Dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh tuyến giáp trong từng giai đoạn

SKĐS - Bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chia sẻ bệnh tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu được tầm soát sớm và điều trị kịp thời cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bệnh tuyến giáp cần chế độ dinh dưỡng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây bạn nhé!

Bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp thường phải trải qua nhiều giai đoạn điều trị sau bước sàng lọc chẩn đoán bệnh như: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn các tế bào bất thường của tuyến giáp, và tiếp tục được đánh giá và có thể phải tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131 để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.

Điều đáng chú ý, người bệnh có thể quay lại cuộc sống bình thường cần tuân thủ phác đồ điều trị và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn bệnh.

Vậy dinh dưỡng đúng cho mỗi giai đoạn là như thế nào?

Dinh dưỡng của giai đoạn sau mổ, cắt bỏ tuyến giáp

Người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần bổ sung nguồn dinh dưỡng giàu dưỡng chất giúp phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết mổ, chú ý bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng cao protein: thịt, cá, trứng, sữa. Bên cạnh đó, cần cung cấp thực phẩm chứa canxi hàm lượng cao giúp phòng nguy cơ hạ canxi máu hay gặp ở người sau mổ tuyến giáp.

Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp theo từng giai đoạn

Ảnh minh họa

Đặc biệt, bổ sung các dưỡng chất giúp hỗ trợ “kích hoạt” hormone tuyến giáp như i-ốt, selen, magie để đảm bảo chức năng hoạt động tuyến giáp, phòng nguy cơ suy giáp.

Vì vậy, duy trì một chế độ ăn “thân thiện” với tuyến giáp thì có thể để đảm bảo chức năng hoạt động tuyến giáp giúp đảm bảo các quá trình điều hòa và chuyển hóa của cơ thể.

Tuy nhiên, những ngày đầu sau mổ tuyến giáp, phần lớn người bệnh chỉ có thể ăn thức ăn lỏng do thường gặp tình trạng khó nuốt, đau vùng cổ, mệt mỏi, chán ăn. Vì lẽ đó, sữa thường được người bệnh sử dụng vì có thể đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và có thể sử dụng trong những ngày đầu sau mổ tuyến giáp.

Dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị i-ốt phóng xạ I-131

Để đáp ứng tốt giai đoạn tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại, người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn đặc biệt là giảm i-ốt về mức “tối thiểu” dưới mức 50mcg/ngày trong khoảng 2 tuần trước tiếp nhận i-ốt phóng xạ.

Dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp theo từng giai đoạn

Ở giai đoạn này, một số người bệnh không tuân thủ được chế độ ăn kiêng do khó thay đổi được thói quen, lối sống, hay người bệnh khó khăn trong lựa chọn thực phẩm để chế biến thực đơn phù hợp. Trong khi đó, một số người bệnh lại ăn quá kiêng khem dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất, cơ thể mệt mỏi. Những vấn đề trên đều là yếu tố “cản trở” người bệnh thực hiện quá trình điều trị bệnh.

Do vậy, ở giai đoạn ăn kiêng i-ốt để tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131, người bệnh cần được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn và tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn thực phẩm chứa hàm lượng thấp i-ốt nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe trai qua giai đoạn điều trị bệnh.

Thực phẩm chứa hàm lượng i-ốt thấp được khuyên dùng: khoai tây, thịt nạc, muối không bổ sung i-ốt, ngũ cốc, dầu oliu, nước hoa quả, chè cà phê nguyên chất, mật ong, sữa tách i-ốt, gia vị không chứa i-ốt.

Thực phẩm giàu i-ốt cần hạn chế trong giai đoạn này: cá, hải sản, rong biển, rau họ cải, bánh ngọt và bánh quy làm từ trứng và sữa chưa được tách i-ốt, socola, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.

Bên cạnh đó, người bệnh tuyến giáp cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa goitrogen và gluten gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp có trong các thực phẩm: đậu nành, bông cải xanh, rau bine, súp lơ, lúa mạch. Tuy nhiên, khi nấu chín các thực phẩm này cũng có thể làm bất hoạt một phần tác động của các hợp chất này.

Dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh tuyến giáp

Thấu hiểu vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong hỗ trợ hồi phục chức năng tuyến giáp, các nhà khoa học của Nutricare đã nghiên cứu và cho ra đời thành công bộ sản phẩm dành cho người bệnh tuyến giáp phù hợp với từng giai đoạn điều trị bệnh.

  1. LeanPro Thyro – Dinh dưỡng giàu i-ốt dành cho người sau phẫu thuật tuyến giáp, sau điều trị i-ốt phóng xạ và suy giáp giúp điều hòa hoạt động Hormone tuyến giáp với hàm lượng i-ốt, selen cao.
  2. LeanPro Thyro LID – Dinh dưỡng tách i-ốt dành cho người cần chế độ ăn kiêng i-ốt để chuẩn bị tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131, phù hợp với người cường giápVới công thức đặc biệt loại bỏ đến 99% lượng i-ốt giúp đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ cho người cần chế độ ăn kiêng i-ốt.

Đồng thời, bộ sản phẩm giúp phòng nguy cơ hạ canxi máu, thiếu sắt, cải thiện tình trạng táo bón do giảm nhu động ruột thường gặp ở người bệnh tuyến giáp.

Và đặc biệt loại bỏ thành phần goitrogen, gluten thường có trong đậu nành gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Xem thêm sản phẩm:

Website: https://www.dinhduongyhoc.com.vn/

Hotline: 1800 6742 (miễn phí cước gọi).

-  Sau mổ và điều trị i-ốt phóng xạ: Leanpro Thyro

-  Trong chế độ ăn kiêng i-ốt: Leanpro Thyro LID

-  Inbox tư vấn: m.me/NutricarePharma

Tại lễ công bố các doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2018 do Bộ Công Thương vừa tổ chức, Nutricare là một trong số 97 doanh nghiệp được vinh danh.

Nutricare thành lập bởi các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng lâm sàng, đào tạo ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Công ty cam kết mang đến cho cộng đồng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng, là thành quả của ứng dụng trong khoa học dinh dưỡng thế giới kết hợp với sự am hiểu về đặc điểm sinh học của người Việt, giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của người dân theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra.

Với thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng điều trị, công ty liên tiếp cho ra đời các dòng sản phẩm đáp ứng từng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi, theo bệnh lý.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-dung-cach-cho-nguoi-benh-tuyen-giap-169167357.htm