Đo mật độ xương là gì và chỉ số loãng xương là bao nhiêu?
Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi do mật độ xương giảm đi, làm tăng nguy cơ gãy xương. Một phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán tình trạng này là đo mật độ xương để xác định mức độ loãng xương, từ đó giúp bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị hoặc phòng ngừa kịp thời. Để hiểu rõ đo mật độ xương là gì và chỉ số loãng xương là bao nhiêu thì mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nutricare Pharma.
Mật độ xương là gì?
Xương chắc khỏe không chỉ giúp nâng đỡ cơ thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hình dáng cơ thể và sản xuất các tế bào máu, bao gồm bạch cầu và hồng cầu. Mật độ xương (bone mineral density - BMD) hay chỉ số loãng xương là một chỉ số đánh giá lượng khoáng chất có trong xương, được đo trên một đơn vị diện tích (g/cm²).
Việc đo chỉ số loãng xương từ mật độ xương nhằm đánh giá tình trạng xương. Chỉ số đó giúp bác sĩ chuyên khoa phát hiện sớm các vấn đề như loãng xương, xương mỏng yếu hoặc mất xương, dự đoán nguy cơ gãy xương. Phát hiện kịp thời tình trạng loãng xương giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.
Đo chỉ số loãng xương giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng xương để đưa ra chỉ định điều trị kịp thời
>> Tham khảo thêm:
Thuốc truyền loãng xương bao nhiêu tiền và các lưu ý quan trọng khi sử dụng
Phác đồ điều trị loãng xương bộ Y Tế và những điều bệnh nhân cần biết
Các chỉ số thường thấy trong kết quả khi đo mật độ xương
Kỹ thuật đo mật độ xương thường được biết đến với tên gọi DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry), đây là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán loãng xương. Đây là phương pháp đơn giản, không xâm lấn và cho kết quả nhanh chóng, giúp bác sĩ xác định chỉ số loãng xương của bệnh nhân.
Kỹ thuật DEXA sử dụng tia X kép với năng lượng thấp để đi qua vùng xương cần đo mật độ (cột sống thẳng, cột sống nghiêng, cổ xương đùi, xương cẳng tay,...). Tia X khi đi qua mô mềm và mô xương sẽ bị hấp thụ bởi xương. Mật độ xương càng cao, tia X càng bị hấp thụ ít hơn, nghĩa là ít tia X sẽ xuyên qua xương và ngược lại.
Có hai loại máy được sử dụng để đo mật độ xương, bao gồm:
Máy đo trung tâm
Đây là các thiết bị lớn, được sử dụng để đo mật độ xương trục như cột sống và xương chậu. Máy đo trung tâm cho kết quả rất chính xác, nhanh chóng và không cần tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
Máy đo ngoại biên
Đây là thiết bị nhỏ gọn, di động, sử dụng để đo mật độ xương ngoại vi như xương cổ tay, ngón tay hoặc xương gót chân. Máy đo ngoại biên có giá thành rẻ, dễ sử dụng nhưng kết quả đo không chính xác bằng máy đo trung tâm khi đánh giá nguy cơ gãy xương ở cột sống hay cổ xương đùi.
Kết quả đo mật độ xương thường được xác định qua hai chỉ số là T-score và Z-score:
T-score: So sánh mật độ xương của người bệnh với mật độ xương đỉnh của người cùng giới, cùng màu da ở độ tuổi trưởng thành (20-25 tuổi). T-score sẽ thể hiện chênh lệch mật độ xương của bệnh nhân so với mức chuẩn của xương người khỏe mạnh.
Z-score: So sánh mật độ xương của người bệnh với mật độ xương của người cùng tuổi, giới tính, màu da và trọng lượng. Z-score giúp đánh giá sự chênh lệch mật độ xương của bệnh nhân so với những người cùng lứa tuổi.
Chỉ số loãng xương là T-score hoặc Z-score
Chỉ số loãng xương là bao nhiêu khi đo mật độ xương?
Theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994 về việc chẩn đoán loãng xương thì kết quả được xác định khi đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp DXA. Cụ thể giá trị các chỉ số như sau:
Ý nghĩa của chỉ số T-score
T-score từ -1 SD trở lên: Xương khỏe mạnh, mật độ xương bình thường.
T-score từ -1 SD đến -2,5 SD: Thiếu xương, xương bắt đầu mỏng đi nhưng chưa đạt đến mức loãng xương.
T-score dưới -2,5 SD: Loãng xương. Đây là dấu hiệu cho thấy mật độ xương giảm rõ rệt, tăng nguy cơ gãy xương.
T-score dưới -2,5, có tiền sử hoặc đang bị gãy xương: Loãng xương nặng, mật độ xương giảm nghiêm trọng.
Ý nghĩa của chỉ số loãng xương Z-score
Z-score = 0: Mật độ xương của bệnh nhân tương đương với giá trị trung bình của người cùng độ tuổi.
Z-score > 0: Mật độ xương cao hơn giá trị trung bình của người cùng độ tuổi.
Z-score < 0: Mật độ xương thấp hơn giá trị trung bình của người cùng độ tuổi.
Z-score < -1,5: Cần đánh giá các yếu tố bệnh lý thứ phát có thể gây mất xương.
Z-score < -2,0 kèm theo tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương: Loãng xương, đặc biệt là loãng xương nặng nếu có gãy xương kèm theo.
Ngoài việc đánh giá chỉ số loãng xương từ mật độ xương, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm lâm sàng kết hợp khác bao gồm:
Xét nghiệm máu.
Đánh giá mức độ khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là canxi.
Chỉ số loãng xương T-score là dưới -2,5 SD
Canxi Star – Giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa và cải thiện loãng xương
Để phòng ngừa bệnh loãng xương, ngoài bổ sung qua thực phẩm, bạn có thể tham khảo sản phẩm bổ sung canxi như Canxi Star. Đây là sản phẩm bổ sung canxi tự nhiên thành phần 100% từ sữa, kết hợp cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Sản phẩm đặc biệt hiệu quả trong việc giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn và phụ nữ mang thai/cho con bú, người lớn tuổi.
Canxi Star sở hữu công thức thông minh với bộ ba thành phần hỗ trợ hấp thu canxi tối đa: Hỗn hợp khoáng Trucal D7, Vitamin K2-MK7, và Vitamin D3. Nhờ vậy, Canxi Star không chỉ giúp bổ sung canxi mà còn ngăn ngừa tình trạng dư thừa canxi hay lắng đọng canxi trong máu, không gây táo bón, giúp cơ thể hấp thụ canxi tối đa và nhanh chóng.
Canxi Star với thành phần 100% canxi từ sữa, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả. XEM THÊM
Đo mật độ xương là một xét nghiệm y khoa giúp đánh giá mức độ chắc khỏe của xương và phát hiện sớm tình trạng loãng xương. Chỉ số loãng xương T-score dưới -2.5 hoặc chỉ số Z-score < -2,0 được coi là dấu hiệu của loãng xương. Hy vọng bài viết của Nutricare Pharma giúp bạn hiểu rõ về chỉ số này để đọc hiểu kết quả khi thực hiện đo mật độ xương và có phương án phòng ngừa, điều trị bệnh phù hợp cho bản thân và gia đình.
Mọi thắc mắc về bổ sung canxi cho cơ thể, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.