Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối: Biểu hiện, nguy cơ và hướng điều trị

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng thận suy giảm chức năng nghiêm trọng. Việc này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh thận

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân là gì?

Suy thận giai đoạn cuối xảy ra khi chức năng thận giảm trên 90%, khiến thận gần như không thể lọc máu. Điều này dẫn đến tích tụ chất thải và độc tố trong cơ thể, gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế kịp thời.

Triệu chứng thường thấy của người bị suy thận giai đoạn cuối

Những dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối thường rõ rệt hơn. Chúng dễ nhận biết hơn so với các giai đoạn trước đó. Một số triệu chứng suy đã đến giai đoạn cuối dễ nhận biết gồm:

  • Giảm lượng nước tiểu đáng kể hoặc thậm chí không thể đi tiểu.

  • Phù nề ở tay, chân và mặt, do cơ thể tích nước.

  • Mệt mỏi kéo dài, suy giảm sức lực và không muốn vận động.

  • Sụt cân không rõ lý do và mất đi cảm giác thèm ăn.

  • Buồn nôn và nôn mửa, thường xuyên khó chịu ở dạ dày.

  • Da khô, ngứa, kèm theo thay đổi màu sắc da.

  • Đau nhức xương và cơ, gây khó chịu và hạn chế vận động.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc tập trung. Trí nhớ cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng hay quên. Họ thường xuyên cảm thấy lạnh ngay cả khi nhiệt độ môi trường vẫn ở mức bình thường.

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối 100%

Mệt mỏi kéo dài có thể là cảnh báo dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối

>> Tham khảo thêm:

Những hệ quả nguy hiểm của bệnh thận giai đoạn cuối 

Suy thận giai đoạn cuối gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh nhân không điều trị, sức khỏe có thể bị đe dọa nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, suy thận giai đoạn cuối sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Rối loạn điện giải, dẫn đến chuột rút và co giật.

  • Không sản xuất đủ hormone erythropoietin gây thiếu máu nặng

  • Tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ tim mạch và gây đột quỵ.

  • Suy dinh dưỡng, khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng.

Những biến chứng của suy thận giai đoạn cuối có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nếu không được kiểm soát kịp thời, tình trạng sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ điều trị và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối 100%

Suy thận giai đoạn cuối có thể gây tăng huyết áp và biến chứng nguy hiểm cho tim mạch

Các biện pháp can thiệp cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Phác đồ điều trị suy thận giai đoạn cuối thay đổi theo mức độ suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh cũng đóng vai trò quan trọng. Các phương pháp chữa trị suy thận thường thấy gồm:

Chạy thận nhân tạo

Phương pháp lọc máu sử dụng máy móc để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Quá trình lọc máu này thường được thực hiện mỗi tuần 3 lần. Mỗi lần kéo dài từ 3 đến 4 giờ để đảm bảo hiệu quả lọc máu.

Lọc màng bụng

Lọc màng bụng sử dụng màng bụng của người bệnh để thay thế chức năng thận. Sau khi được hướng dẫn, bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà. Phương pháp này giúp loại bỏ chất thải hiệu quả.

Ghép thận

Ghép thận là phương pháp tối ưu giúp người bệnh sống lâu dài mà không cần lọc máu. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một quả thận phù hợp để ghép là rất khó khăn. Đây là một thách thức lớn đối với các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối 100%

Ghép thận mang lại cơ hội sống lâu dài cho người bệnh mà không cần lọc máu

Chế độ dinh dưỡng dành cho người suy thận giai đoạn cuối

Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát suy thận. Nó giúp giảm thiểu các biến chứng và duy trì chức năng thận lâu dài. Bệnh nhân mắc bệnh đã bị tới giai đoạn cuối cần:

  • Giảm áp lực của thận bằng cách cắt giảm lượng protein nạp vào cơ thể

  • Hạn chế muối và thực phẩm giàu natri nhằm kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa phù nề.

  • Kiểm soát lượng kali và photpho để tránh rối loạn điện giải.

  • Tăng cường thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít protein như khoai tây, bí đỏ, hoặc các loại ngũ cốc không chứa đạm.

Chế độ ăn uống đúng cách là yếu tố quan trọng trong quản lý suy thận giai đoạn cuối. Hạn chế protein, muối và khoáng chất hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp.

Dinh dưỡng hỗ trợ người có dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối

Để hỗ trợ sức khỏe cho người suy thận giai đoạn cuối, Nutricare Pharma giới thiệu sản phẩm Leanmax Rena Gold 1. Đây là sản phẩm giảm protein, giúp giảm gánh nặng cho thận. Dưới đây là các lợi ích của sản phẩm cho người có dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối:

  • Hệ bột đường tiên tiến giúp làm ổn định đường huyết sau khi uống.

  • Giảm natri, kali, photpho, hỗ trợ cân bằng điện giải và ngăn ngừa phù nề.

  • Dầu cá Omega-3 (EPA, DHA) và chất béo MUFA, PUFA giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối: Biểu hiện, nguy cơ và hướng điều trị

Dinh dưỡng hợp lý giúp hỗ trợ người suy thận giai đoạn cuối và cải thiện sức khỏe. XEM THÊM

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối là chìa khóa giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt. Việc sử dụng Leanmax Rena Gold 1 của Nutricare Pharma sẽ giúp duy trì sức khỏe tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nếu bạn có thắc mắc gì về dinh dưỡng cho người có vấn đề về thận. Hãy gọi hotline 1800 6742 hoặc nhắn tin qua fanpage Nutricare Pharma. Bạn cũng có thể mua sản phẩm tại gian hàng chính hãng Nutricare Pharma trên Shopee Mall, Lazada, Tiki. Nutricare luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.