Kinh nghiệm chọn mua mũ cho người bị ung thư hữu ích
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Những phương pháp hóa trị liệu thường khiến bệnh nhân ung thư rụng tóc. Nhiều người đã sử dụng mũ và khăn để che lại, vừa đảm bảo mỹ quan lại vừa đảm bảo sự thoải mái, ấm áp khi đội. Nếu bạn định mua mũ cho người bị ung thư thì theo dõi bài viết này của Nutricare Pharma để bỏ túi kinh nghiệm lựa chọn hữu ích nhé.
Lợi ích của việc sử dụng mũ cho người bị ung thư
Rụng tóc là tác dụng phụ thường thấy của bệnh nhân ung thư trong quá trình xạ trị, hóa trị. Các loại thuốc hóa trị tiêu diệt các tế bào ung thư thường không phân biệt được đâu là tế bào lành, đâu là tế bào ung thư.
Rụng tóc – tác dụng phụ phổ biến nhất trong quá trình điều trị ung thư
Thuốc hóa trị sẽ tiêu diệt các tế bào đang phân chia nhanh chóng trong cơ thể, do đó các nang lông – cấu trúc tế bào phân chia thường xuyên để mọc, phát triển tóc cũng bị tiêu diệt. Đây là nguyên do chính khiến tóc bị rụng trong quá trình điều trị, ức chế tế bào ung thư. Mũ là vật dụng phổ biến nhất thường được bệnh nhân ung thư sử dụng để:
- Đảm bảo sự ấm áp, tránh gió mùa hiệu quả mỗi khi thời tiết trở lạnh.
- Khéo léo che đi tình trạng rụng tóc, cạo trọc,... của bệnh nhân. Góp phần làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ giúp người bệnh thấy vui vẻ hơn.
- Bảo vệ da đầu người bệnh khỏi ánh nắng mặt trời, tia UVA/UVB.
Đội mũ mang đến nhiều lợi ích cho người bị ung thư
>> Thực đơn cho người bị ung thư dạ dày: Nên ăn, kiêng ăn gì?
Các kinh nghiệm chọn mua mũ cho người bị ung thư
Để bạn chọn mua được mũ cho người bị ung thư, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số yếu tố bạn cần chú ý khi lựa chọn. Bạn hãy áp dụng để tìm ra chiếc mũ ưng ý nhé, cụ thể như sau:
Sự thoải mái
Người ung thư trong quá trình điều trị sẽ khiến da đầu trở nên nhạy cảm hoặc bị kích ứng sau khi rụng tóc. Chính vì thế, người dùng nên sử dụng các loại mũ đội sản xuất từ vải mềm, thoáng khí, thân thiện với sức khỏe.
Mũ cho người bị ung thư nên làm từ chất liệu mềm mại, an toàn cho da đầu
Nếu cơ thể bệnh nhân yếu thì bạn cân nhắc mua mũ có lớp lót mềm bên trong để mang đến cảm giác chắc chắn, thoải mái và ấm áp hơn. Mũ cho người bị ung thư nên làm từ chất liệu có độ bám cao, tránh rơi, bay, tuột khi đội. Khi lựa chọn nên ưu tiên mũ làm từ sợi tre, cotton, rayon,…
Tính chắc chắn, an toàn
Khi chọn mua mũ cho người bị ung thư, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thiết kế chắc chắn. Hầu hết bệnh nhân thường đánh giá cao những mẫu mũ ôm sát, hạn chế sự rơi, tuột trong quá trình đội.
Hiện nay có nhiều loại mũ ôm sát như mũ len, mũ newsboy, mũ nồi,… những loại mũ này đều che được toàn bộ chân tóc, tai và gáy. Khi đội mũ sẽ che được tình trạng rụng tóc và bảo vệ da đầu khỏi gió lạnh, tránh ánh nắng mặt trời.
Dễ làm sạch
Mũ cho người bị ung thư nên có chất liệu, kiểu dáng dễ làm sạch bằng tay hoặc bằng máy giặt. Mũ có họa tiết càng đơn giản thì quá trình vệ sinh lại càng dễ dàng. Ngoài ra bạn hãy cân nhắc đến những mẫu mũ có thiết kế tiện lợi, dễ mở ra gấp vào khi sử dụng.
Mũ cho người bị ung thư nên có kiểu dáng, chất liệu dễ làm sạch
Giá thành
Quá trình điều trị ung thư chắc chắn tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, tài chính của bệnh nhân. Nếu người bệnh tự mua thì ưu tiên các sản phẩm có giá thành phải chăng, chất lượng tốt, đủ dùng là được. Khi bạn mua tặng mũ cho bệnh nhân ung thư thì dựa vào khả năng tài chính và tấm lòng của mình để chọn sản phẩm có mức giá phù hợp.
Phù hợp sở thích
Mũ cho người bị ung thư giúp che đi tình trạng tóc rụng của bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên nên chọn mua dựa theo sở thích, phù hợp với khuôn mặt, màu da để việc đội mũ trở nên vui vẻ giúp tinh thần lạc quan hơn.
