Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường? Nguyên nhân, cách khắc phục
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh.
Nhiều người tá hỏa khi thấy kiến bu vào quần lót và lo lắng không biết quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không? Lý do gì gây ra tình trạng này, cần khắc phục như thế nào? Để có đáp án chính xác, bạn hãy theo dõi bài viết của Nutricare Pharma nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Kiến bu vào quần lót là sao? Có nguy hiểm không?
Quần lót là trang phục tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục, nước tiểu, chất thải sau khi bài tiết. Khi đi khám, kiểm tra sức khỏe bệnh nhân phải kiểm tra nước tiểu để xác thực trạng thái thể chất. Do đó việc kiến bu vào quần lót đã khiến không ít người lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình.
Kiến bu vào quần lót là hiện tượng khiến nhiều người khá lo lắng khi mắc phải
Thực tế việc kiến bu vào quần lót cho thấy nước tiểu của bạn đang có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường. Bởi vì kiến ưa ngọt, ở đâu có đồ ngọt sẽ thu hút kiến. Tuy nhiên bạn cần chú ý, kiểm tra sức khỏe nếu thấy tình trạng này thay vì tự nhận định mình đã bị tiểu đường.
Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không?
Để tìm ra đáp án chính xác cho thắc mắc quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không? và nguyên nhân gây ra việc kiến bu vào quần lót, bạn hãy điểm qua một số thông tin cụ thể như sau:
Tiểu đường
Khi lượng đường trong máu có chỉ số tăng cao, cơ thể không tự phân giải được hết. Lúc này đường sẽ đào thải bằng nước tiểu và chất dịch (khí hư). Lúc này nước tiểu và chất dịch của cơ thể sẽ có vị ngọt. Khi cởi quần ra, kiến sẽ nhanh chóng bu vào. Bạn hãy kiểm tra sức khỏe khi thấy tình trạng này bởi khả năng cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Kiến bu vào quần lót - nguyên nhân lớn nhất là do tiểu đường
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Khí hư, chất dịch cơ thể bám trên quần lót bị kiến bu vào cũng là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Hầu hết nữ giới khi viêm nhiễm phụ khoa khí hư tiết ra sẽ có mùi tanh khó chịu. Mùi tanh này là lý do chính thu hút kiến bu vào. Để an toàn, bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm, bạn nên kiểm tra sớm và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Chất thải của cơ thể dư thừa quá nhiều
Ngoài bệnh tiểu đường và viêm nhiễm phụ khoa, quần lót bị kiến bu vào còn là biểu hiện của việc chất thải cơ thể dư quá nhiều chất thừa. Lý do dẫn đến vấn đề này thường là chế độ dinh dưỡng mỗi ngày bổ sung quá nhiều đồ ngọt. Khi cơ thể không hấp thụ được hết, đường huyết sẽ theo nước tiểu, khí hư đi ra bên ngoài.
Thiếu máu
Nguyên do khiến kiến bu vào quần lót cũng là biểu hiện của việc cơ thể thiếu máu trầm trọng. Khi thiếu máu, hệ miễn dịch của bạn sẽ bị suy yếu. Đây là cơ hội thuận lợi khiến các loại nấm, virus, vi khuẩn tấn công cơ thể, có thể khiến bạn ra huyết trắng bị kiến bâu. Khả năng này tuy không gặp nhiều nhưng vẫn có thể xảy ra. Do vậy, bạn không nên loại trừ trường hợp này nếu thấy kiến bám vào quần lót của mình.
Thiếu máu cũng là lý do khiến quần lót bị kiến bu vào
Một số lý do khác
Những lý do, nguyên nhân phía trên khiến kiến bu vào quần lót hầu hết là vì bệnh lý. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng bởi vấn đề này có thể xuất hiện bởi một số yếu tố khách quan như sau:
Ăn nhiều đồ ngọt, chỉ số đường huyết tăng cao khiến nước tiểu có vị ngọt.
Nước tiểu dính vào quần lót sẽ hấp dẫn, thu hút kiến bu vào.
Vị trí treo, phơi quần lót ở khu vực có nhiều kiến khiến chúng bò và bu vào.
Quần lót dính phải đồ vật, nước,… có vị ngọt hoặc mùi thơm hấp dẫn kiến.
Khắc phục kiến bu vào quần lót như thế nào?
Sau khi xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới việc quần lót bị kiến bu vào. Bạn hãy bỏ túi các cách khắc phục để cải thiện và khắc phục tình trạng “khó chịu” càng sớm càng tốt. Cụ thể như sau:
Theo dõi sát sao
Đầu tiên bạn cần quan sát, xem xét hiện tượng kiến bu vào quần chỉ diễn ra một vài ngày hay diễn ra thường xuyên. Nếu hiện tượng chỉ diễn ra trong một vài ngày thì đừng lo lắng quá, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý là được.
Khi tình trạng diễn ra trong một thời gian dài, bạn nên tìm tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Điều này giúp bạn xác định chính xác lý do để bác sĩ hỗ trợ, can thiệp kịp thời.
Bạn cần theo dõi kỹ tình trạng và thời gian mà kiến bu vào quần lót
Chú ý biểu hiện
Nếu kiến bu vào quần lót đi kèm với biểu hiện bất thường như suy nhược cơ thể, thường xuyên khát nước, tiểu tiện liên tục, sụt cân nhanh chóng,… thì kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Khả năng cao lúc này bạn đã bị tiểu đường, thiếu máu hoặc viêm phụ khoa. Có sự can thiệp đúng cách của bác sĩ cơ thể sẽ giảm thiểu những biến chứng khó lường và khỏe mạnh hơn.
Nhờ bác sĩ điều trị
Bạn không được tự ý mua thuốc, tự điều trị bệnh tại nhà nếu thấy kiến bu vào quần lót. Việc điều trị, cải thiện vấn đề này cần được chẩn đoán chính xác sau khi xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe. Tốt nhất bạn nên điều trị, khắc phục sức khỏe dưới sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm.
Nhờ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị tình trạng kiến bu vào quần lót
Tham khảo thêm:
Biến chứng nguy hiểm khi kiến bu vào quần lót
Nhìn chung thì 4 nguyên nhân gây ra tình trạng kiến bu vào quần lót đều khá nguy hiểm. Nếu không xác định đúng lý do để tìm cách khắc phục thì biến chứng để lại chắc chắn sẽ khiến sức khỏe bạn bị ảnh hưởng. Thực tế việc quần lót bị kiến bu vào có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như sau:
Ung thư cổ tử cung.
Sinh non, sảy thai hoặc thai lưu… (phụ nữ đang mang thai).
Đau đớn bộ phận sinh dục.
Đột quỵ, tai biến mạch máu não, tử vong (tiểu đường).
Ngất xỉu, đau đầu, chóng mặt,… (thiếu máu).
Ngứa ngáy bộ phận sinh dục (viêm nhiễm phụ khoa).
Không khắc phục sớm việc kiến bu vào quần lót có thể để lại biến chứng nguy hiểm
Một số lưu ý khi kiến bu vào quần lót
Khi kiến bu vào quần lót, bạn cần chú ý quan sát và giữ bình tĩnh. Tuyệt đối không lo lắng hay căng thẳng quá mức bởi điều này dễ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài việc điều trị bệnh dựa theo chỉ định từ bác sĩ, bạn nên lưu ý một số vấn đề để bệnh nhanh khỏi. Cụ thể như sau:
Chú ý quan sát tình trạng cơ thể trong 7 – 10 ngày.
Đi thăm khám nếu chất dịch cơ thể ở quần lót có mùi hôi, sủi bọt…
Tiến hành kiểm tra, chữa trị bệnh thật sớm tại cơ sở y tế chất lượng.
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ khỏe mạnh, hợp lý.
Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết với cơ thể.
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, chú ý không thụt rửa sâu để tránh các tổn thương.
Chú ý giữ quần áo, giặt và phơi đồ lót sạch sẽ ở ngoài nắng để tiêu diệt các virus, vi khuẩn.
Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế stress, căng thẳng quá mức.
Đều đặn tập luyện thể dục thể thao, tăng cường thể trạng sức khỏe.
Không được tự ý mua thuốc để điều trị, tránh lưu lại biến chứng nguy hiểm, tình trạng bệnh nặng hơn.
Không quan hệ tình dục nếu thấy vùng kín ngứa ngáy, đau đớn khó chịu (kèm với việc kiến bu vào quần lót).
Chú ý thay quần lót thường xuyên nếu cơ thể tiết ra nhiều dịch cơ thể.
Lựa chọn chất liệu an toàn, kích cỡ quần lót phù hợp.
Lời kết
Mong rằng bài viết của Nutricare Pharma đã giúp bạn tìm ra đáp án chính xác cho câu hỏi quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không.
Ngoài ra, nếu bạn mắc tiểu đường có thể tham khảo thêm sản phẩm dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường Nutricare Cerna. Sản phẩm có hệ bột đường tiên tiến, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp, cùng hệ dưỡng chất tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tim mạch.
Nutricare Cerna - Giải pháp cho người bệnh tiểu đường. TÌM HIỂU NGAY
Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái