Nguy cơ của bệnh suy giáp với khả năng sinh sản hiểu thế nào cho đúng?

Tình trạng tuyến giáp của một trong hai vợ chồng có thể là nguyên nhân chính của việc khó khăn mang thai ở người vợ.

Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản - hiểu thế nào cho đúng?

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để cơ thể hoạt động chức năng bình thường, việc thụ thai cũng trở nên khó khăn hơn. 
Vô sinh là một trong những biến chứng đáng nguy hại nhất của bệnh suy giáp. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ ngăn cản sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản. Suy giáp còn làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Dù là bệnh suy giáp nhẹ hoặc mới cận lâm sàng đều có thể dẫn đến tình trạng vô sinh và tăng nguy cơ sảy thai ở nữ giới. Dù ít hoặc không có triệu chứng nào khi mắc bệnh suy giáp trong thai kỳ sớm cũng đều có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, trẻ kém thông minh hơn và tăng nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian sinh. 

kha nang sinh san o phu nu mac benh suy giap

Trước khi có ý định mang thai nên làm xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp bởi lẽ ngày càng nhiều phụ nữ mang thai khi đã gần quá tuổi sinh nở. 

>> Xem thêm: 

Suy giáp và khả năng sinh con ở nam giới

Trước đây, tuyến giáp được cho là không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở nam giới nhưng sau này người ta đã phát hiện ra tầm quan trọng của nó. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vô sinh ở nam giới như mất cân bằng hormone, vấn đề về thể chất, tâm lý và hành vi. Chẳng hạn tình trạng suy giáp làm giảm nồng độ Testosterone, là hormone quan trọng kích thích sản xuất tinh trùng, làm hạn chế khả năng sinh con.

Suy giáp và khả năng sinh con ở nữ giới

Hormone tuyến giáp tương tác với hormone sinh sản, estrogen và progesterone để bảo đảm hoạt động của buồng trứng và quá trình phát triển của trứng.

Nữ giới bị cường giáp, sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hormone sinh sản, gây rối loạn rụng trứng, kinh nguyệt không đều và có khó khăn trong việc thụ thai hay giữ thai nhi. 

kha nang sinh san o phu nu mac benh suy giap

Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây suy giáp – như rối loạn tự miễn dịch – cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Tình trạng kinh nguyệt bất thường, không có chu kỳ cố định hoặc rối loạn kinh nguyệt có thể là hệ quả của bệnh suy giáp. Tỷ lệ bị rối loạn kinh nguyệt ở những người mắc bệnh tuyến giáp cao hơn người bình thường.

Trong giai đoạn sinh nở, bệnh tuyến giáp có thể gây rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Nếu chữa hết bệnh, việc mang thai sẽ hoàn toàn trở lại bình thường.

Điều trị suy giáp trước khi thụ thai bằng cách đưa lượng hormone tuyến giáp trở về bình thường là có thể mang thai.

Phụ nữ mang thai bị suy giáp có ảnh hưởng gì?

Suy giáp thực sự có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai tự nhiên của chị em phụ nữ. Chị em nếu đã may mắn mang thai khi được chẩn đoán bị suy giáp, thì cũng cần theo dõi sát sao suốt thai kỳ để vừa giúp điều trị bệnh và kiểm soát mức ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. 

Thai phụ bị suy giáp cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để hạn chế biến chứng thai kỳ

Chị em bị suy giáp do tuyến giáp sản xuất không đủ hormone, tăng cao các nguy cơ biến chứng thai kỳ như: thai lưu, sinh non, sảy thai, tiền sản giật,… Người bệnh suy giáp nếu không điều trị, tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị chậm phát triển thể chất và trí tuệ, kém thông minh, răng tóc mọc kém, thậm chí là tăng nguy cơ trẻ tử vong sau sinh.

Trong quá trình điều trị suy giáp, uống thuốc suy giáp mà mang thai cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ. Các loại thuốc trị suy giáp như levothyroxin sử dụng cho phụ nữ mang thai có thể dùng với liều lượng thấp 25 – 50% so với liều lượng thông thường, tùy theo thể trạng thai phụ. 

Một lưu ý nữa các thai phụ đang điều trị suy giáp cần nhớ về cách dùng thuốc. Thai phụ hãy dùng các loại viên uống bổ sung vitamin tổng hợp trong thai kỳ cách thời gian uống thuốc điều trị suy giáp 2 – 3 giờ. Điều này để giảm sự ảnh hưởng của viên uống với tác dụng điều trị của thuốc. 

Thai phụ cần dùng thuốc và sự theo dõi của bác sĩ khi đang điều trị suy giáp

>> Xem thêm: 

Giải pháp dinh dưỡng y học hiệu quả cho người bệnh suy giáp

Bên cạnh việc điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thương xuyên, người gặp các vấn đề về tuyến giáp có thể tham khảo thêm một số sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người gặp vấn đề về tuyến giáp ở các giai đoạn giúp tăng hiệu quả điều trị và mau chóng phục hồi.

Nguy cơ của bệnh suy giáp với khả năng sinh sản hiểu thế nào cho đúng?

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp. Mua ngay

Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh suy giáp, phẫu thuật tuyến giáp giúp hỗ trợ cải thiện chức năng hormone tuyến giáp với hàm lượng I-ốt áp ứng khuyến nghị RNI Việt Nam. Tăng cường dưỡng chất I-ốt, Selen cao giúp điều hòa hormone tuyến giáp. Hàm lượng Canxi cao giúp phòng nguy cơ hạ Canxi máu, giảm loãng xương, giàu chất xơ giúp giảm táo bón. Không những thế, sản phẩm còn chứa Nano Curcumin giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình điều trị tiếp theo.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bữa ăn hàng ngày không những phải đẹp mắt và ngon miệng mà còn phải bổ dưỡng thì mới đẩy lùi được bệnh tật. Đừng để những rủi ro thầm lặng hủy hoại cơ thể khi bạn còn có cơ hội đảo ngược tình thế nhé!

Leanpro Thyro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt giúp cải thiện chức năng hormon tuyến giáp. Sản phẩm dễ tiêu hóa, phòng chống loãng xương và giúp kiểm soát cân nặng cho người bệnh suy giáp. 

Đây được xem là giải pháp dinh dưỡng cực kì tiện lợi cho người bị suy yếu tuyến giáp trong tùng giai đoạn điều trị, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tình trạng suy yếu do kiêng khem quá mức.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.