Suy giáp bẩm sinh ở trẻ em cần chú ý gì trong giai đoạn đầu đời
Tại nước ta, trung bình cứ 2.500 - 5.000 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ bị thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh. Suy giáp bẩm sinh phổ biến ở nữ nhiều hơn nam do tuyến giáp trạng phát triển bất thường (lỗi bẩm sinh trong chuyển hóa giáp trạng hoặc thiếu chất iốt).
Hiện nay, chưa có bằng chứng cụ thể bệnh thiểu năng tuyến giáp có tính di truyền. Nếu không được phát hiện trong vòng 2-3 tuần đầu sau sinh & điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến bé.
Nguyên nhân gây Suy giáp bẩm sinh ở trẻ em
Dưới đây là các nguyên nhân gây suy giáp bẩm sinh ở trẻ em, được phân chia rõ ràng:
Rối loạn phát triển tuyến giáp
- Trong quá trình phát triển thai nhi, tuyến giáp có thể không phát triển đúng cách hoặc không hình thành ở vị trí đúng.
- Tuyến giáp có thể bị di chuyển đến các vị trí bất thường trong cơ thể, làm giảm khả năng sản xuất hormone giáp.
- Sự phát triển bất thường này có thể liên quan đến các yếu tố di truyền.
Di truyền
- Các đột biến gen có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp, dẫn đến suy giáp bẩm sinh.
- Các yếu tố di truyền làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và hoạt động của tuyến giáp.
Thiếu i-ốt trong thai kỳ
- I-ốt là yếu tố quan trọng giúp tuyến giáp sản xuất hormone. Nếu mẹ không có đủ i-ốt trong chế độ ăn, tuyến giáp của thai nhi sẽ không hoạt động đúng cách.
- Thiếu i-ốt trong thai kỳ là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giáp bẩm sinh ở trẻ.
Các yếu tố môi trường và nhiễm trùng
- Nhiễm trùng trong thai kỳ hoặc các vấn đề miễn dịch có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tuyến giáp ở thai nhi.
- Các yếu tố như thuốc hoặc hóa chất có thể làm cản trở chức năng tuyến giáp của thai nhi.
Suy giáp bẩm sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
>> Tham khảo thêm:
- Người cao tuổi nên ăn gì tốt cho sức khỏe, đủ chất dinh dưỡng?
- Người già ăn yến có tốt không? Các đối tượng không nên ăn yến
Dấu hiệu suy giáp bẩm sinh ở trẻ nhỏ
Giai đoạn sơ sinh: Trẻ bị vàng da thường kéo dài hơn bình thường, màu da có thể xám chì, tái. Ngủ nhiều, ít khóc, ít hoặc bỏ bú, không tỉnh táo khi bú, chậm lên cân, tay chân lạnh, không linh hoạt với tiếng động môi trường bên ngoài… là biểu hiện thường gặp.
Trong giai đoạn sau sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ chậm lên cân và phát triển chiều cao, không linh hoạt, kém tiếp thu… hơn so với trẻ bình thường. Nếu suy giáp bẩm sinh phát hiện quá trễ, các di chứng phát triển tâm thần do thiếu hormon T4 kéo dài không hồi phục sẽ khiến việc điều trị ít hiệu quả.
Giai đoạn tuổi dậy thì: người bị suy giáp bẩm sinh thường bị chậm phát triển tâm thần, tiếp thu chậm, không linh hoạt và học kém...
Suy giáp bẩm sinh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ bé gái mắc phải bệnh này sẽ cao hơn.
>> Xem thêm:
- Sau mổ/phẫu thuật ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì tốt nhất?
- Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì đảm bảo nhất?
Biến chứng với trẻ khi bị suy giáp bẩm sinh
Bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí não của trẻ trong suốt quá trình phát triển. Cụ thể biến chứng nguy hiểm như sau:
Trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng Down, hở hàm ếch,...sau khi sinh.
Về thần kinh: Trẻ chậm nói, chậm đi, mọc răng kém, hồi phục sau bị thương lâu, chậm phát triển trí tuệ khiến sau này đi học kém tiếp thu.
Giảm khả năng miễn dịch của trẻ, trẻ dễ bị ốm, lây bệnh, mắc các bệnh truyền nhiễm hơn trẻ khỏe mạnh
Biến dạng cơ xương, cơ xương yếu, biến dạng cột sống.
Tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, mạch vành, bệnh tim mạch khi cholesterol trong máu tăng cao cho trẻ sau này.
Trẻ bị suy giáp bẩm sinh thường chậm phát triển hơn trẻ khỏe mạnh
Phương pháp chẩn đoán bệnh suy giáp bẩm sinh
Bác sĩ ngoài xem xét triệu chứng bệnh, cần dựa vào kết quả các phương pháp sau để chẩn đoán chính xác bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ:
Test sàng lọc
Trẻ bị nghi ngờ suy giáp bẩm sinh sẽ được tiến hành khám sàng lọc sớm ngay sau sinh 1 - 7 ngày. Trẻ được lấy máu gót chân làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ TSH và T4. Chỉ số các xét nghiệm này khác thường so với mức tiêu chuẩn, trẻ có nguy cơ cao bị suy giáp bẩm sinh.
Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ tiến hành chụp tuổi xương ở trẻ để đánh giá các điểm cốt hoá cùng cổ tay trái. Đồng thời chụp và ghi hình tuyến giáp bằng công nghệ Tc 99m để xác định tuyến giáp bình thường hay suy giáp.
Lấy máu gót chân làm xét nghiệm máu giúp chẩn đoán suy giáp bẩm sinh chính xác
>> Xem thêm:
- Suy giáp - hiểu đúng bệnh & chữa đúng cách
- Suy giáp do thiếu hay thừa iot? Vai trò của I-ốt với bệnh tuyến giáp
Phương pháp điều trị & phòng ngừa suy giáp bẩm sinh ở trẻ em
Các bé suy giáp bẩm sinh phải sống chung với việc điều trị căn bệnh này cả cuộc đời, ngoại trừ một số trẻ bị suy giáp thoáng qua. Nguyên nhân chính thường do lượng hormone tuyến giáp tiết ra không đủ nên phương pháp điều trị chủ yếu là bổ sung hormone tuyến giáp dưới dạng viên uống có tên là Thyroxin mỗi ngày.
Bổ sung Thyroxin đúng liều điều trị hằng ngày sẽ không gây nhiều tác dụng phụ với trẻ. Nhưng dùng liều Thyroxin quá thấp thì các dấu hiệu của bệnh suy giáp sẽ xuất hiện trở lại. Và uống liều quá cao, bé sẽ bị một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, khó ngủ, tim nhanh, đỏ bừng... Nồng độ Thyroxin bổ sung cho từng trẻ và chỉ số về sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ là căn cứ để bác sĩ tính toán liều lượng thuốc phù hợp.
Một chú ý khác với trẻ suy giáp bẩm sinh: việc tiêm phòng vacxin vẫn cần được thực hiện đầy đủ và dù trẻ bị ốm vẫn phải uống thuốc tuyến giáp như liệu trình hàng ngày.
Về chế độ dinh dưỡng của bé, cha mẹ cho con ăn uống chế độ ăn bình thường, không nên kiêng khem hoặc cần tăng nhiều một loại thực phẩm nào. Việc cho trẻ uống thuốc đều đặn có thể uống chung với nước lọc hoặc sữa mẹ là điều các bậc phụ huynh cần ghi nhớ.. Những chất dinh dưỡng sẽ làm giảm hấp thu của thuốc là: canxi, sắt hoặc sữa đậu nành… cần uống cách xa nhau.
Giải pháp dinh dưỡng y học hiệu quả cho người bệnh suy giáp
Bên cạnh việc điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thương xuyên, người gặp các vấn đề về tuyến giáp có thể tham khảo thêm một số sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người gặp vấn đề về tuyến giáp ở các giai đoạn giúp tăng hiệu quả điều trị và mau chóng phục hồi.
Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh suy giáp, phẫu thuật tuyến giáp giúp hỗ trợ cải thiện chức năng hormone tuyến giáp với hàm lượng I-ốt áp ứng khuyến nghị RNI Việt Nam. Tăng cường dưỡng chất I-ốt, Selen cao giúp điều hòa hormone tuyến giáp. Hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu, giảm loãng xương, giàu chất xơ giúp giảm táo bón. Không những thế, sản phẩm còn chứa Nano Curcumin giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình điều trị tiếp theo.
Leanpro Thyro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp. XEM THÊM
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bữa ăn hàng ngày không những phải đẹp mắt và ngon miệng mà còn phải bổ dưỡng thì mới đẩy lùi được bệnh tật. Đừng để những rủi ro thầm lặng hủy hoại cơ thể khi bạn còn có cơ hội đảo ngược tình thế nhé!
Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt giúp cải thiện chức năng hormon tuyến giáp. Sản phẩm dễ tiêu hóa, phòng chống loãng xương và giúp kiểm soát cân nặng cho người bệnh suy giáp.
Đây được xem là giải pháp dinh dưỡng cực kì tiện lợi cho người bị suy yếu tuyến giáp trong tùng giai đoạn điều trị, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tình trạng suy yếu do kiêng khem quá mức.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.