Đái tháo đường Type 1, 2, 3 – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị của bệnh đái tháo đường Type 1, 2, 3 như thế nào? Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để biết nên áp dụng phương pháp điều trị nào phù hợp. Nutricare Pharma sẽ giải đáp chi tiết từng thắc mắc qua bài viết sau.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
1. Thông tin chi tiết về bệnh đái tháo đường Type 1, 2, 3
Các bạn đã biết bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có những loại nào và nguyên nhân gây bệnh ra sao chưa? Cùng tìm hiểu qua thông tin sau nhé.
Đái tháo đường type 1
Tiểu đường type 1 là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose mãn tính, trước đây từng được biết đến với tên gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin.
Nguyên nhân gây bệnh
Vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh đái tháo đường type 1 là gì. Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại. Vì lý do nào đó, hệ miễn dịch phá hủy đi các tế bào sản xuất ra insulin. Do đó cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết để giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Máu tích trữ càng nhiều glucose thì lượng đường huyết càng tăng cao gây ra bệnh tiểu đường.
Vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây ra đái tháo đường type 1
Một số nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường type có liên quan với sự phơi nhiễm virus, bên cạnh đó cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Có thể hiểu bố mẹ bị tiểu đường thì tỷ lệ con cái bị tiểu đường sẽ cao hơn so với bình thường.
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng
Đối với bệnh đái tháo đường type mọi người nên chú ý đến những dấu hiệu nhận biết như sau.
Thường xuyên đói bụng do tế bào không thể tạo ra năng lượng từ glucose. Nên cho dù ăn nhiều thì bạn vẫn cảm thấy nói bụng và không tăng cân sau thời gian dài.
Bệnh tiểu đường gây ra tình trạng thiếu nước khiến da khô, ngứa.
Chức năng của thận bị ảnh hưởng do bệnh tiểu đường khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Điều này cũng khiến bạn khát nước nhiều hơn so với bình thường.
Dấu hiệu rõ rệt khác của bệnh đái tháo đường type 1 chính là bị giảm cân nghiêm trọng.
Bệnh đái tháo đường kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Điển hình như:
Nhiễm toan ceton dẫn đến tình trạng mệt mỏi, yếu, khát nước, chuột rút, tụt huyết áp, buồn nôn, khó ngủ…
Thị lực giảm sút do võng mạc bị ảnh hưởng hay bị đục thủy tinh thể.
Biến chứng mạch vành gây ra hiện tượng đau ngực.
Bàn chân bị nhiễm trùng và lở loét.
Đầy bụng, khó tiêu, khó nuốt khi ăn.
Đối tượng dễ mắc phải đái tháo đường type 1
Những ai có nguy cơ cao mắc phải đái tháo đường type 1? Sau nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát thì người ta chọn lọc ra những yếu tố như:
Nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc tiểu đường
Những ai có bố mẹ mắc tiểu đường loại 1 thì có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn.
Ảnh hưởng từ môi trường như bị phơi nhiễm với virus Coxsackie, Rubella gây khởi phát phá hủy tế bào beta, về dài lâu dẫn đến bệnh tiểu đường.
Những công dân sinh sống tại Phần Lan và Thụy Điển có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao hơn.
Phương pháp điều trị
Người ta thực hiện chẩn đoán bệnh tiểu đường để xác định rõ tình trạng sức khỏe, sau đó xem xét áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Về phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số đường huyết, nghiên cứu các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm như: Cholesterol, HDL-C, Triglyceride, xét nghiệm nước tiểu… Ngoài ra bác sĩ còn thực hiện soi đáy mắt để tìm các tổn thương ở võng mạc, làm điện tâm đồ để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Về phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường type 1, bác sĩ sẽ đưa ra chế độ ăn uống hợp lý để bệnh nhân thực hiện theo. Bên cạnh đó là kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị với hướng dẫn chi tiết đến bệnh nhân.
Cách phòng ngừa
Bởi vì chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 nên việc chủ động phòng ngừa khá khó khăn. Mọi người nên áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và rèn luyện thường xuyên để đảm bảo sức khỏe nhé.
Chủ động phòng ngừa bệnh đái tháo đường với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh
>> Xem thêm: Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì?
Đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 hình thành do rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Cơ thể khiếm khuyết về lượng insulin cần thiết hay tác động của insulin khiến lượng glucose trong máu tăng lên.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường type là vì cơ thể không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện đúng chức năng của mình. Về dài lâu thì cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin để kích thích chuyển hóa glucose thành năng lượng như bình thường. Khi glucose không được chuyển hóa sẽ tích tụ trong máu ngày càng nhiều và gây ra tiểu đường.
