Vai trò của chế độ ăn suy thận mạn và cách xây dựng thực đơn ăn hiệu quả

Chế độ ăn suy thận mạn phù hợp sẽ cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Đồng thời còn nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn các biến chứng xấu, giúp bệnh nhân có tiên lượng sống tốt hơn. Nếu bạn đang quan tâm đến vai trò và quy tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn thì theo dõi bài viết dưới đây của Nutricare Pharma nhé. 

Tầm quan trọng của chế độ ăn suy thận mạn đối với bệnh nhân

Bệnh suy thận mạn thường xuất hiện bởi vì bệnh nhân đã mắc sẵn một số bệnh lý như sỏi thận, viêm cầu thận, u tiền liệt tuyến, hội chứng thận hư, cao huyết áp, đái tháo đường, gout, xơ vữa động mạch,… Những căn bệnh này có thể diễn biến tốt lên hoặc xấu đi bởi vì chế độ ăn uống hàng ngày. Vì thế việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thực sự cần thiết với người bị suy thận mạn, đặc biệt là bệnh nhân chưa phải lọc máu chạy thận. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời nếu người bệnh xây dựng, tuân thủ được chế độ ăn suy thận mạn phù hợp: 

  • Loại bỏ tình trạng suy dinh dưỡng, thể chất kém.

  • Cân bằng được sự rối loạn chuyển hóa, bảo vệ các chức năng của thận.

  • Ức chế sự tiến triển phức tạp của bệnh, trì hoãn được việc lọc máu.

  • Cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch, thể chất của bệnh nhân.

Bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn suy thận mạn an toàn thì bệnh sẽ được kiểm soát tốt

>> Ăn gì bổ thận? Vai trò của chế độ dinh dưỡng bổ thận

Cách xây dựng chế độ ăn suy thận mạn an toàn, lành mạnh 

Nguyên tắc ăn uống nhiều dưỡng chất, không gây tổn thương thận của bệnh nhân suy thận mạn thực ra không khó. Chỉ cần người bệnh chịu khó tuân thủ một số lưu ý dưới đây thì việc kiểm soát, ức chế bệnh sẽ hiệu quả hơn: 

Đủ năng lượng

Nhiều bệnh nhân suy thận mạn đã bị suy dinh dưỡng bởi vì bản thân kiêng khem quá nhiều thực phẩm, dẫn tới vấn đề rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Nhiều người cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng khiến cơ thể mệt mỏi, không có đủ thể trạng để đáp ứng phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định. Vì thế bệnh nhân phải đảm bảo các bữa ăn hàng ngày cung cấp đủ năng lượng (35-45 Kcal/kg/ngày).  

Kiểm soát chất đạm

Lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân suy thận mạn phải ở trong ngưỡng thấp. Điều này sẽ hạn chế tình trạng ứ đọng chất thải ở thận, ngăn ngừa biến chứng tăng ure máu nguy hiểm. Lượng đạm hợp lý với người bệnh là 0,8g/kg/ngày. 

Chế độ ăn suy thận mạn an toàn, lành mạnh cần được kiểm soát lượng đạm/ngày

Ăn ít muối

Một yếu tố quan trọng nữa khi thực hiện chế độ ăn suy thận mạn mà bệnh nhân cần nhớ đó là ăn càng ít muối càng tốt. Thận sẽ tránh được các tổn thương và hạn chế biến chứng cao huyết áp nếu cơ thể không ứ đọng natri. Tốt nhất bệnh nhân chỉ ăn 1 - 2g muối/ngày. 

Lượng kali ở ngưỡng thấp

Người bị suy thận mãn tính nên kiểm soát kali trong khẩu phần ăn của mình không vượt ngưỡng an toàn để tránh nồng độ kali trong máu tăng. Mỗi ngày bệnh nhân suy thận mạn nên ăn 1 - 3g kali/ngày để tránh bị phù nề, không đi tiểu nhiều.  

Giảm thiểu phốt-pho

Bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế phốt-pho trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để loại bỏ nguy cơ loãng xương, gãy xương và các vấn đề về xương khớp. Chỉ số phốt-pho hợp lý với bệnh nhân trong một ngày là <1,2g phốt-pho. 

Chế độ ăn suy thận mạn hiệu quả cần <1,2g phốt-pho/ngày 

Bổ sung đủ nước

Chế độ ăn suy thận mạn cần đảm bảo lượng nước nạp vào cơ thể cân bằng với mức nước tiểu, lượng dịch trong cơ thể mất đi (mồ hôi, nôn ói…) trong ngưỡng 300 - 500ml. Tùy vào giai đoạn bệnh, độ phù của mình, bệnh nhân nên ăn uống lượng nước hợp lý.  

Một số lưu ý khi thực hiện chế độ ăn suy thận mạn 

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn suy thận mạn an toàn, lành mạnh thì bệnh nhân nên lưu ý thêm một số điều quan trọng. Những lưu ý dưới đây sẽ hạn chế biến chứng, đảm bảo bệnh không phát triển phức tạp. Cụ thể: 

  • Nên ăn các món ít đạm (gạo trắng, miến, bún, hủ tiếu, phở, khoai lang,…). 

  • Ăn thực phẩm ít đường như bánh canh, bánh cuốn, bún, khoai sọ,… 

  • Ăn những thực phẩm cung cấp chất đạm thực vật thay vì đạm động vật để dễ tiêu hoá, không gây áp lực cho thận.

  • Hạn chế ăn thịt heo, thịt bò, gà, cá, trứng gà,… 

  • Bổ sung canxi cho cơ thể bằng sữa ít đường hoặc không đường. 

  • Sử dụng dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,… để cơ thể có đủ chất béo. 

  • Cung cấp vitamin cho cơ thể bằng rau xanh, trái cây… màu xanh, đỏ, vàng, tím (chỉ số đường huyết thấp) như táo tây, cam, quýt, bưởi…

  • Bổ sung sắt, axit folic… theo chỉ định, liều lượng của bác sĩ. 

  • Tuyệt đối không dùng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê.

Bệnh nhân cần lưu ý một số điều khi thực hiện chế độ ăn suy thận mạn

Gợi ý thực đơn cơ bản phù hợp với chế độ ăn suy thận mạn

Nhu cầu dinh dưỡng 1 ngày của bệnh nhân suy thận mạn (có cân nặng 60kg) được tính theo công thức là 60 x 35kcal/kg = 2100 kcal. Trong đó tỷ lệ protein chiếm 10%, lipid chiếm 25%, tinh bột chiếm 65%. Để làm chậm quá trình bệnh phát triển, hạn chế ảnh hưởng cơ quan khác thì bệnh nhân nên tham khảo thực đơn cơ bản như sau: 

  • Bữa sáng: Miến thịt heo. 

  • Bữa trưa: Cơm gạo tẻ, gà kho gừng và canh cải xanh. Tráng miệng bằng táo, nước lọc. 

  • Bữa xế (bữa phụ): Xoài. 

  • Bữa tối: Súp bí đỏ. 

>> Hướng dẫn cách xây thực đơn cho người suy thận độ 5

Các thực phẩm bệnh nhân suy thận mạn không nên bổ sung 

Dưới đây là một số loại thực phẩm cực kỳ có hại với bệnh nhân suy thận mạn, vì thế chế độ ăn hàng ngày không nên có những món này. Nếu cố tình ăn bệnh nhân sẽ gây tổn thương cho thận, khiến bệnh diễn biến càng phức tạp:

  • Không ăn hoa quả giàu kali (thanh long, bơ, nho khô....) 

  • Không ăn các loại rau lá xanh nhiều kali như rau muống, rau ngót và các loại đậu. 

  • Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (khoai tây, bánh mì trắng...).

  • Kiêng ăn những thực phẩm chứa chất béo có hại và chất béo bão hòa như bơ, gan, tim,... 

  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều phốt-pho như lòng đỏ trứng, thịt bò, đậu nành...

  • Kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm như cá khô, bánh mì, khoai tây chiên... vì chứa nhiều natri. 

  • Không uống quá nhiều nước vì cơ thể dễ bị phù nhiều, khó kiểm soát huyết áp, đi tiểu nhiều… 

Bệnh nhân suy thận mạn không nên ăn nhiều kali, natri… vì thận dễ tổn thương

Leanmax Rena Gold 1 - Sản phẩm dinh dưỡng dành cho bệnh nhân suy thận mạn 

Leanmax Rena Gold 1 là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt được nghiên cứu và sản xuất dành cho bệnh nhân bị suy thận cấp, suy thận mạn. Bạn có thể bổ sung 2,3 ly Leanmax Rena Gold 1 mỗi ngày vào trong chế độ ăn của người suy thận mạn, sản phẩm giảm protein, cao năng lượng, giúp cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

Thành phần sản phẩm giảm Protein, chỉ sử dụng đạm Whey, đạm đậu nành (đạm có giá trị sinh học cao) cùng hệ đường Palatinose, Isomalt, Maltitol (có chỉ số đường huyết thấp). Bên cạnh đó, Leanmax Rena Gold 1 còn có Omega 3 (EPA, DHA) và chất béo MUFA, PUFA nguồn gốc thực vật cùng bộ đôi Sắt - Axit Folic. 

Công dụng của sữa Leanmax Rena Gold 1:

  • Bảo vệ chức năng hoạt động thông thường của thận. 

  • Góp phần ức chế thận tổn thương, ngăn ngừa các biến chứng xấu. 

  • Cân bằng điện giải, huyết áp, nhịp tim của cơ thể.

  • Loại bỏ vấn đề ứ đọng muối gây phù nề, loãng xương. 

  • Cung cấp đủ năng lượng, vitamin dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết. 

  • Không gây táo bón, rất tốt với hệ tiêu hóa của bệnh nhân, 

  • Giúp kiểm soát đường huyết. 

Leanmax Rena Gold 1 - Sản phẩm dinh dưỡng dành cho bệnh nhân suy thận. XEM THÊM

Trên đây là chế độ ăn suy thận mạn phù hợp, lành mạnh và an toàn đã được kiểm chứng. Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bệnh nhân nên bổ sung thêm sữa Leanmax Rena Gold 1 của Nutricare Pharma hàng ngày 2-3 ly vào trong chế độ ăn của mình nhé!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.