Những tác dụng phụ của thuốc cường giáp bạn cần nắm rõ
Cường giáp là một bệnh lý tuyến giáp phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người toàn cầu. Những loại thuốc điều trị được sử dụng để cân bằng mức sản xuất hormone cho cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc cường giáp cũng là điều bạn nên hiểu rõ để đảm bảo an toàn. Tại bài viết này, Nutricare Pharma sẽ mang đến cho bạn thông tin chi tiết, đáng tin cậy nhất về vấn đề này. Tham khảo ngay để có được lời khuyên hữu ích từ những chuyên gia y tế hàng đầu của chúng tôi.
=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp
Tổng quan về các loại thuốc chữa trị bệnh cường giáp
Thuốc điều trị lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ, nhờ khả năng giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Để điều trị cường giáp thường có ba nhóm thuốc cơ bản: i-ốt phóng xạ, thuốc kháng giáp và thuốc chẹn beta. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng chuyên biệt cho những trường hợp khác nhau của bệnh lý:
Thuốc kháng giáp
Thuốc kháng giáp hỗ trợ bệnh nhân trong việc giảm hoạt động tiết hormone của tuyến giáp. Người bệnh sẽ thấy được hiệu quả vượt trội sau từ 1-3 tháng sử dụng thuốc. Liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định và điều chỉnh trong từng giai đoạn điều trị.
Có 2 loại thuốc kháng giáp phổ biến nhất trên thị trường:
Propylthiouracil (PTU): Đây là lựa chọn đặc biệt cho những phụ nữ mang thai. PTU hỗ trợ giảm thiểu tối đa nguy cơ sảy thai, dị tật trong quá trình sinh nở. Loại thuốc này có dạng viên 50mg, thường được uống 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau. Theo nhiều nghiên cứu, PTU có thời gian bán hủy ngắn hơn loại thuốc Methimazole.
Methimazole: Thuốc có dạng viên, liều lượng 5mg hoặc 10mg và thường có tác dụng nhanh hơn so với PTU. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng liều cao methimazole sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc cường giáp này.
Thuốc kháng giáp: Hỗ trợ bệnh nhân điều trị cường giáp
>> Triệu chứng cường giáp điển hình, dễ nhận biết
Thuốc i-ốt phóng xạ
Đây là loại thuốc viên đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị căn bệnh cường giáp. Cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ phận tuyến giáp là hấp thụ i-ốt để tổng hợp hormone. Khi sử dụng thuốc này, lượng i-ốt phóng xạ sẽ được tích tụ vào máu và tuyến giáp.
Hiệu quả của thuốc sẽ được thấy rõ sau khoảng 3-6 tháng sử dụng theo đúng chỉ dẫn. Bệnh nhân đều có được một liệu trình điều trị an toàn và hiệu quả trong việc kiểm soát cường giáp. Biện pháp dùng thuốc i-ốt phóng xạ đã điều trị cho hơn 75% người mắc căn bệnh quái ác này.
Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta hoạt động bằng việc ức chế hoạt động của hormone tuyến giáp. Nhờ vậy, chúng có khả năng kiểm soát các triệu chứng bệnh trước khi dùng thuốc điều trị chính. Sử dụng thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho cơ thể. Đồng thời, các biểu hiện, dấu hiệu khó chịu mà bệnh nhân thường gặp sẽ được giảm bớt.
Lựa chọn thuốc chẹn beta để ức chế các hoạt động của hormone
Tác dụng phụ của từng loại thuốc cường giáp
Tuyến giáp - tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể con người. Mọi hiểu hiện lạ thường đều có thể có nguy cơ gặp phải bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, cần quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc cường giáp có thể có. Cùng chúng tôi điểm qua một vài thông tin về vấn đề này ngay dưới đây:
Tác dụng phụ của thuốc kháng giáp
Các tác dụng phụ của thuốc kháng giáp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 1-3%). Bao gồm:
Ngứa ngáy, phát ban khắp cơ thể: Phản ứng này có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc với những ai có làn da nhạy cảm.
Sốt cao
Rụng tóc nhiều
Cảm giác buồn nôn, tức ngực, khó thở, chứng phù nề
Đau đầu, đau nửa đầu
Đau mỏi xương khớp, không muốn vận động
Tác dụng phụ của thuốc cường giáp thường gặp
Tác dụng phụ của thuốc i-ốt phóng xạ
Trong quá trình sử dụng thuốc i-ốt phóng xạ có thể xảy ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như:
Hệ tiêu hóa hoạt động bất bình thường: có cảm giác chán ăn, buồn nôn ngay sau khi sử dụng thuốc
Miệng có vị kim loại: Người sử dụng thuốc sẽ có thể cảm nhận được mùi hoặc vị kim loại trong miệng. Việc thêm lượng đường vào khẩu phần ăn hằng ngày có khả năng giảm thiểu tình trạng này.
Dẫn tới suy giáp: Mặc dù i-ốt phóng xạ có tác dụng điều trị cường giáp khá tốt, nhưng chúng có thể gây bệnh suy giáp. Người bệnh có thể sẽ phải dùng levothyroxine suốt đời để đối mặt với căn bệnh này.
Bị viêm tuyến nước bọt: Một vài bệnh nhân có thể bị sưng một hoặc hai bên cằm sau khi dùng thuốc. Trong thời gian này, bạn nên uống một ít nước nước chanh pha đường để giảm khó chịu.
Tác dụng phụ của thuốc cường giáp: thuốc chẹn beta
Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào dưới đây, hãy báo ngay cho bác sĩ để có những điều chỉnh cần thiết. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần thay đổi liều lượng hoặc lựa chọn loại thuốc khác để chữa trị.
Hoa mắt, chóng mặt
Rối loạn tiêu hóa
Đau đầu
Nhạy cảm cao với môi trường bên ngoài, dễ bị cháy nắng, dị ứng, phát ban
Nhạy cảm với môi trường, dị ứng và phản ứng da khi dùng thuốc chẹn beta
Các tác dụng phụ hiếm gặp khác khi dùng thuốc cường giáp
Ngoài các tác dụng phụ của thuốc cường giáp thường gặp, sẽ có tỉ lệ nhỏ bệnh nhân gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn như:
Số lượng bạch cầu trung tính giảm mạnh: Việc sản xuất tế bào bạch cầu đột ngột bị giảm mạnh sau khi dùng thuốc. Thông thường, chúng sẽ xuất hiện ở ba tháng đầu khi điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên trình trạng này rất hiếm gặp, tỷ lệ mắc phải vấn đề giảm bạch cầu khá ít. Khi gặp các biểu hiện viêm họng nặng, sốt cao, nhiễm trùng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Viêm tụy khi sử dụng quá liều methimazole
Thiếu máu do ức chế tủy và viêm nhiễm các mạch máu do tác dụng phụ của thuốc propylthiouracil
Các vấn đề về gan: Sau khi sử dụng propylthiouracil, gan sẽ có thể có những dấu hiệu bất thường trong ba tháng đầu. Nếu bạn bị vàng da, đau bụng, chán ăn,.. bạn cần ngừng thuốc ngay để bảo vệ gan của mình. Tình trạng tổn thương gan khi sử dụng propylthiouracil có thể rất nghiêm trọng. Thậm chí chúng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
Những tình trạng nguy hiểm hiếm gặp trong điều trị cường giáp
>> Nhiễm độc cường giáp và những điều bạn cần biết
Cách sử dụng thuốc cường giáp an toàn, hiệu quả
Để tránh những tác dụng phụ của thuốc cường giáp cũng như đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất, bạn nên:
Thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi dùng thuốc: Để bắt đầu liệu tình an toàn, bạn cần trao đổi với bác sĩ về liều lượng hợp lý. Chúng sẽ đảm bảo cho quá trình sử dụng thuốc được an toàn và hiệu quả hơn.
Thăm khám định kỳ: Cần theo dõi kỹ mọi dấu hiệu của tác dụng phụ để thăm khám sớm.
Điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết: Với những tác dụng phụ kể trên, bạn không nên sử dụng thuốc điều trị cường giáp quá 18 tháng. Sau một thời gian sử dụng thuốc mà không có hiệu quả, cần cân nhắc các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn trị xạ hay phẫu thuật để chữa trị các vấn đề cường giáp của bạn.
Cách sử dụng thuốc cường giáp an toàn, hiệu quả
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về tác dụng phụ của thuốc cường giáp và cách giảm thiểu tác động của chúng. Hy vọng bạn đã tích lũy được cho mình những kiến thức bổ ích để có được tuyến giáp khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bổ sung sản phẩm Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng kiêng i-ốt cho người bệnh cường giáp, hỗ trợ giảm những tác dụng phụ của thuốc cường giáp và cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể. Sản phẩm có những công dụng tuyệt vời như:
- Dinh dưỡng tuyệt vời cho những ai kiêng i-ốt: Tách bỏ 88% I-ốt theo khuyến nghị Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân đối và đa dạng vitamin, khoáng chất.
Hỗ trợ điều hòa Canxi trong máu: Bổ sung Canxi sữa dễ hấp thu, hàm lượng cao theo khuyến nghị RNI Việt Nam
Giảm viêm nhờ tinh chất nghệ Curcumin và Omega 3
Cải thiện vấn đề tiêu hòa với dòng sữa giàu chất xơ và nguồn sữa tách Lactose.
Leanpro Thyro LID - Dinh dưỡng phù hợp cho bệnh cường giáp. XEM THÊM
Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.