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng
Bệnh tiểu đường type 2 thường gây ra một số dấu hiệu dễ nhận thấy như:
Nhận dạng sớm bệnh tiểu đường type 2 qua các dấu hiệu rõ rệt
Tần suất đi tiểu tăng lên nhiều.
Kéo theo đó là tình trạng khát nước thường xuyên.
Người bệnh luôn cảm thấy đói bụng, cơ thể mệt mỏi.
Vết thương hở trên da lâu lành hơn bình thường.
Dễ bị viêm nấm ở vị trí các nếp gấp trên da.
Chân tay tê rần, đôi khi mất cảm giác.
Khó ngủ, xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Đái tháo đường type 2 gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể và sức khỏe người bệnh như.
Dẫn đến những căn bệnh về tim mạch, ví dụ như các bệnh lý về động mạch vành có thể gây đột quỵ.
Thận hoạt động kém năng suất hơn trước.
Gây tổn thương cho thần kinh ngoại vi.
Giảm thị lực mắt do võng mạc bị tổn thương.
Bên cạnh đó là một số biến chứng khác gây hại đến sức khỏe người bệnh.
Đối tượng dễ mắc phải đái tháo đường type 2
Theo nghiên cứu và khảo sát thì một vài đối tượng thuộc những tiêu chí sau dễ mắc phải bệnh đái tháo đường type 2.
Trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh tiểu đường.
Từng bị đái tháo đường thai kỳ.
Tuổi cao.
Người dân tộc.
Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Lười vận động, ít rèn luyện thể chất.
Thừa cân, béo phì.
Mắc bệnh cao huyết áp.
Bị rối loạn lipid máu và dung nạp glucose.
Phương pháp điều trị
Muốn điều trị bệnh đái tháo đường type 2 sao cho hiệu quả thì người bệnh phải áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt, rèn luyện hợp lý. Bên cạnh đó là dùng thuốc hỗ trợ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để biết có nên điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho phù hợp không. Đây cũng là cách phòng ngừa cho những ai đang có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Áp dụng phương pháp điều trị thích hợp với bệnh nhân tiểu đường type 2
Đái tháo đường type 3
Đái tháo đường type 3 còn được biết đến với tên gọi khác tiểu đường não. Nguyên nhân hình thành là vì lượng insulin trong não thấp hơn so với bình thường. Người mắc bệnh này có những triệu chứng tương tự bệnh Alzheimer.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo vài nghiên cứu thì bệnh tiểu đường type 3 cùng bệnh Alzheimer có mối quan hệ với nhau. Khi mắc phải bệnh tiểu đường type 3 mà không điều trị dứt điểm khiến não bị tổn thương sẽ dẫn đến type 3.
Dấu hiệu nhận biết
Khó thực hiện các thói quen, hành động thường ngày.
Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tương tác xã hội.
Khó giải quyết vấn đề.
Khó giữ thăng bằng.
Hay bị nhầm lẫn địa điểm, thời gian.
Giảm khả năng phán đoán.
Tâm lý bất ổn.
Phương pháp điều trị
Hướng điều trị chủ yếu của bệnh đái tháo đường type 3 chính là thay đổi lối sống khoa học để cải thiện dần dần. Bên cạnh đó là sử dụng thuốc theo chỉ dẫn chi tiết của bác sĩ.
Chủ động điều trị đái tháo đường type theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cách phòng ngừa
Muốn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 3, mọi người nên chủ động trong việc.
Vận động thường xuyên với thời gian ít nhất 30 phút/ngày.
Bổ sung thêm nhiều thực phẩm lành mạnh, giảm chất béo tăng chất xơ.
Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra chỉ số đường huyết đều đặn.
Duy trì vóc dáng cân đối.
Nghỉ ngơi đầy đủ và loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu.
Sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường
Bên cạnh những thông tin hiểu rõ hơn về bệnh đái tháo đường tuýp 1,2,3 đã được nêu ở trên để có hướng điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp, thì người bệnh cũng có thể dùng sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tiểu đường vào bữa phụ trong ngày.
Việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.
Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM
Lời kết
Bài viết đã giới thiệu rõ về bệnh đái tháo đường type 1, 2, 3 như thế nào rồi. Những ai có nhu cầu tìm hiểu về loại sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường, sản phẩm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết Nutricare Cerna thì hãy liên hệ đến Nutricare Pharma nhé. Đội ngũ CSKH luôn sẵn sàng giải đáp rõ mọi thắc mắc của khách hàng.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.