Nhận biết dấu hiệu viêm cầu thận để bảo vệ sức khỏe thận

Viêm cầu thận là bệnh lý nguy hiểm có thể tiến triển thành suy thận nếu không được điều trị kịp thời. Dấu hiệu viêm cầu thận dễ bị bỏ qua do khởi phát âm thầm, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân biện pháp phòng ngừa.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh thận

Tìm hiểu về viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra tại các cầu thận. Nơi đảm nhiệm chức năng lọc máu và đào thải chất thải ra ngoài cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và được chia thành hai dạng chính: cấp tính và mãn tính.

Ở viêm cầu thận cấp tính, các triệu chứng thường xảy ra đột ngột, trong khi viêm cầu thận mạn tính diễn tiến âm ỉ qua thời gian. Nếu không được điều trị sớm, cả hai dạng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận.

Dấu hiệu viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng thận bị viêm nhiễm

>> Tham khảo thêm:

Nguyên nhân nào gây nên viêm cầu thận?

Viêm cầu thận do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, tùy thuộc vào loại bệnh:

  • Viêm cầu thận cấp tính: Thường do nhiễm trùng liên cầu khuẩn ở họng hoặc da, hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.

  • Viêm cầu thận mạn tính: Liên quan đến bệnh tự miễn như lupus, tiểu đường không kiểm soát hoặc tăng huyết áp kéo dài.

Ngoài ra, yếu tố di truyền hoặc tiếp xúc lâu dài với chất độc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi trong gia đình có người bị, con cháu đời sau dễ mắc phải hơn so với người bình thường. Cần có biện pháp theo dõi và điều trị kịp thời để ngăn chặn.

Dấu hiệu viêm cầu thận

Tiếp xúc với hóa chất cũng là những nguyên nhân gây nên viêm cầu thận

Dấu hiệu nhận biết mắc phải viêm cầu thận

Việc nhận biết các dấu hiệu viêm cầu thận sớm là yếu tố quan trọng giúp cải thiện hiệu quả điều trị. Những dấu hiệu này có thể khởi phát âm thầm, dễ bị bỏ qua, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu chú ý các biểu hiện rõ ràng dưới đây, người bệnh có thể nhanh chóng thăm khám và can thiệp kịp thời.

Các biểu hiện thường gặp

Các dấu hiệu viêm cầu thận bao gồm phù nề, đặc biệt ở mắt và chân. Nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng, đỏ hoặc đục kèm theo bọt, xuất hiện do hàm lượng protein cao. Bệnh nhân cũng thường gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Cảnh báo chức năng thận đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Triệu chứng nặng cần chú ý

Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng đáng lo ngại có thể xuất hiện, như mệt mỏi kéo dài, buồn nôn, và đau lưng dữ dội. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Ví như suy giảm chức năng thận hoặc ngộ độc do cơ thể không thể lọc thải chất độc kịp thời.

Dấu hiệu viêm cầu thận

Các dấu hiệu viêm cầu thận nặng là buồn nôn, ngộ độc do thận không thể lọc được độc tố kịp thời

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán chính xác viêm cầu thận, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm quan trọng. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện protein và hồng cầu bất thường, dấu hiệu của viêm. Xét nghiệm máu đánh giá mức lọc cầu thận và các chỉ số nitơ máu, giúp xác định mức độ tổn thương. 

Thêm vào đó, siêu âm thận giúp kiểm tra hình thái và kích thước thận, phục vụ cho chẩn đoán chi tiết. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết thận để xác định nguyên nhân gây bệnh. Tìm ra nguyên nhân rồi sẽ đưa ra các biện pháp đúng đắn nhất.

Chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho người viêm cầu thận

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe thận. Người bệnh nên bổ sung protein chất lượng cao từ các nguồn thực phẩm. Rau củ ít Kali như dưa leo, táo, lê, bí xanh cũng nên được đưa vào khẩu phần ăn để hỗ trợ chức năng thận. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần uống nước với lượng vừa đủ để tránh thận làm việc quá sức. Các thực phẩm cần hạn chế bao gồm muối, thức ăn chế biến sẵn, cũng như các thực phẩm giàu Kali và Photpho như chuối, khoai tây và các loại hạt.

Biện pháp phòng ngừa bệnh ít ai biết đến

Để phòng ngừa viêm cầu thận, người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh và chú ý đến các yếu tố nguy cơ. Các dấu hiệu bất thường ở thận sẽ được phát hiện sớm nếu khám sức khỏe định kỳ. Từ đó mới có thể can thiệp mau chóng để điều trị.

Ngoài ra, cần tránh sử dụng thuốc hoặc hóa chất gây hại cho thận mà không có chỉ định từ bác sĩ. Một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với việc vận động hợp lý sẽ giúp duy trì huyết áp và đường huyết ổn định, giảm nguy cơ viêm cầu thận.

Các thực phẩm tốt cho thận bạn không thể bỏ qua

Ngoài chế độ ăn uống cân đối, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung để hỗ trợ chức năng thận. Leanmax Rena Gold 1 là một sản phẩm được thiết kế đặc biệt với hàm lượng protein thấp, sử dụng loại đạm chất lượng cao, ít Natri, Kali và Photpho. 

Sản phẩm này giúp cân bằng điện giải, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả. Việc bổ sung Leanmax Rena Gold 1 vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe thận và phòng ngừa các nguy cơ liên quan đến bệnh thận.

Dấu hiệu viêm cầu thận

Nên dùng thêm Leanmax Rena Gold 1 để ngăn ngừa các bệnh về thận. XEM THÊM

Dấu hiệu viêm cầu thận có thể dễ dàng bị bỏ qua. Nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thận. Để bảo vệ thận, cần chú ý đến các triệu chứng ban đầu và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Hãy bảo vệ sức khỏe thận lâu dài bằng những hành động thiết thực nhất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về dinh dưỡng cho người bệnh thận, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6742 hoặc fanpage Nutricare Pharma để được hỗ trợ chi tiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng mua sản phẩm chính hãng của Nutricare Pharma qua các gian hàng trực tuyến trên Shopee Mall, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.