Phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế và những điều bệnh nhân cần biết
Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như gãy xương, lún xẹp đốt sống, suy giảm khả năng vận động, tàn phế,... Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của loãng xương và đi khám để được điều trị đúng cách là rất quan trọng. Tham khảo bài viết của Nutricare Pharma dưới đây để nắm được thông tin về phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế.
Thông tin về phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế
Điều trị loãng xương cần được đưa ra dựa trên chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa rồi mới quyết định phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là chi tiết các bước quan trọng trong phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế:
Chẩn đoán loãng xương
Trước khi bắt đầu điều trị và quyết định có áp dụng phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế không, bác sĩ cần thực hiện các phương pháp chuyên môn để xác định nguyên nhân gây loãng xương. Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm: Đo mật độ xương với tia X hoặc chụp CT, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,...
Bác sĩ chuyên môn cần chẩn đoán chính xác vấn đề của bệnh nhân để có điều chỉnh dựa trên phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế
>> Tham khảo thêm:
Thuốc truyền loãng xương bao nhiêu tiền và các lưu ý quan trọng khi sử dụng
Truyền dịch loãng xương có tốt không? Ai nên truyền dịch loãng xương?
Phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế
Sau khi xác định được nguyên nhân gây loãng xương và tình trạng, biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh, thay đổi từ phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế để phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Phác đồ điều trị bệnh sẽ bao gồm các phương pháp điều trị dưới đây:
Phương pháp không sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cần bổ sung canxi qua chế độ ăn uống để cải thiện mật độ xương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tránh các yếu tố làm tổn hại đến sức khỏe xương như uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích. Thêm vào đó, bệnh nhân cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp và duy trì độ chắc khỏe cho xương.
Phương pháp dùng thuốc
Bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc, viên uống dưới đây:
Canxi và vitamin D: Bệnh nhân loãng xương thường cần bổ sung canxi và vitamin D để giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn, trong khi canxi giúp củng cố cấu trúc xương.
Thuốc chống hủy xương: Các thuốc nhóm bisphosphonate hoặc các thuốc khác như denosumab có thể giúp ngăn ngừa quá trình hủy xương, từ đó bảo vệ xương khỏi tình trạng mỏng và yếu.
Thuốc tăng cường tạo xương: Một số loại thuốc có thể thúc đẩy quá trình tạo xương, giúp tăng cường mật độ xương.
Điều trị lâu dài và theo dõi
Loãng xương là một bệnh lý mãn tính, vì vậy việc điều trị sẽ kéo dài trong nhiều năm. Các bệnh nhân cần thực hiện theo dõi thường xuyên và tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình theo phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế. Cụ thể:
Theo dõi mật độ xương: Mật độ xương cần được kiểm tra định kỳ để đánh giá hiệu quả của điều trị và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.
Kiểm tra tiến triển của bệnh: Sau một thời gian điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra các quyết định tiếp theo về phương pháp điều trị hoặc thay đổi thuốc nếu cần thiết.
Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để bác sĩ điều trị phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế phù hợp tình trạng bệnh
Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh loãng xương
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bệnh loãng xương:
Về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân loãng xương nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế có thể khiến họ chán ăn. Người chăm sóc có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính để dễ dàng tiêu hóa và hấp thu.
Về chế độ vận động, người bệnh nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga. Bệnh nhân không nên tập/vận động cường độ mạnh, không thay đổi tư thế đột ngột và luôn khởi động kỹ trước khi tập để hạn chế đau, tổn thương xương sau tập luyện.
Về việc dùng thuốc, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, loại thuốc, thời gian như bác sĩ chỉ định theo phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế. Ngoài ra, bệnh nhân loãng xương cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh và có sự điều chỉnh phác đồ phù hợp.
Theo phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế, bệnh nhân cần dùng thuốc, theo dõi và điều trị lâu dài
Để hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng loãng xương, ngoài chế độ ăn uống hợp lý và vận động thường xuyên, bệnh nhân có thể bổ sung viên uống Canxi Star. Sản phẩm có công thức thông minh kết hợp ba thành phần quan trọng Trucal D7, Vitamin K2-MK7 và Vitamin D3 giúp tối ưu việc hấp thu canxi và hỗ trợ sức khỏe xương.
Hỗn hợp Trucal D7 có trong Canxi Star được chiết xuất từ sữa bò tươi, thành phần tương tự như cấu trúc xương, cơ thể có thể hấp thu tối đa và hạn chế tác dụng phụ. Vitamin D3 và Vitamin K2-MK7 trong Canxi Star giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi và vận chuyển canxi vào xương, giúp bảo vệ hệ xương khỏi tình trạng loãng xương, ngăn ngừa canxi bị lắng đọng trong máu.
Canxi Star với sản phẩm giúp người bệnh loãng xương bổ sung canxi với công thức độc đáo giúp hấp thu tốt nhất. XEM THÊM
Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế Nutricare Pharma muốn chia sẻ đến bạn để thêm hiểu về việc điều trị bệnh. Việc thăm khám và điều trị kịp thời là yếu tố quyết định để kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do loãng xương. Bệnh nhân nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, phòng ngừa thiếu hụt canxi và điều trị loãng xương theo chỉ định bác sĩ để giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mọi thắc mắc về bổ sung canxi cho cơ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.