó là những đối tượng như: 

  • Người già, người cao tuổi.

  • Người bị thừa cân béo phì, người ít vận động.

  • Người có huyết áp cao.

  • Người ăn uống sinh hoạt kém khoa học.

  • Phụ nữ mang thai áp dụng chế độ dinh dưỡng kém.

  • Người bị rối loạn lipid máu.

  • Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường.

Những người này sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, cụ thể là tiểu đường type 2 cao hơn so với bình thường.

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Chỉ số đường huyết cao kéo dài sẽ gây ra nhiều rối loạn trong việc chuyển hóa các chất như: carbohydrate, lipid, protide. Bên cạnh đó là gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Tiểu đường type cũng được xem là loại bệnh nguy hiểm khi gây ra nhiều biến chứng.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Người bị bệnh tiểu đường lâu năm sẽ ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Đã có không ít trường hợp bệnh nhân đái tháo đường tử vong vì mắc phải các bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch…)

Ảnh hưởng đến thận

Chỉ số đường huyết cao cũng gây ra các tổn thương cho mạch máu ở thận. Điều này khiến cho thận hoạt động không được hiệu quả như trước và dễ dẫn đến suy thận. Một khi thận đã bị ảnh hưởng, việc cơ thể làm việc như thường sẽ rất khó khăn.

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Là mấy phẩy? Có chữa được không?

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có ảnh hưởng đến thận

Ảnh hưởng đến thần kinh ngoại vi

Một trong những biến chứng khác của bệnh tiểu đường chính là gây ảnh hưởng đến thần kinh ngoại vi. Bên cạnh đó là các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương cùng các chức năng khác.

Ảnh hưởng đến mắt

Phần lớn những ai mắc bệnh tiểu đường đều gặp phải vấn đề về mắt như thị lực giảm sút,võng mạc bị tổn thương, nếu để dài lâu có thể gây ra mù lòa.

Vài biến chứng khác

Phụ nữ đang mang thai bị tiểu đường có thể khiến thai nhi bị thừa cân từ trong bụng mẹ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh nở của người mẹ về sau. Tỷ lệ thai nhi bị đường huyết về sau cũng cao hơn so với trẻ khác.

>> Xem thêm: Cách kiểm soát đường huyết hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường tuýp 2 là gì?

Muốn nhận biết bạn có đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không thì có thể dựa vào một số triệu chứng điển hình như sau.

Đa niệu

Khi chỉ số đường huyết của bạn tăng cao, cơ thể sẽ cố gắng điều chỉnh bằng việc đào thải đường qua nước tiểu. Thận sẽ cần dùng đến nước từ cơ thể để pha loãng nước tiểu. Đó cũng là lý do vì sao người bị tiểu đường có tần suất đi tiểu rất nhiều.

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Là mấy phẩy? Có chữa được không?

Bệnh tiểu đường gây ra các biểu hiện điển hình như đa niệu

Mệt mỏi

Triệu chứng khác của người bệnh đái tháo đường là cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Điều này là dễ hiểu khi tế bào không thể tạo ra năng lượng từ glucose được. Bạn sẽ luôn cảm thấy đói bụng, tuy ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn cạn kiệt năng lượng. Không những thế còn bị giảm cân nghiêm trọng cho dù không đổi chế độ dinh dưỡng.

Khát nước

Khi thận cần lấy nước để pha loãng nước tiểu nhằm đào thải đường sẽ khiến cơ thể thiếu nước. Các bạn cần uống nhiều nước hơn để thận làm việc tốt trong quá trình này.

Dễ bị nhiễm trùng, viêm nấm

Mắc bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm so với trước đây. Biểu hiện thường gặp là người bệnh đái tháo đường dễ bị viêm nhiễm, vết thương hở trên da lâu lành. 

Thị lực giảm

Nếu cảm thấy thị lực của mình đang bị giảm sút cùng với những triệu chứng như trên thì các bạn nên cân nhắc đến việc xét nghiệm bệnh tiểu đường.

Những dấu hiệu khác

Một vài biểu hiện khác của bệnh tiểu đường tuýp 2 chính là bị khô và ngứa da, chức năng tình dục gặp phải vấn đề, khó ngủ, gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ…

Nguyên nhân nào gây ra tiểu đường tuýp 2?

Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia, có một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 như.

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Là mấy phẩy? Có chữa được không?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

  • Gen: một số trường hợp người bệnh tiểu đường sở hữu đoạn DNA khác lạ gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra insulin.

  • Béo phì: khiến cho cơ thể nảy sinh ra tình trạng kháng insulin. Những ai béo phì sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn.

  • Mắc phải hội chứng chuyển hóa: những ai gặp phải trường hợp kháng insulin thì thường có các triệu chứng như: đường huyết cao, có nhiều mỡ thừa quanh eo, cholesterol và huyết áp cao…

  • Gan bị mất cân bằng trong việc điều phối glucose sao cho hiệu quả.

  • Các tế bào không biết cách dùng insulin chính xác để chuyển đổi glucose thành năng lượng.

  • Tế bào beta bị suy giảm chức năng không tạo đủ số lượng insulin cần thiết.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 không khó nếu các bạn chủ động và biết cách. Chế độ ăn uống lành mạnh cùng với rèn luyện thân thể thường xuyên chính là phương pháp hiệu quả đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó còn hạn chế cơ thể mắc phải các bệnh tim mạch, kể cả bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, mọi người cũng nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe thật tốt. Trường hợp phát hiện cơ thể có một số biến chứng điển hình của bệnh tiểu đường thì nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm được bệnh tiểu đường, kể cả tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách có thể giảm thiểu tối đa triệu chứng của bệnh. 

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Là mấy phẩy? Có chữa được không?

Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để điều trị bệnh tiểu đường

Dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn

Tùy vào mức độ bệnh trạng của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Các nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong việc chữa trị đái tháo đường gồm có:Metformin, Sulfonylureas, Thiazolidinediones, DPP-4, GLP-1, SGLT2…

Điều mọi người cần làm là dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc hay tăng/giảm liều lượng khi chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ. Ngoài ra nên tái khám để nắm rõ tình trạng bệnh qua quá trình điều trị.

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Vài lưu ý dành cho người bệnh tiểu đường chính là:

  • Duy trì vóc dáng thon gọn không có nhiều mỡ thừa.

  • Tăng lượng chất xơ nạp vào cơ thể, giảm bớt lượng carbs tinh chế, calo, đồ ngọt trong thực đơn.

  • Ăn nhiều rau củ quả tươi không chỉ để bổ sung chất xơ mà còn nhiều vitamin, khoáng chất khác.

  • Tránh xa các loại thực phẩm, thức uống gây hại: đồ ngọt, bánh kẹo, đồ nhiều dầu mỡ, thuốc lá, chất kích thích…

Bên cạnh những chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường đã được nêu ở trên, thì người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể dùng sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tiểu đường vào bữa phụ trong ngày. 

Việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

Rèn luyện thể chất thường xuyên

Cố gắng duy trì thói quen luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các hoạt động như đạp xe, đi bộ, chạy bộ, bơi lội… Đây chính là cách hay giúp mọi người gia tăng sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch đẩy lùi các bệnh gây hại.

Lời kết

Hy vọng bài viết có những thông tin hữu ích giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường type 2 là gì? Có nguy hiểm không và những dấu hiệu, phương pháp điều trị liên quan.

Ngoài ra, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.