Những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp là gì?

Bệnh suy giáp là hệ quả khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cần thiết cho cơ thể. Có nhiều nguyên nhân khiến gây nên tình trạng mắc bệnh suy giáp. Bài viết sau đây tổng hợp những nguyên nhân chính hay gặp.

Suy tuyến giáp (tên khác là nhược giáp, thiểu năng tuyến giáp, suy giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp do không sản xuất đủ hai hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) trong cơ thể. 

Nếu không có đủ hai hormone thyroxine và triiodothyronine, các bộ phận trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, năng lượng được tạo ra ít hơn nên quá trình trao đổi chất trở nên chậm chạp, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh đôi khi gây các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan như tim, thần kinh ngoại biên, sức khỏe tâm thần, khả năng sinh sản… 

Những ai có nguy cơ bị suy giáp cao nhất?

Bất kỳ ai cũng có thể bị suy giáp, nhưng những nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nhiều nguy cơ hơn nếu:

  • Là phụ nữ
  • Trên 60 tuổi
  • Gia đình có tiền sử liên quan đến tuyến giáp
  • Bị bệnh tự miễn, như bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc bệnh celiac
  • Người đã được điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc thuốc kháng giáp
  • Người đã điều trị xạ trị vùng đầu cổ hoặc vùng ngực
  • Đã từng phẫu thuật tuyến giáp, cắt một phần tuyến giáp
  • Người đã mang thai hoặc sinh con trong vòng sáu tháng qua

>> Xem thêm:

Top 5 nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc suy giáp 

Hormon tuyến giáp là tyrosine có hai loại chính là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Trong đó, khoảng 90% hormon là thyroxine và 10% còn lại là triiodothyronine (tỷ lệ này có thể thay đổi trong máu và các mô bào). Dù tốc độ và cường độ tác động của 2 loại hormon này tới cơ quan trong cơ thể khác nhau nhưng vai trò của chúng là như nhau.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh suy giáp đối với sức khỏe, nhiều người tỏ ra lo lắng không biết: nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp là gì? Rất khó để khẳng định nhưng trên thực tế có 5 nguyên nhân chính:

  • Bệnh tự miễn: Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là tình trạng rối loạn tự miễn được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công các mô chính. Đôi khi quá trình này có liên quan đến tuyến giáp, những kháng thể tạo ra trong quá trình bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.
  • Điều trị cường giáp: Những người bị bệnh cường giáp thường được điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc thuốc kháng giáp để đưa chức năng tuyến giáp trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sự điều chỉnh bệnh cường giáp có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp, dẫn đến mắc suy giáp vĩnh viễn.
  • Đã phẫu thuật tuyến giáp: Với những người phải loại bỏ một phần hoặc tất cả tuyến giáp có thể làm giảm hoặc ngừng sản xuất hormone tuyến giáp. Khi đó, bạn sẽ cần dùng hormone tuyến giáp suốt đời.
  • Xạ trị u bướu: Bức xạ được sử dụng để điều trị u bướu, ung thư vùng đầu cổ có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc suy giáp.
  • Dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc uống điều trị bệnh có thể làm tăng nguy cơ suy giáp như là lithium (điều trị một số bệnh rối loạn tâm thần hoặc trầm cảm)... Bạn nên hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc đang dùng đối với tuyến giáp.

Những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp là gì?

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới

Cách chẩn đoán bệnh suy giáp

Người bệnh có thể chẩn đoán bệnh qua nhận biết triệu chứng hay đến thăm khám tại cơ sở y tế, trung tâm ý tế và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như sau:

Nhận biết bệnh suy giáp qua triệu chứng bệnh

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy giáp (có thể không bao gồm tất cả triệu chứng) như sau:

  • Mệt mỏi, cơ thế không có sức, yếu cơ.

  • Tăng cân.

  • Thấy chân tay nhạy cảm với thời tiết khô lạnh hơn, da khô, bong tróc.

  • Mặt sưng phù, đặc biệt vùng cằm cổ.

  • Táo bón, rối loạn tiêu hóa.

  • Giọng khàn yếu.

  • Đau cơ, mỏi cứng khớp.

  • Kinh nguyệt không đều.

  • Tóc rụng nhiều, khô, thưa, mỏng hơn.

  • Giảm trí nhớ, dễ trầm cảm.

nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh suy giáp

Triệu chứng bệnh suy giáp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:

  • Trẻ chán ăn, hay bỏ bữa.

  • Tăng cân, tăng chiều cao kém.

  • Vàng da, da khô.

  • Táo bón, rối loạn tiêu hóa.

  • Cơ thể yếu, nhanh mệt khi vui chơi, hoạt động thể chất.

  • Tiếng khàn.

  • Thoát vị rốn, rốn lồi to.

  • Trẻ lớn hơn thì dậy thì muộn, trí nhớ kém, thậm chí là trí tuệ kém phát triển.

>> Xem thêm:

Chẩn đoán y khoa

Bác sĩ sẽ chẩn đoán suy giáp qua kết quả xét nghiệm máu bên cạnh xem xét triệu chứng của người bệnh. Cụ thể người bệnh cần thực hiện xét nghiệm TSH - hormone tuyến giáp và xét nghiệm máu đo lường hormone T4 tuyến giáp. Chỉ số TSH cao và T4 thấp, người bệnh bị suy giáp. Chỉ số TSH cao nhưng T4 bình thường thì được chẩn đoán suy giáp cận lâm sàng.

nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp

Cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh suy giáp là xét nghiệm máu

Nguyên nhân gây nên bệnh suy giáp ít gặp khác

  • Bị bệnh bẩm sinh: Một số trẻ nhỏ sinh ra có tuyến giáp bị khiếm khuyết hoặc không có tuyến giáp. Một số trẻ có dạng rối loạn di truyền, một số trẻ bị do nhiều nguyên nhân không rõ ràng gây nên suy giáp bẩm sinh. Trẻ bị suy giáp bẩm sinh thường khi sinh ra đều có thể trạng bình thường nên để phát hiện bệnh, các bệnh viện thường yêu cầu sàng lọc tuyến giáp sơ sinh. 
  • Rối loạn tuyến yên: Khi tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) cũng sẽ gây nên bệnh suy giáp. Nguyên nhân chính thường là do một khối u lành tính của tuyến yên nhưng rất hiếm gặp.
  • Mang thai: Trong khi hoặc sau khi mang thai (suy giáp sau sinh) có một số phụ nữ cũng mắc suy giáp do cơ thể tự sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu không được phát hiện sớm bệnh sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và tiền sản giật (một tình trạng phổ biến do huyết áp tăng đáng kể trong ba tháng cuối của thai kỳ). Suy giáp trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻi.
  • Thiết i-ốt: I-ốt là khoáng vi lượng cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu bổ sung quá ít i-ốt có thể dẫn đến suy giáp và bổ sung quá nhiều i-ốt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giáp ở người bệnh đã mắc bệnh.

Những nguyên nhân chính tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp là gì?

Leanpro Thypro bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp giúp điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa canxi máu, EPA và DHA giúp giảm viêm, chất xơ cải thiện hấp thu nên phù hợp với người bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật, sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Bạn nên xem thêm:
Dinh dưỡng cần thiết chuẩn y khoa cho người bị suy giáp
Những phương pháp điều trị bệnh suy giáp cập nhật mới nhất hiện nay?

Giải pháp dinh dưỡng y học hiệu quả cho người bệnh suy giáp 

Người bệnh tuyến giáp muốn rút ngắn thời gian chữa trị bệnh, trước hết cơ thể họ phải khỏe mạnh. Nghĩa là hệ thống miễn dịch của họ cần hoạt động tốt. Nhờ vậy cơ thể mới được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Trong đó, hệ tiêu hóa cũng là một thành phần của hệ miễn dịch. Sản phẩm Leanpro Thyro chứa FOS cùng Inulin (một dạng chất xơ hòa tan) hàm lượng cao cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa.

Leanpro Thyro là – sản phẩm dinh dưỡng y học chuyên biệt dành cho người bệnh suy giáp và người sau phẫu thuật tuyến giáp. Sản phẩm được các chuyên gia của Nutricare nghiên cứu, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho người sử dụng. Đặc biệt, công thức đáp ứng tiêu chuẩn về Canxi, giàu I-ốt theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, tách Lactose và bổ sung tinh chất nghệ Curcumin để thực hiện các chế độ bổ sung dưỡng chất, giúp người bệnh dễ hấp thu dinh dưỡng còn thiếu hụt trong các bữa ăn hàng ngày.

Về hiệu quả, Leanpro Thyro mang tới hàng loạt các hiệu quả sức khỏe cho người sử dụng:

  1. Điều hòa hoạt động Hormone tuyến giáp: Leanpro Thyro cung cấp vi chất I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp kích thích hoạt động của hormon tuyến giáp, điều hòa hoạt động bất thường của tuyến giáp. Sự kết hợp dầu cá Omega 3 giàu EPA, DHA và tinh chất nghệ Nano Curcumin giúp hỗ trợ chống viêm và viêm nhiễm lan rộng, chống Oxy hóa trong quá trình điều trị rối loạn tuyến giáp.
  2. Phòng chống loãng xương & tốt cho tim mạch: Canxi, Vitamin D3 hàm lượng cao cùng Magiê, Phốt pho trong sữa Leanpro Thyro giúp giảm nguy cơ hạ Canxi máu, phòng loãng xương ở người bệnh tuyến giáp. Đồng thời, bổ sung 2 loại chất béo không no MUFA, PUFA giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tốt cho tim mạch và huyết áp.
  3. Phục hồi sức khỏe, giảm mệt mỏi: Với nguồn đạm dinh dưỡng từ hạnh nhân và yến mạch, cùng hệ bột đường hấp thu chậm (Palatinose, Maltitol, Isomalt) cũng như đầy đủ Vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trước – trong và sau quá trình điều trị. Sự kết hợp giữa Đạm quý Lactium và bộ đôi (Magie-Vitamin B6) được chứng minh khoa học giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
  4. Dễ tiêu hóa & Dễ hấp thu: Leanpro Thyro cung cấp chất xơ hòa tan đáp ứng 100% khuyến nghị viện dinh dưỡng Quốc Gia cho bệnh nhân suy giáp, giúp gia tăng hệ vi khuẩn có lợi, tránh táo bón. Bổ sung Sắt, Acid Folic giúp giảm tình trạng thiếu máu cho người bệnh.

Nhờ nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu cùng công nghệ và tiên phong trong nghiên cứu, Leanpro Thyro là một sản phẩm uy tín được hàng triệu người bệnh tuyến giáp, suy giáp tin dùng và sử dụng mỗi năm.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.