Người bị cường giáp ăn trứng được không? Thực phẩm nên và không nên ăn
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Bị cường giáp ăn trứng được không? Đây là thắc mắc nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi vì ngoài các biện pháp điều trị theo phác đồ y tế, người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Nếu bạn đang tìm kiếm lời giải cho vấn đề trên, hãy cùng Nutricare Pharma theo dõi bài viết dưới đây.
=> Xem thêm:
- Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp
- Người bị cường giáp có uống được collagen không?
- Bệnh cường giáp có nên uống sữa?
Người bị cường giáp ăn trứng được không?
Theo các chuyên gia, trứng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe tuyến giáp. Vậy bị cường giáp ăn trứng được không? Khi mắc bệnh cường giáp, người bệnh thường rơi vào các triệu chứng như mệt mỏi, sụt cân, mất năng lượng… Do đó việc bổ sung các thực phẩm giàu protein như trứng là điều hết sức quan trọng.
Dưới đây là các thành phần trong trứng đã được các chuyên gia công nhận:
Selen: Một hoạt chất đóng vai trò cần thiết trong quá trình chuyển hóa I-ốt. Nó còn hoạt động như một loại enzyme sản xuất ra hormon tuyến giáp thay thế cho các vùng tuyến giáp bị cắt bỏ. Trong trứng, lượng selen chiếm khoảng 40.2-14.9 mcg/100g.
Protein: Đây là dưỡng chất quan trọng, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Người bệnh cường giáp có thể phục hồi nhanh chóng sau điều trị, phẫu thuật. Trứng cung cấp lượng lớn protein giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Theo nghiên cứu, trong trứng gà nhỏ sẽ chứa khoảng 4,9g protein, còn lượng protein trong trứng gà vừa là 5,7g.
Lecithin: Đây là loại chất béo quý giá, có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa sự tích lũy và đào thải cholesterol thừa ra ngoài cơ thể. Lecithin còn giúp màng tế bào hoạt động tốt, khỏe mạnh, góp phần điều trị cường giáp hiệu quả hơn.
Vitamin: Trong trứng có rất nhiều vitamin A, B6, B8, E, K… Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho bệnh nhân bị cường giáp. Các vitamin đóng vai trò hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, nhờ đó giúp chống lại các tác động của tế bào ung thư, giảm cảm giác mệt mỏi trong thời gian điều trị bệnh.
Canxi: Trong 100g lòng đỏ trứng người ta tìm thấy 134mg canxi, còn lòng trắng thì chứa ít canxi hơn. Sau khi phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh cần bổ sung canxi để đảm bảo sự hồi phục nhanh chóng của sức khỏe. Và trứng là một thực phẩm tốt để bổ sung lượng canxi cần thiết.
Bị cường giáp ăn trứng được không? Tất nhiên là được, nhưng chỉ nên ăn lòng trắng trứng gà
Tuy nhiên, hàm lượng i-ốt có trong lòng đỏ trứng gà tương đối cao. Do đó để tránh tiêu thụ i-ốt - một nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp, bạn chỉ nên ăn lòng trắng trứng và ăn không quá 3 quả/ngày. Tiêu thụ nhiều trứng có thể khiến cholesterol và axit béo bão hoà tăng vượt ngưỡng an toàn, gây béo phì và không tốt cho sức khỏe.
>> Xem thêm:
Một số món trứng cho người cường giáp
Người bị cường giáp có thể áp dụng một số cách chế biến trứng để thay đổi trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày dưới đây:
Trứng rán: Trứng rán có vị béo ngậy, thơm, dậy mùi nên được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể tham khảo các công thức trứng rán kết hợp với hành, thịt… để rán. Lưu ý khi rán nên chọn dầu ô liu và rán ở mức nhiệt ổn định giúp giữ dưỡng chất tốt nhất.
Trứng luộc: Trứng luộc là món dễ chế biến, dễ ăn và rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể luộc trứng để ăn vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
Trứng trần: Bạn có thể cho trứng vào nồi nước đang sôi, trần khoảng 2 phút sau đó thì vớt ra và thưởng thức.
Kết hợp trứng với rau, củ, quả: Bạn có thể lựa chọn kết hợp trứng với các loại rau, củ quả để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng như: Trứng xào cà chua, canh trứng nấu rau ngót,...
Một số thực phẩm khác mà người bệnh cường giáp nên ăn
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “bị cường giáp ăn trứng được không?”. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thực phẩm tốt khác mà người bệnh cường giáp nên bổ sung:
Thực phẩm ít i-ốt
I-ốt là một chất kích thích sản xuất nhiều hormone thyroxine dẫn đến bệnh cường giáp. Chính vì thế người bệnh cần chú ý tiêu thụ những sản phẩm chứa ít hoặc không có i-ốt như:
Muối không i-ốt
Rau
Các loại thảo mộc
Dầu thực vật
Đường, mật ong.
Các loại hạt nguyên vị
Nước chanh
Trái cây và nước trái cây
Thịt bò, gà, bê, cừu….
Theo khuyến cáo của bác sĩ, người mắc cường giáp nên tiêu thụ dưới 50 microgram (mcg) i-ốt mỗi ngày.
Rau Cải
Các loại rau cải mang đến tác dụng làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp cùng như hạn chế sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Những loại rau cải có lợi cho người bệnh cường giáp là cải Brussels, bắp cải, cải rổ, cải xanh, cải xoăn (kale), arugula, súp lơ…
Bổ sung các loại rau cải giúp cải thiện tình trạng bệnh cường giáp
Thực phẩm chứa Selen
Selenium là một vi chất đóng góp không nhỏ cho quá trình chuyển hóa hormon tuyến giáp. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, người bổ sung Selen có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả hơn so với người không tiêu thụ thực phẩm giàu Selen.
Các thực phẩm giàu Selen bao gồm Mì ý, ngũ cốc, cơm, lòng trắng trứng, yến mạch, rau chân vịt (rau bina)...
Thực phẩm lên men
Một số thực phẩm lên men như kim chi, kombucha hay dưa cải đều sở hữu hàm lượng lớn men vi sinh. Nhờ đó thúc đẩy sức khỏe đường ruột và điều chỉnh chức năng tuyến giáp.
Thực phẩm chứa sắt
Sắt là vi chất rất cần thiết đối với quá trình phát triển bình thường của cơ thể, trong đó có cả sức khỏe tuyến giáp. Sắt cung cấp cho các tế bào hồng cầu lượng oxy dồi dào để truyền đến các tế bào khác trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung sắt hằng ngày thông qua các loại thực phẩm như Ngũ cốc, nho khô, sô cô la đen, thịt bò, gà, lợn, rau chân vịt (rau bina)...
Bổ sung thực phẩm chứa sắt giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng của bệnh cường giáp
Thực phẩm chứa Canxi và Vitamin D
Một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa bệnh cường giáp mãn tính và mật độ khoáng xương trong cơ thể. Theo đó người bệnh trong thời gian dài sẽ có nguy cơ loãng xương cao, cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa Canxi và Vitamin D như bông cải xanh, nước cam, cải xoăn (cải Kale), cá hồi, cá ngừ…
Gia vị
Các loại gia vị có lợi trong quá trình trị bệnh cường giáp gồm có nghệ, ớt xanh… Bởi vì nghệ được biết đến là gia vị có tính kháng viêm cao, nên được sử dụng trong các bữa ăn để tăng hương vị và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Nên sử dụng bột nghệ trong các món ăn hằng ngày để tăng khả năng kháng viêm cho người bệnh.
Dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh cường giáp
Người bệnh cường giáp có thể bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt, được nghiên cứu và sản xuất theo thể trạng, tình trạng bệnh lý của người cường giáp - Leanpro Thyro LID. Sản phẩm giảm i-ốt tới 88%, đáp ứng chế độ ăn kiêng I-ốt theo khuyến nghị của Hội Tuyến giáp Hoa Kỳ. Đồng thời, với hệ dưỡng chất tối ưu: giàu canxi, chất xơ, cùng nhiều vitamin và khoáng chất giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho cơ thể.
Leanpro Thyro LID - Sản phẩm phù hợp với người bệnh cường giáp có chế độ ăn kiêng i-ốt. XEM NGAY
Các loại thực phẩm người bị cường giáp nên tránh
Thực phẩm giàu i-ốt
I-ốt có thể kích thích sự hoạt động của tuyến giáp và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia, người bệnh nên tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa i-ốt như cá, hải sản, rong biển, sữa, lòng đỏ trứng gà...
Caffeine
Hàm lượng caffeine có trong cà phê, trà, hay nước giải khát đều tác động nghiêm trọng đến các triệu chứng của bệnh cường giáp như tim đập nhanh, lo lắng, căng thẳng. Chính vì thế khi mắc bệnh cường giáp, bệnh nhân nên thay thế đồ uống chứa caffeine bằng nước lọc, nước ép hoa quả hay trà thảo mộc.
Gluten
Gluten có mặt nhiều trong lúa mì, lúa mạch, men bia, mạch nha… Hoạt chất này có thể gây viêm và làm tổn thương tuyến giáp do đó người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa Gluten để cải thiện tình trạng bệnh.
Đậu nành
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tuyến giáp Mỹ, đậu nành có thể tác động không nhỏ đến một số phương pháp điều trị bệnh cường giáp. Do đó người bệnh nên hạn chế tiêu thụ nhiều thực phẩm làm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ...
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ sở hữu hàm lượng lớn cholesterol và chất béo bão hòa, đây là những chất có thể ức chế hoạt động của cholesterol có lợi trong cơ thể. Người bị cường giáp khi ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường. Thịt đỏ cũng có thể gây viêm nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài.
Dầu thực vật hydro hóa
Dầu thực vật hydro hóa xuất hiện nhiều trong các sản phẩm chế biến sẵn. Đây là nguồn cung cấp chất béo chuyển hóa, có thể làm giảm mức cholesterol tốt và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh cường giáp. Bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu thực vật hydro hóa như bánh quy, bánh rán, bơ thực vật…
Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu thực vật hydro hóa
Thực phẩm nhiều đường
Mắc bệnh cường giáp thường kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Như vậy nếu ăn nhiều thực phẩm chứa đường, bệnh nhân sẽ khó kiểm soát mức đường huyết trong cơ thể. Từ đó làm tăng mức độ lo lắng, căng thẳng. Tốt hơn hết người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, bánh kẹo...
Rượu bia
Rượu bia cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ thường thấy ở bệnh cường giáp. Không chỉ thế uống nhiều rượu bia cũng làm tăng nguy cơ loãng xương ở những bệnh nhân này. Theo khuyến khích của các chuyên gia, bệnh nhân cường giáp nên hạn chế rượu bia, cocktail và các loại đồ uống có cồn khác.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho thắc mắc “bị cường giáp ăn trứng được không?” cùng với đó là danh sách thực phẩm nên và không nên ăn. Mong rằng chúng tôi đã mang đến những kiến thức hữu ích, giúp quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái