Loãng xương thứ phát – Nguyên nhân và cách điều trị y khoa của bệnh

Loãng xương được chia thành hai dạng theo nguyên nhân gây bệnh là loãng xương thứ phát và nguyên phát. Loãng xương thứ phát là dạng bệnh lý bắt nguồn từ bệnh lý nền hay sự tác động của thuốc, thay đổi nội tiết,... của cơ thể người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh, đặc biệt nguyên nhân và cách điều trị bệnh, hãy tham khảo nội dung được Nutricare Pharma chia sẻ dưới đây.

Bệnh loãng xương thứ phát có gì khác biệt?

Loãng xương là bệnh lý về xương, xảy ra khi mật độ xương giảm sút, cấu trúc xương sẽ yếu đi và dễ gãy. Khi bị loãng xương, xương mỏng manh và giòn hơn, tăng nguy cơ gãy xương cho bệnh nhân ngay cả khi có tác động nhẹ như té ngã hay va chạm nhẹ. 

Trong khi loãng xương nguyên phát thường liên quan đến quá trình lão hóa hoặc yếu tố di truyền, loãng xương thứ phát phát sinh khi người bệnh mắc bệnh lý khác, do dùng thuốc dài hạn hay cơ thể có sự rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến sự cân bằng của canxi và khoáng chất trong xương.

loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát là bệnh lý không bắt nguồn từ sự lão hóa của xương theo tuổi tác

Nguyên nhân gây loãng xương thứ phát

Loãng xương thể thứ phát là tình trạng loãng xương do các yếu tố ngoại vi hoặc bệnh lý nền gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây loãng xương thứ phát:

  • Ung thư đa u tủy xương có thể gây loãng xương thứ phát do sự xâm lấn và phá hủy cấu trúc xương bởi các tế bào ung thư.

  • COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).

  • Bệnh thận mạn tính.

  • Dùng thuốc lâu dài như: Corticosteroid, thuốc chống động kinh, Medroxyprogesterone, thuốc ức chế aromatase, Rosiglitazone và pioglitazone, Heparin, ethanol, thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn H2.

  • Bệnh nội tiết như: Cường cận giáp, cường giáp, suy sinh dục, tăng prolactin máu, đái tháo đường,...

  • Tăng canxi niệu.

  • Giảm phosphat máu/hạ phospho máu.

  • Suy giảm/thiếu vitamin D.

  • Bệnh gan.

  • Hội chứng kém hấp thu dưỡng chất từ thức ăn, bao gồm canxi và vitamin D.

  • Viêm khớp dạng thấp.

  • Bệnh celiac tự miễn.

loãng xương thứ phát

Bệnh loãng xương thứ phát có thể xuất phát từ các bệnh lý, sự mất cân bằng nội tiết hay tác dụng phụ của thuốc điều trị

>> Tham khảo thêm:

Các phương pháp điều trị loãng xương thứ phát

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính, mục tiêu chính của việc điều trị là ngăn ngừa gãy xương, bảo vệ cấu trúc xương và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Với bệnh loãng xương thứ phát, tùy tình trạng bệnh có thể cần kết hợp với các biện pháp điều trị dưới đây:

Các biện pháp không dùng thuốc

Thay đổi thói quen sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị loãng xương. Người bệnh cần ghi nhớ thực hiện các lưu ý sau:

  • Tập luyện thể lực và thể thao thường xuyên với bài tập nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, yoga,... giúp kích thích quá trình tạo xương.

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D để duy trì mật độ và tăng chất lượng xương.

  • Tránh chất kích thích như cà phê, rượu, bia và không hút thuốc lá vì các chất này có thể làm tăng sự mất xương.

Các biện pháp dùng thuốc

Trong trường hợp bệnh loãng xương thứ phát nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc điều trị giúp ngăn ngừa mất xương và tăng cường tái tạo xương dưới đây:

  • Thuốc bổ sung canxi và vitamin D với hàm lượng 1.000 – 1.200 mg canxi/ngày và 800 – 1.000 IU vitamin D/ngày.

  • Các thuốc chống hủy xương như: Thuốc nhóm Biphosphonate, Alendronate, Zoledronic acid, Calcitonine.

  • Thuốc điều hòa thụ thể estrogen (SERMs) chọn lọc như: Raloxifen (Evista).

  • Thuốc tăng tạo xương và ức chế hủy xương Strontium ranelate (Protelos).

  • Thuốc đồng hóa như Deca-Durabulin.

loãng xương thứ phát

Việc điều trị loãng xương thứ phát cần kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống của người bệnh

Điều trị biến chứng

Trường hợp loãng xương thứ phát có nhiều nguy cơ đau xương, gãy xương, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp với Calcitonine để quản lý bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các biện pháp ngoại khoa như đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống hoặc thay đốt sống nhân tạo, thay khớp.

Điều trị lâu dài

Bệnh nhân luôn phải thực hiện đúng chế độ điều trị và theo dõi triệu chứng thường xuyên. Mỗi năm hay 2 năm 1 lần cần đo lại mật độ xương để đánh giá hiệu quả điều trị, giúp bác sĩ đưa ra phương án phù hợp từ tình trạng bệnh nhân. 

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính, ngoài tuân thủ liệu trình điều trị, bệnh cần cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ canxi, vitamin D3 để ổn định xương, ngăn ngừa biến chứng gãy xương. Bạn lo lắng chế độ ăn uống không bổ sung đủ canxi theo nhu cầu cơ thể có thể tham khảo Canxi Star. 

Sản phẩm chứa công thức đặc biệt, cung cấp canxi tự nhiên hàm lượng cao cùng K2-MK7 và vitamin D3, giúp vận chuyển canxi vào xương và tăng cường khả năng hấp thụ canxi. CanxiStar rất dễ hấp thụ, sẽ không gây táo bón hay sỏi thận, an toàn với cả phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi bị loãng xương thể thứ phát.

Loãng xương thứ phát – Nguyên nhân và cách điều trị y khoa của bệnh

Lựa chọn bổ sung Canxi Star để giúp bệnh loãng xương tiến triển tốt hơn. XEM THÊM

Loãng xương thứ phát là bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để đảm bảo xương ổn định, ngăn biến chứng gãy xương. Hãy thăm khám tại cơ sở ý tế, tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý và thực hiện các bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe xương ngay hôm nay để không gặp các biến chứng xấu của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Mọi thắc mắc về bổ sung canxi cho cơ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.