Suy giáp có hiến máu được cho người nhà và người lạ không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp, rất nhân văn giúp đỡ cộng đồng, được nhiều người ủng hộ và tham gia. Bị bệnh suy giáp có hiến máu được cho người lạ và người thân không là câu hỏi được nhiều người bệnh, mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về vấn đề hiến máu đối với người bệnh suy giáp trong bài viết dưới đây.

Suy giap co the hien mau khong?

 

Nguyên tắc chung về tiêu chuẩn hiến máu

Trước khi tiến hành lấy máu, người hiến máu sẽ được kiểm tra tổng quát sức khỏe và phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định,
Nguyên tắc chung được quy định:

  • Người hiến máu trong độ tuổi từ 18 - 60 tuổi; cân nặng 42kg trở lên với nữ giới và từ 45kg với nam giới.
  • Tự nguyện tuyệt đối hiến máu; không chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự…

Những người không được hiến máu:
Để giải đáp câu hỏi bị suy giáp có hiến máu được không, trước tiên cần nắm rõ thông tin về những nhóm người không được hiến máu:
Nhóm những người có nguy cơ cao như:

  • Bị nhiễm HIV, tiêm chích ma túy hoặc bị AIDS.
  • Là mại dâm, nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không lành mạnh, nam giới LGBT.

 Nhóm những người đã mắc bệnh lý:

  • Viêm gan B,C
  • Bệnh lây qua đường tình dục.
  • Bệnh lao
  • Các bệnh về nội tiết như bướu cổ, tiểu đường…
  • Bệnh đường máu, cơ quan tạo máu.
  • Các bệnh nguy cơ cao rối loạn hấp thu như cắt đoạn ruột,dạ dày…
  • Các bệnh ác tính.
  • Bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính.

>> Xem thêm:

 Suy giáp có hiến máu được cho người nhà và người lạ không?

Hiến máu cho người thân hay người lạ thì trước hết phải đảm bảo an toàn cho người hiến tặng và tốt cho người nhận máu. Khi không toàn vẹn cả hai yêu cầu, thì hiến máu sẽ gây hại cho bản thân và cho người còn lại.

Suy giáp là bệnh về rối loạn nội tiết, thuộc nhóm đối tượng không nên tham gia hiến máu cho cả người thân hay người lạ. Dù sức khỏe người bệnh ổn định nhưng suy giáp là bệnh hình thành chính do nguyên nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto… nên cần bổ sung hormone giáp định kỳ hàng ngày.

Suy giap co the hien mau khong?

Do đó, hiến máu có thể làm cho người bệnh bị mệt nhiều sau khi hiến máu. Đặc biệt, trong máu của người bị suy giáp cũng có một lượng hormone giáp tương đối từ thuốc đang uống mỗi ngày nên không đủ an toàn cho người được nhận.

Trường hợp người bệnh suy giáp có thể hiến máu

Người bệnh suy giáp không nên tham gia hiến máu cho người thân hay người quen, tuy nhiên không phải “không thể” thực hiện. Trường hợp người bệnh vẫn có thể tham gia hiến máu là khi đã điều trị khỏi bệnh tối thiểu 24 tháng, đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện theo quy định để được tham gia hiến máu. 

Suy giáp có hiến máu được cho người nhà và người lạ không?

Người bệnh suy giáp không nên tham gia hiến máu

Việc đồng ý có cho người bị bệnh suy giáp tham gia hiến máu hay không còn phụ thuộc chính vào các quy định, nguyên tắc mỗi tổ chức đặt ra với người đăng ký. Theo như nguyên tắc, điều kiện hiến máu của hội Y Tế - Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ thì người bệnh có tiền sử suy giáp vẫn được phép tham hiến máu nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, người bệnh đã hoàn thành liệu trình điều trị và có giấy khám sức khỏe lần cuối đảm bảo khỏi bệnh cách thời điểm đăng ký hiến máu ít nhất 12 tháng.

  • Thứ hai, người bệnh khi tham gia thẩm định, kiểm tra sức khỏe tổng quát cho thấy sức khỏe tốt, các chỉ số bình thường, không có dấu hiệu tái phát bệnh suy giáp hay có dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp.

Trường hợp người đăng ký tham gia hiến máu vẫn trong quá trình điều trị bệnh suy giáp thì không được phép hiến máu. Bởi vì trong bệnh nhân suy giáp vẫn có một lượng nhỏ hormone tuyến giáp tồn tại từ thuốc điều trị, nó không đủ an toàn với người nhận máu dù là người cùng gia đình, cùng huyết thống.

Suy giáp có hiến máu được cho người nhà và người lạ không?

Người bệnh suy giáp có thể tham gia hiến máu nếu thỏa mãn điều kiện của Tổ chức hiến máu

>> Xem thêm:

Những lưu ý khi cho người suy giáp hiến máu

Người suy giáp hay còn gọi là người mắc bệnh suy giáp cần thận trọng khi quyết định hiến máu. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi hiến máu, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để đảm bảo tình trạng sức khỏe hiện tại cho phép hiến máu. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin về sự an toàn và khả năng hồi phục sau khi hiến máu.
  • Thời gian hiến máu: Nên chọn thời điểm hiến máu khi cơ thể cảm thấy khỏe mạnh nhất. Không hiến máu khi đang điều trị bệnh
  • Theo dõi phản ứng sau hiến máu: Sau khi hiến máu, người bệnh cần theo dõi cơ thể để phát hiện các triệu chứng bất thường như chóng mặt, mệt mỏi hoặc đau đầu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường, nên thông báo ngay cho nhân viên y tế.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi hiến máu nếu bị suy giáp

>> Xem thêm:

Bổ sung thêm sản phẩm sữa chuyên biệt là phương pháp hỗ trợ bệnh suy giáp hiệu quả và an toàn, vừa giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho người bệnh. Leanpro Thyro là sản phẩm đến từ thương hiệu Quốc gia Nutricare, giúp bổ sung đầy đủ hàm lượng I-ốt và canxi đúng theo khuyến nghị RNI cho người Việt Nam nhằm điều hòa hormon tuyến giáp và canxi máu.

Suy giáp có hiến máu được cho người nhà và người lạ không?

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp. Mua ngay

Leanpro Thyro là sản phẩm hỗ trợ điều trị chức năng tuyến giáp ở những bệnh nhân suy giáp, bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân sau điều trị phóng xạ I-ốt (I-131).

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

 

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái