Chỉ số GI của các loại thịt và mối liên hệ với sức khỏe

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Chỉ số GI đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, chỉ số này được quan tâm đặc biệt bởi những bệnh nhân mắc đái tháo đường. Bởi nếu sở hữu chỉ số GI trong máu cao có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng. Mời bạn đọc tìm hiểu chỉ số GI của các loại thịt trong bài viết hôm nay nhé. Để đón đọc thêm nhiều thông tin về chỉ số GI thực phẩm, mời bạn ghé trang chủ của Nutricare Pharma.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Chỉ số GI biểu thị gì?

GI là tên viết tắt của Glycemic Index (hay chỉ số đường huyết) là chỉ số biểu thị lượng đường có trong thực phẩm. Thực phẩm có GI cao, khi nạp vào cơ thể sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường huyết nhanh hơn nhiều lần so với thức ăn có chứa chỉ số GI thấp. Glycemic Index đồng thời đo được giá trị nồng độ glucose tích tụ trong máu và thường xuyên thay đổi theo lịch sinh hoạt của mỗi cá nhân.

Do vậy, nếu người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có GI cao dẫn tới lượng đường trong máu luôn vượt ngưỡng bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc, họ có thể bị mắc các căn bệnh như: thận, tiểu đường,... Việc lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe. Hoặc nếu bữa ăn có sử dụng thực phẩm GI cao, bạn nên kết hợp với món ăn có GI thấp để cân bằng.

Chỉ số GI của các loại thịt và mối liên hệ với sức khỏe với chỉ số đường huyết của các loại thịt

Glycemic Index - chỉ số được người tiểu đường đặc biệt quan tâm

Chỉ số GI của thực phẩm bị chi phối bởi yếu tố nào?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, phần lớn thực phẩm có chỉ số GI thấp đều được hình thành từ tự nhiên. Trong khi đó, nếu đồ ăn được trải qua chế biến, chiên xào nhiều lần có thể làm tăng chỉ số GI lên cao. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong một vài trường hợp. Mời bạn đọc tìm hiểu những yếu tố làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết trong thực phẩm như sau:

  • Thời gian chín và độ dài bảo quản: những thực phẩm cần nhiều thời gian để chín và có thể bảo quản được trong thời gian dài thường có chỉ số GI cao.
  • Phương pháp chế biến: chỉ số đường huyết trong thực phẩm sẽ thay đổi nếu bạn thay đổi phương pháp chế biến. Chẳng hạn như ăn hoa quả thô sẽ không làm lượng đường huyết thay đổi bằng uống nước ép hoa quả.
  • Tuy nhiên, để có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể nên quan tâm đến khẩu phần ăn thay vì chỉ tìm hiểu về GI thực phẩm. Hiện nay vẫn rất nhiều người thắc mắc chỉ số đường huyết có trong các loại thịt là bao nhiêu. Mời độc giả đi sâu vào tìm hiểu với chúng tôi ở phần tiếp theo nhé.

Chỉ số GI của các loại thịt và mối liên hệ với sức khỏe với chỉ số đường huyết của các loại thịt

Hoa quả là một trong những thực phẩm có lượng GI cao

Chỉ số GI của các loại thịt

Sau khi đã tìm hiểu xong thông tin về việc yếu tố nào thực sự làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết trong thực phẩm thì liệu bạn đã có câu trả lời cho chỉ số GI của các loại thịt chưa? Nếu vẫn chưa biết đáp án thì mời đọc tiếp những thông tin sau nhé:

>> Xem thêm:

Chỉ số GI trong thịt lợn

Thịt lợn là nguồn dinh dưỡng cung cấp chất đạm không thể thiếu trong mọi bữa ăn gia đình. Đồng thời, thịt lợn cũng là nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, gần như bằng không bởi chúng không chứa chất đường bột. Do vậy, ngay cả bệnh nhân mắc đái tháo đường cũng có thể ăn loại thực phẩm này. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, nạp thịt lợn cùng với tinh bột hấp thu chậm có thể làm giảm nguy cơ đường huyết tăng vọt sau ăn.

Hơn nữa, trong thịt lợn còn chứa nhiều vitamin B12, vitamin A, sắt,.. và các dưỡng chất cần thiết, giúp làm tăng thể trạng người bệnh. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều thịt lợn bởi có thể làm tăng lượng mỡ trong máu, đồng thời gây áp lực nặng nề lên hệ tiêu hoá. Chỉ nên ăn các loại thịt nạc, không ăn quá 500g thịt 1 ngày và đặc biệt nên ăn chậm nhai kĩ nhé.

Chỉ số GI của các loại thịt và mối liên hệ với sức khỏe với chỉ số đường huyết của các loại thịt

Thịt lợn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng GI thấp

Chỉ số đường huyết GI trong thịt gà

Tương tự với thịt lợn, thịt gà cũng là nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết bằng không, rất thấp, nên bạn có thể tiêu thụ mà không lo bị thay đổi nồng độ glucose trong máu. Hơn nữa, dinh dưỡng trong thịt gà còn cung cấp cho cơ thể một lượng protein lớn, giúp giảm trầm cảm và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.

Mỗi ngày nạp không quá 500g thịt gà có giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các chất như: photpho, selenium, vitamin B6,.. Tuy nhiên, người bị tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ da gà bởi có thể ảnh hưởng tới phác đồ điều trị bệnh của các sĩ. Cùng với đó, bệnh nhân có bệnh thận cần hạn chế sử dụng thịt gà bởi nạp quá nhiều đạm vào cơ thể khiến thận phải làm việc liên tục, gây suy giảm chức năng thận.

Trong nhiều trường hợp, nếu bạn đang mắc một số căn bệnh đặc biệt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn thịt gà để đảm bảo quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng nhất.

Chỉ số GI của các loại thịt và mối liên hệ với sức khỏe với chỉ số đường huyết của các loại thịt

Nên sử dụng ức gà để tránh tiêu thụ chất béo xấu có trong da gà

Chỉ số đường huyết GI trong thịt bò

Thịt bò cũng là một trong số các loại thịt có chứa GI = 0. Ngoài ra, thực phẩm này còn sở hữu hàm lượng dinh dưỡng dồi dào với đủ khoáng chất và vitamin thiết yếu cung cấp cho cơ thể. Người bị bệnh tiểu đường nếu kết hợp thịt bò với tinh bột “tốt" như khoai lang, yến mạch, cơm gạo lứt,.. có thể hỗ trợ quá trình kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tuy nhiên, trong thịt bò có chứa nhiều chất béo bão hoà và không bão hoà, nếu thường xuyên tiêu thụ chất này có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Đồng thời, trong thịt bò có chứa lượng lớn natri gây tình trạng giữ nước, phù nề cơ thể. Lâu dần khiến các mạch máu phải chịu áp lực nặng nề dẫn tới tình trạng huyết áp cao và kháng insulin.

Chính vì thế, để ăn thịt bò đúng chuẩn y khoa, bạn cần tuân thủ theo một số quy tắc như:

  • Chỉ nên tiêu thụ tối đa 500g/tuần, mỗi bữa không quá 100g
  • Nên hầm thịt bò, hạn chế nướng bởi có thể làm tăng lượng chất béo xấu bão hoà trong cơ thể
  • Chỉ ăn thịt bò nạc và nên ăn kèm với rau xanh mỗi bữa
  • Hạn chế ăn thịt bò buổi tối bởi khiến gan phải hoạt động nhiều, gây mệt mỏi cho hệ tiêu hoá.

Chỉ số GI của các loại thịt và mối liên hệ với sức khỏe với chỉ số đường huyết của các loại thịt

Không nạp quá 100g thịt bò một ngày để kiểm soát đường huyết

Chỉ số đường huyết GI trong cá

Không thể thiếu trong danh sách GI thấp ngày hôm nay chính là cá - nữ hoàng của các loại thịt. Thực phẩm này được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyên nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu,... Đặc biệt, các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá rô phi,.. chứa dưỡng chất lớn với lượng đạm vừa đủ.

Tuy nhiên, bạn không nên chế biến món ăn theo phương pháp chiên rán mà nên sử dụng hình thức chế biến như hấp cách thuỷ, nấu súp, nấu canh,... Như vậy có thể giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, tránh nạp thêm vào cơ thể chất béo bão hoà không cần thiết, gây dư thừa calo dẫn tới béo phì.

Chỉ số GI của các loại thịt và mối liên hệ với sức khỏe với chỉ số đường huyết của các loại thịt

Cá - nguồn thịt trắng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng

Dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh đái tháo đường

Đối với người bệnh tiểu đường, cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ, tập luyện thể dục và áp dụng chế độ dinh dưỡng với những nhóm sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày là phương pháp hiệu quả giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đã được chứng minh lâm sàng với chỉ số đường huyết thấp GI=32.5. MUA NGAY

Tham khảo thêm:

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về chỉ số GI của các loại thịt và mối liên hệ của chúng với sức khỏe con người. Có thể thấy rằng, thịt không phải là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, phù hợp tiêu thụ cho cả bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, cần hạn chế số lượng nạp vào bởi có thể làm tăng mỡ máu. 

Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái