Cắt tuyến giáp có sinh con được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Cắt tuyến giáp có sinh con được không là băn khoăn của rất nhiều chị em khi thực hiện ca mổ tuyến giáp. Các bệnh lý về tuyến giáp khiến khả năng có thai sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy thực hư vấn đề thắc mắc này như thế nào? Để tìm ra giải pháp mang thai an toàn khi mô tuyến giáp, bạn đọc quan tâm hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu xem ngay bài viết tổng hợp bên dưới nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Khi nào thì nên thực hiện cắt tuyến giáp?

Để biết rõ được cắt tuyến giáp có sinh con được không thì bạn đọc hãy tìm hiểu qua về thời điểm nên cắt tuyến giáp nhé. Phẫu thuật cắt tuyến giáp sẽ được chỉ định cho các trường hợp sau đây. Bao gồm:

  • Những người bệnh bị bướu giáp lành tính đơn nhân hoặc đa nhân nhưng điều trị nội khoa không cho hiệu quả.

  • Bướu ở cổ có biến chứng làm chèn ép dây thần kinh thanh quản, khí quản. Điều này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở và gặp khó khăn khi nói chuyện.

  • Tình trạng bướu cổ phát triển nhanh, sưng to và xuất huyết trong lòng bướu.

  • Bướu thể nhân nhu mô có khả năng phát triển gây ra ung thư hóa.

  • Các bệnh nhân bị u tuyến giáp ở dạng u nang.

  • Bệnh nhân bị cường giáp Basedow không thể điều trị bằng phóng xạ được, trong đó có phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Cắt tuyến giáp có sinh con được không

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định khi thăm khám

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi cắt bỏ tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sẽ gây ra những rủi ro và lợi ích nhất định riêng. Nhưng ở phần này sẽ tìm hiểu về các biến chứng của việc mổ tuyến giáp ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp như sau:

Chảy máu

Mổ tuyến giáp có thể gây ra biến chứng chảy máu ở vết mổ. Nếu như thấy chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ sau khi phẫu thuật thì đây là một tình trạng bất thường. Biến chứng này xảy ra tuy hiếm nhưng lại có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. 

Cắt tuyến giáp có sinh con được không

Hình ảnh của tuyến giáp

Biến chứng chảy máu sau khi mổ tuyến giáp thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên. Khi chảy máu nhiều sẽ gây chèn ép vào khí quản dẫn đến khó thở. Nếu như máu chảy chậm vào cổ thì có thể sẽ dẫn đến việc hình thành các cục máu đông ở phía dưới vết mổ.

Tham khảo thêm:

Khó thở

Biến chứng tiếp theo của mổ tuyến giáp đó là khó thở. Nguyên nhân là do có một cục máu đông lớn chặn ở khí quản và chúng cần phải được can thiệp y khoa ngay. Ngoài ra khó thở cũng có thể do cả 2 dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã bị tổn thương. Đối với trường hợp này thì cần cần phải thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp. Tuy nhiên biến chứng khó thở này rất hiếm khi xảy ra.

Cơn bão giáp trạng

Cơn bão giáp trạng là biến chứng phổ biến thường xảy ra khi mổ tuyến giáp và chúng liên quan đến bệnh Basedow. Đến hiện nay đã có thuốc kiểm soát nhiễm độc giáp nên nguy cơ gặp phải biến chứng này rất hiếm khi xảy ra. Biểu hiện nhận biết của biến chứng này đó là: sốt cao, người bồn chồn, tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, mê sảng, tiêu chảy.

Cắt tuyến giáp có sinh con được không

Phẫu thuật tuyến giáp có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe

Nhiễm trùng sau mổ

Biến chứng nhiễm trùng sau mổ tuyến giáp này có tỷ lệ gặp phải là 1/2000. Vì vậy bác sĩ sẽ ít khi cho người bệnh sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên nếu gặp phải vấn đề này thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh hoặc sử dụng các biện pháp khác để điều trị.

Thay đổi giọng nói

Cắt bỏ tuyến giáp có thể gặp biến chứng về thay đổi giọng nói và chiếm khoảng 5 - 10% số ca phẫu thuật. Giọng nói sẽ biến mất sau khoảng một thời gian do các dây thần kinh ở thanh quản bị tổn thương, viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1% và đây là biến chứng đáng sợ nhất của mổ tuyến giáp.

Nhiễm độc giáp

Biến chứng của phẫu thuật tuyến giáp có thể gặp tiếp theo đó là nhiễm độc giáp. Tỷ lệ số ca mắc phải chiếm từ 2 - 4% sau khi bệnh nhân cắt bỏ tuyến giáp. Đối với trường hợp này sẽ thường được điều trị bằng iốt phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm.

Cắt tuyến giáp có sinh con được không

Mổ tuyến giáp cần phải được điều trị, chăm sóc cẩn thận

Hạ canxi máu

Tình trạng này là do người bệnh bị tổn thương tuyến cận giáp và dẫn đến tình trạng canxi trong máu thấp. Chúng sẽ gây ra các biểu hiện triệu chứng như: ngứa ran ở tay, chân và xung quanh miệng. Nếu tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến co quắp ngón tay và bàn tay.

Vậy cắt tuyến giáp có sinh con được không?

Cắt tuyến giáp có sinh con được không thì đây có lẽ là một nỗi lo lắng rất lớn của nhiều chị em phụ nữ. Theo thực tế đã nghiên cứu thì việc cắt tuyến giáp có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một trong số các hậu quả khi phẫu thuật tuyến giáp đó là gặp phải tình trạng suy giáp.

Cắt tuyến giáp có sinh con được không

Cắt tuyến giáp vẫn có thể sinh con sau khi đã được điều trị bình thường

Đối với những chị em bị suy giáp trong thời kỳ mang thai sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ở những phụ nữ có tiền sử về cắt tuyến giáp cần phải thăm khám lại nếu như có dự định mang thai. Cần điều trị dứt điểm các vấn đề liên quan đến bệnh tuyến giáp trở về bình thường để có thể mang thai an toàn.

Nếu như phát hiện tình trạng suy giáp trước khi có ý định mang thai thì bạn cần phải điều trị ngay để cơ quan này trở về bình thường. Theo như lời tư vấn của bác sĩ, khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp dù một phần hay toàn phần thì đều có kế hoạch bổ sung hormone giáp cho cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân chỉ mắc các bệnh lý về tuyến giáp thông thường thì có thể hoàn toàn sinh con bình thường sau khi được bổ sung hormone tuyến giáp.

Nói tóm lại thắc mắc về cắt tuyến giáp có sinh con được không thì câu trả lời là “CÓ”. Tuy nhiên người bệnh cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị dứt điểm. Như vậy mới có thể đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi luôn được khỏe mạnh nhất.

Những người cắt tuyến giáp phải làm gì nếu muốn có con?

Với thông tin ở phần trên thì việc cắt tuyến giáp có sinh con được không thì câu trả lời là có sẽ giúp chị em phụ nữ có thể an tâm về thiên chức làm mẹ của mình. Khi phẫu thuật cắt tuyến giáp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tuyến giáp. Khi hormone tuyến giáp trong cơ thể bạn được cải thiện tốt thì việc mang thai sẽ có khả quan hơn.

Cắt tuyến giáp có sinh con được không

Thăm khám định kỳ và bổ sung các thực phẩm tốt cho tuyến giáp giúp mong muốn sinh con thành công

Ngoài ra bạn cũng cần phải tiếp tục theo dõi bởi các bác sĩ nội tiết để đưa ra phương án mang thai thích hợp nhất. Thông thường chị em sau khi phẫu thuật tuyến giáp sẽ được khuyên nên đợi từ 6 - 12 tháng sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ thì mới được có thai. Khuyến cáo thời gian trên là do bác sĩ lo ngại về tia bức xạ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, để giúp nâng cao sức khỏe khi bị tuyến giáp bạn cũng có thể bổ sung vitamin thiết yếu Leanpro Thyro. Đây là sản phẩm được đánh giá tốt cho người bị tuyến giáp khỏe mạnh hơn.

Cắt tuyến giáp có sinh con được không?

Sản phẩm dinh dưỡng y học cho người bệnh tuyến giáp. XEM THÊM

Lời kết

Sau khi biết cắt tuyến giáp có sinh con được không thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai của mình an toàn nhất. Hãy đảm bảo cơ thể của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất để giúp mẹ bầu và thai khi phát triển khỏe mạnh nhé.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái