Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp có mang thai được không?
[Theo báo EVA.VN] Cường giáp, suy giáp là những hội chứng gây rối loạn chức năng tiết hormone tuyến giáp rất dễ gặp phải, đặc biệt là với phái nữ. Những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân nữ về mắc các bệnh lý tuyến giáp ngày càng tăng, trong đó có cả phụ nữ mang thai và tập trung chủ yếu ở chị em trước và trong thai kỳ...
Cùng với đó, những hiểu lầm không đáng có về bệnh tuyến giáp làm ảnh hưởng đến đời sống, tương lai và hạnh phúc gia đình của nhiều chị em, đặc biệt là những ai đang có kế hoạch mang thai và sinh em bé.
Vì đâu bệnh tuyến giáp dễ gặp ở nữ giới?
Theo số liệu thống kê từ med.news.am trên toàn thế giới, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh lý tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới từ 3 - 10 lần. Còn tại Việt Nam, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao gấp 3 lần nam giới, và hiện có khoảng trên 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó 2% là u ác tính.
Tại sao lại có sự chênh lệch đáng kể này? Đó là bởi sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể giữa 2 giới. Với phụ nữ, họ phải trải qua hàng loạt biến đổi nội tiết theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển & lão hóa: dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc thậm chí là do ảnh hưởng từ thuốc tránh thai,... Tất cả đều có tác động tới hormone tuyến giáp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp. Cũng bởi vậy, phụ nữ đang có kế hoạch hoặc đang trong thai kỳ hoàn toàn có nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến giáp, điển hình là cường giáp và suy giáp.
Những hiểu lầm về bệnh tuyến giáp thai kỳ
Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến về bệnh tuyến giáp thai kỳ và lý giải từ chuyên gia
#1. Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp không còn khả năng mang thai và sinh con
Theo PGS.TS BS Lê Ngọc Hà - Chủ nhiệm Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: “Rối loạn chức năng tuyến giáp thường dẫn đến rối loạn về kinh nguyệt, về khả năng sinh sản và có thể có những biến chứng khi mang thai. Do đó tình trạng này cần được phát hiện sớm và điều trị một cách phù hợp. Ngoài ra, tình trạng cường giáp có thể liên quan đến tỷ lệ sảy thai sớm, phụ nữ bị suy giáp sẽ dẫn đến một số rối loạn phóng noãn ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện một cách kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân vẫn hoàn toàn có thể mang thai, thai kỳ vẫn khỏe mạnh bình thường.”
>> Thực đơn cho người bị suy giáp: Nên ăn gì và kiêng gì?
#2. Đang trong thời gian thai kỳ, phụ nữ sẽ không mắc bệnh tuyến giáp
Quan điểm này thực chất là một hiểu lầm, bởi vì cường giáp khi mang thai là nỗi ám ảnh cho nhiều phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản. Cũng theo PGS.TS BS Lê Ngọc Hà: “Nguyên nhân phổ biến của cường giáp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là bệnh basedow. Ngoài ra, khi có thai thì nồng độ HCG (Hormone Chorionic Gonadotropin - Hormone sản sinh trong thai kỳ) rất cao, hay gặp ở tình trạng ốm nghén nặng và có thể gây ra tình trạng cường giáp thoáng qua trong thời kỳ đầu của mang thai. Một nguyên nhân khác cũng có thể gặp là kháng thể TSI (Thyroid Stimulating Hormone) đi qua nhau thai và có thể tương tác với tuyến giáp của em bé, gây ra bệnh cường giáp ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Nó xảy ra trong trường hợp chất TSI của người mẹ là rất cao.”
>> Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp cần lưu ý những điều sau
#3. Mẹ từng bị bướu cổ, con sinh ra phát triển không bình thường
Thực tế, những người phụ nữ bị bướu cổ đơn thuần thì vẫn có thể có thai bình thường, con sinh ra phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp chị em đã từng có lịch sử mắc bướu cổ do chứng cường giáp hoặc suy giáp, nếu có kế hoạch mang thai cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, nắm rõ tình trạng của mình và được bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe phù hợp, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và kết hợp điều trị khoa học nhằm đảm bảo sức khỏe trước và trong quá trình mang thai.
>> Basedow có phải ung thư không? 3 điều cần biết về căn bệnh này
#4. Trong thai kỳ, việc bổ sung hormone tuyến giáp chỉ dành cho mẹ, không nên bổ sung cho thai nhi
Theo nghiên cứu, hormone tuyến giáp được tiết ra để đảm bảo cho nhu cầu hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Việc mẹ bầu sử dụng hormone tuyến giáp cho chính mẹ và thai nhi là hoàn toàn an toàn, nếu tuân thủ theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
Dinh dưỡng an toàn cho mẹ và thai nhi
Nếu đang lên kế hoạch mang thai & sinh em bé hoặc đang trong thai kỳ, mẹ nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám, thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ 3 tháng/lần, đặc biệt là kiểm tra về hormone tuyến giáp để đảm bảo sức khỏe và phát hiện kịp thời nếu có dấu hiệu mắc bệnh.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là điều mà mỗi mẹ bầu cần tuân thủ. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Chất đạm, đường bột, chất béo tốt, chất xơ, vitamin & khoáng chất. Đồng thời, nước cực kỳ quan trọng trong cả thai kỳ, góp phần tăng hấp thu, cải thiện nội tiết và chuyển hóa năng lượng cơ thể đồng đều cho cả mẹ và bé.
Tùy theo vấn đề mình đang điều trị là cường giáp hay suy giáp, mẹ bầu có thể sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Leanpro Thyro hoặc Leanpro Thyro LID theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Đây là dòng sản phẩm dinh dưỡng được các chuyên gia của công ty CP Dinh dưỡng Nutricare nghiên cứu, với hàm lượng I-ốt phù hợp từng đối tượng, hỗ trợ cải thiện hoạt động hormone tuyến giáp cho người bệnh.
Đặc biệt, công thức bổ sung hàm lượng cao Canxi đáp ứng khuyến nghị RNI Việt Nam, cùng tinh chất nghệ Nano Curcumin chống viêm và đầy đủ vitamin & khoáng chất cần thiết khác giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng còn thiếu hụt trong các bữa ăn hàng ngày. Leanpro Thyro cũng là sản phẩm dinh dưỡng y học tăng cường sức khỏe tuyến giáp được diễn viên điện ảnh Phương Anh Đào tin dùng.
Bệnh tuyến giáp tuy dễ điều trị nhưng đó cũng chính là lý do khiến chị em chủ quan, lơ là cảnh giác, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong việc chăm sóc và vun vén hạnh phúc gia đình. Là phụ nữ, hãy luôn biết cách bảo vệ bản thân, bảo vệ sức khỏe để cuộc sống của chúng ta luôn ngập tràn hạnh phúc!
>> Thực đơn cho người bị basedow đảm bảo khoa học và dinh dưỡng
Cách phụ nữ ngăn ngừa bệnh lý tuyến giáp
Để phòng ngừa các bệnh lý về tuyến giáp, phái nữ có thể tự phòng tránh bằng các cách như sau:
Tránh sinh hoạt ở nơi có các chất, tia phóng xạ, bức xạ
Nguy cơ bị tuyến giáp sẽ cao hơn nếu nữ giới tiếp xúc thường xuyên với các chất, tia phóng xạ, bức xạ… Chính vì thế, để ngừa nguy cơ bị bệnh, chị em nên tránh làm việc hoặc sinh sống ở nơi gần với nơi sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy hạt nhân…
Nữ giới nên tránh tiếp xúc với các chất, tia phóng xạ, bức xạ
Theo dõi cơ thể khi có những biểu hiện bất thường
Để giảm nguy cơ bị tuyến giáp, nữ giới nên thường xuyên theo dõi, chú ý đến cơ thể của mình. Tốt nhất bản thân phải đi khám ngay lập tức nếu thấy một số biểu hiện lạ không rõ nguyên nhân. Ví dụ như khàn giọng, khó nuốt, mệt mỏi, nhạy cảm hơn, tăng cân đột ngột…
Để ngừa bệnh lý tuyến giáp, nữ giới hãy theo dõi cơ thể khi có biểu hiện lạ
Tự mình kiểm tra vùng cổ
Việc cuối cùng mà nữ giới có thể ngăn ngừa bệnh lý về tuyến giáp đó là thường xuyên kiểm tra vùng cổ. Bạn có thể đứng trước gương và ngửa cổ ra sau, sau đó dùng tay sờ khu vực cổ xem có gì bất thường không. Nếu sờ thấy các khối u bất thường thì hãy đi khám ngay lập tức nhé.
Nữ giới nên kiểm tra vùng cổ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh tuyện giáp
Sữa Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID là sản phẩm dinh dưỡng y học thuộc Thương hiệu quốc gia Nutricare. Không chỉ phòng ngừa nguy cơ thiếu canxi, bộ đôi sản phẩm này còn mang đến giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh tuyến giáp. Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: https://www.dinhduongyhoc.com.vn/collections/dinh-duong-cho-benh-tuyen-gia |