Thực đơn/ chế độ ăn cho người ung thư vú lành mạnh, giàu dưỡng chất
Xây dựng thực đơn ăn cho người ung thư vú cần được hết sức lưu tâm. Nếu ăn uống không hợp lý sẽ giúp tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và quá trình phục hồi lâu hơn. Ăn uống chuẩn khoa học giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi, đau đớn, cải thiện phục hồi sức khỏe nhanh chóng, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Vậy người ung thư nên ăn gì? Cùng Nutricare Pharma tìm hiểu khi bạn đang chăm sóc bệnh nhân ung thư và giúp họ cải thiện sức khỏe.
>> Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn/chế độ ăn cho người ung thư vú
Muốn xây dựng được thực đơn cho người ung thư vú chuẩn khoa học thì bạn phải biết chính xác được người bệnh nên ăn gì và cần kiêng gì. Dưới đây là 4 nguyên tắc quan trọng cần phải đảm bảo, cụ thể:
Cho người bệnh ăn uống đa dạng thực phẩm, cân đối
Ăn uống đa dạng và cân đối là nguyên tắc thứ nhất cần phải đảm bảo khi lên thực đơn/chế độ ăn cho người ung thư vú. Khi đó người bệnh sẽ được cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ tinh bột, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất cho đến chất xơ. Những dưỡng chất này sẽ giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng quá trình phục hồi nhanh chóng, cải thiện sức khỏe toàn diện.
Người bệnh ung thư vú cần ăn uống đa dạng, cân đối thực phẩm
>> Giải đáp ngay - Bị ung thư vú nên ăn gì mau khỏe mạnh?
Chia nhỏ khẩu phần ăn
Sau điều trị ung thư người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng khó nuốt, chán ăn, nhạt miệng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đớn là một số tác dụng phụ mà người bệnh thường gặp.
Để giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ được chất dinh dưỡng thì nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều lần. Không nên ăn quá no vào một bữa sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa người bệnh.
Không nên kiêng khem quá mức
Việc kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể người bệnh bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sau điều trị cơ thể bệnh nhân khá yếu, mất nhiều năng lượng. Vì vậy cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm chất để bù đắp năng lượng tiêu hao đã mất.
Bị ung thư cần ăn uống đủ dinh dưỡng để bù đắp năng lượng đã mất
Dinh dưỡng cung cấp đủ sẽ giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe chiến đấu với bệnh tật. Đồng thời còn hỗ trợ quá trình phục hồi, duy trì chức năng miễn dịch,... Tuyệt đối không nên kiêng khem quá mức gây suy nhược cơ thể, giảm khả năng phục hồi, tăng nguy cơ biến chứng, nguy hiểm hơn là đe dọa tính mạng người bệnh.
Bổ sung dinh dưỡng cho người bị ung thư vú bằng nhiều cách
Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống theo phương pháp truyền thống thì có thể bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều cách khác nhau. Gồm có:
Uống sữa.
Dùng thực phẩm chức năng.
Truyền dinh dưỡng.
Bên cạnh chế độ ăn cho người ung thư vú thì có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm Leanmax Hope. Đây là dinh dưỡng y học dành cho bệnh nhân ung thư đã được chứng minh lâm sàng hiệu quả tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. Sử dụng Leanmax Hope mỗi ngày từ 2-3 ly giúp hỗ trợ giảm mệt mỏi, đau đớn, cải thiện tiêu hóa, tăng sức đề kháng, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe toàn diện.
Kết hợp sữa Leanmax Hope trong thực đơn/chế độ ăn cho người ung thư vú. XEM THÊM
Chế độ ăn cho người ung thư vú gồm những gì?
Trong chế độ ăn cho người ung thư vú phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất gồm: đường bột, chất đạm protein, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Đồng thời phải hạn chế không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, thịt đỏ, muối ăn, đường,... Cụ thể:
Xây dựng chế độ ăn có chất đường bột
Người bệnh ung thư vú vẫn có thể tiêu thụ chất đường bột với hàm lượng tương đương như người khỏe mạnh. Nhưng cần phải ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa nhiều tinh bột phức hợp có chất xơ. Cụ thể như:
Các loại rau có màu xanh: Cải xoăn, cải bó xôi, cần tây, rau muống, bắp cải, cải xoong, rau mồng tơi, rau ngót,...
Các loại củ quả: Khoai lang, bí ngô, cà rốt, khoai tây, bí ngòi,...
Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mì, lúa mạch, gạo lứt, yến mạch, ngô,...
Hoa quả tươi ít đường: Việt quất, lê, táo, dâu tây, kiwi,...
Ăn uống khoa học giúp cải thiện sức khỏe
Thực đơn cho người ung thư vú giàu chất đạm
Ăn uống đầy đủ chất đạm từ 1,1 - 1,5g protein/kg trọng lượng/ ngày là cần thiết đối người bị ung thư vú. Ăn đủ chất sẽ giúp nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật, ngăn ngừa dị hóa cơ, hỗ trợ quá trình trao đổi chất,...
Khi tiêu thụ chất đạm, người bệnh ung thư cần phải lưu ý lựa chọn nguồn đạm có chất lượng cao. Bao gồm như: thịt nạc gia cầm bỏ da, tôm, mực, cá trích, cá hồi, cá thu, cá mòi, lòng trắng trứng, sữa tách béo, các loại đậu,... Người bệnh cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ như: bò, lợn, dê, cừu,...
Thực đơn chế độ ăn cân bằng chất béo
Chất béo là một dưỡng chất quan trọng không thể thiếu dù là ở người khỏe mạnh cũng như người bị ung thư. Chất béo sẽ giúp gia tăng hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn mà còn giúp hòa tan, hấp thụ các loại vitamin thiết yếu như: A, B, E, D, K,...
Cân bằng dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy do sử dụng kháng sinh nhiều
Tỷ lệ chất béo hợp lý cho người bệnh ung thư chiếm từ 15% - 30% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Cụ thể bổ sung chất béo lành mạnh khoảng 25-35g/ngày có trong quả hạch, quả bơ, dầu thực vật, các loại hạt, mỡ cá béo vùng biển lạnh như: cá trích, cá hồi, cá thu,... Bổ sung chất béo bão hòa tối đa 13g/ngày.
Xây dựng chế độ ăn cho người ung thư vú giàu chất xơ
Người bị bệnh ung thư cần bổ sung từ 30 - 38g chất xơ/ngày đối với nam và từ 21 - 26g chất xơ/ngày đối với nữ. Bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón, tiêu chảy do sử dụng kháng sinh và còn giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Chất xơ còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng cho người bệnh. Từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh lý khác như: tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường,...
>> Chế độ dinh dưỡng khi xạ trị giúp khỏe mạnh, sống lâu hơn
Những thực phẩm cần tránh ở người bị ung thư vú
Bên cạnh xây dựng thực đơn/ chế độ ăn cho người ung thư vú lành mạnh như đã kể trên thì người bệnh cần phải kiêng một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Hạn chế được những thực phẩm này sẽ giúp kiểm soát được các tế bào ung thư phát triển lây lan, ảnh hưởng đến thời gian quá trình phục hồi. Thực phẩm nên kiêng gồm:
Hạn chế đồ uống, thực phẩm có chứa nhiều đường như: nước ngọt, bánh kẹo, socola,...
Không sử dụng thịt đỏ từ bò, lợn, dê, cừu, bởi chứa nhiều chất béo bão hòa khiến cơ thể nhanh tích mỡ, gia tăng tình trạng viêm, có thể gây ung thư.
Hạn chế sử dụng các loại thịt đã qua chế biến như: thịt muối, xúc xích, thịt xông khói, đồ đóng hộp,... Thực phẩm này có chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bảo quản, nitrit (NO2), nitrat (NO3). Những chất này có thể gây ung thư nếu như sử dụng quá nhiều trong một thời gian dài.
Hạn chế ăn quá mặn, nên ăn thanh đạm, nhạt.
Không nên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, cà phê, chất kích thích trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư vú.
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia trong chế độ ăn của người ung thư
Xây dựng thực đơn cho người ung thư vú hợp lý giúp cải thiện phục hồi sức khỏe bệnh nhân nhanh chóng hơn. Tuy nhiên tùy vào thể trạng của mỗi người bệnh để xây dựng chế độ ăn phù hợp, nâng cao sức khỏe.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.