Nếu bạn chưa đội mũ trước đây thì tự mình hỏi một câu khi mua “Mũ này có khiến mình thấy thoải mái nếu không rụng tóc?”. Câu trả lời là CÓ thì sản phẩm đó hoàn toàn phù hợp, xứng đáng để bạn sử dụng, đồng hành cùng quá trình điều trị.
>> Mách nhỏ thực đơn dành cho người ung thư máu
Tổng hợp một số kiểu mũ cho người bị ung thư
Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số dáng mũ đẹp, phù hợp với nhiều người dùng, đặc biệt là bệnh nhân ung thư. Bạn hãy tham khảo, áp dụng các kinh nghiệm vừa được giới thiệu phía trên để tìm ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của mình:
Mũ len
Mũ len là loại mũ phổ biến nhất thường được người ung thư chọn mua, sử dụng bởi tính ấm áp, mềm mại, kiểu dáng, kích thước đa dạng. Loại mũ này phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh. Với người bị ung thư đang điều trị hóa trị, xạ trị nên ưu tiên những loại mũ có họa tiết đơn giản và màu sắc trơn. Ngoài ra khi lựa chọn nên chú ý chọn loại có kích thước phù hợp để thoải mái nhất khi đội.
Mũ len cho người bị ung thư
Mũ Cloche
Kiểu mũ này có lòng mũ sâu, vành trước rộng, phom cứng, che được toàn bộ chân tóc, tai và gáy. Mũ Cloche rất phổ biến trong giới thời trang vào thập niên 20 bởi sự thanh lịch, sang trọng khi mix phối quần áo. Tại Việt Nam, mọi người còn gọi là mũ hình chuông. Khi mua mũ Cloche cho bệnh nhân ung thư, bạn nên ưu tiên mũ họa tiết trơn, có màu sắc hợp với sở thích và dễ sử dụng.
Mũ phớt fedora
Đây là kiểu mũ thời trang mà người ung thư có thể đội để thể hiện cá tính, gu thời trang tinh tế của mình. Ngoài ra khi lựa chọn kiểu mũ này sẽ giúp bệnh nhân tự tin hơn nhờ kết hợp được với nhiều loại trang phục.
Mũ Bucket
Bucket là dòng mũ cho người bị ung thư đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay. Trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân có thể “làm đẹp” cho bản thân bằng cách sử dụng mũ Bucket. Mũ có phần vành rộng, không những che nắng tốt mà còn đảm bảo giá trị thẩm mỹ khi đội.
Mũ Bucket sẽ che tốt chân tóc, tai và gáy của bệnh nhân ung thư
Mũ Bucket thích hợp đeo cả mùa đông lẫn mùa hè, tùy nhu cầu người dùng. Bạn có thể chọn mua mũ làm từ chất liệu vải thấm hút mồ hôi, thoáng mát tốt hoặc mũ làm từ chất liệu chắc chắn, ấm áp, tránh gió.
Mũ beret (mũ nồi)
Nói đến kiểu mũ cho người bị ung thư đẹp và phổ biến hiện nay chắc chắn không thể thiếu mũ beret, mũ nồi. Dòng mũ này che được chân tóc, đặc biệt dễ đội bởi kiểu dáng thiết kế không có phần lưỡi và chóp mũ. Kiểu dáng tròn tròn của mũ khá thời trang, không hề kén mặt.
Mũ newsboy
Đây là kiểu mũ cho người bị ung thư được kết hợp giữa mũ lưỡi trai và mũ beret. Nếu bạn thích mũ lưỡi trai nhưng kiểu dáng, chất liệu không phù hợp với da đầu sau khi rụng tóc hãy cân nhắc mũ newsboy. Phần chóp mềm, vành trước nhỏ của mũ là lựa chọn hoàn hảo trong việc làm đẹp, bảo vệ đầu khỏi ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên dáng mũ vẫn đảm bảo thời trang và tạo sự năng động cho người bệnh.
Khăn xếp
Khăn xếp không hẳn là mũ, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân ung thư vẫn đánh giá cao, quyết định sử dụng khi da đầu quá nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ dùng khăn bao quanh toàn bộ đầu để che trọn vẹn tai và viền cổ. Khăn xếp có độ phồng, đảm bảo tính che phủ, thoải mái, hiệu quả cho người đội.
Lời kết
Nutricare Pharma hy vọng nội dung được chia sẻ tại bài viết này sẽ giúp bạn tìm mua mũ cho người bị ung thư phù hợp, dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khi hóa, xạ trị các khối u, tế bào ác tính thì cân nhắc đến sữa Leanmax Hope.
Sữa dinh dưỡng Leanmax Hope cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho người bị ung thư. Bao gồm protein, Omega 3, Omega 6, đạm Whey, BCAA, chất béo MCT, Vitamin A, C, E, Vitamin nhóm B, khoáng chất Selen, chất xơ hoà tan và Nano curcumin,…
Sữa dinh dưỡng Leanmax Hope có nhiều dưỡng chất cần thiết với người ung thư. XEM THÊM
Bệnh nhân ung thư nên uống sữa Leanmax Hope mỗi ngày từ 2-3 cốc, trước hoặc sau bữa ăn để bổ sung dưỡng chất cần thiết. Góp phần hỗ trợ quá trình điều trị, giảm nguy cơ tử vong vì thể chất yếu.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái