Cách kiểm soát đường huyết hiệu quả theo gợi ý từ chuyên gia
Cách kiểm soát đường huyết như thế nào hiệu quả? Đối với bệnh nhân tiểu đường một trong những thói quen sinh hoạt cần duy trì chính là kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên. Qua đó mọi người sẽ biết nên chiều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị sao cho phù hợp.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào những tiêu chí nào?
Bệnh tiểu đường được chẩn đoán dựa vào những tiêu chí cụ thể. Ngoài xem xét các triệu chứng điển hình như: giảm cân bất thường, khát nước và đi tiểu nhiều, tổn thương võng mạc, tay chân bị tê bì… Bác sĩ còn dựa vào những yếu tố khác như:
Dựa vào những tiêu chí cụ thể để chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác
· Chỉ số HbA1c >= 6.5%
· Chỉ số đường huyết lúc đói bụng >= 126 mg/dL (áp dụng sau 01 đêm nhịn đói kéo dài ít nhất 8 tiếng với 2 lần thử đều cho ra kết quả này).
· Chỉ số đường huyết bất kỳ >= 200mg/dL.
· Chỉ số đường huyết sau 2 tiếng uống xong 75g glucose>= 200mg/dL với 2 lần thử đều cho kết quả này.
· Có triệu chứng tăng đường huyết rõ ràng.
· Các xét nghiệm chẩn đoán đều cho kết quả bị đường huyết.
Đối với những trường hợp chỉ nghi ngờ bị đường huyết thì nên làm xét nghiệp lại sau từ 3 – 6 tháng. Nếu kết quả bình thường thì nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Nếu kết quả chỉ rõ bạn bị bệnh tiểu đường thì nên áp dụng phương pháp điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
>> Xem thêm: Đái tháo đường type 1, 2, 3
Tại sao nên kiểm soát đường huyết?
Mục đích chính của việc kiểm soát đường huyết ở mức ổn định chính là đảm bảo sức khỏe của mỗi người. Khi mắc phải bệnh này sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt là dễ hình thành các bệnh về tim mạch nguy hiểm. Bên cạnh đó là một số biến chứng khác như:
Kiểm soát đường huyết tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân
· Gây tổn thương các mao mạch ở đáy mắt khiến thị lực bị giảm sút. Võng mạc và thủy tinh thể bị ảnh hưởng khiến tầm nhìn của bạn kém đi. Về dài lâu có thể gây mù lòa nếu không chữa trị sớm.
· Thận cũng bị ảnh hưởng nặng nề nếu bạn bị tiểu đường dài lâu. Khi thận không làm việc theo đúng chức năng của mình sẽ khiến các bộ phận khác trong cơ bị bị tác động theo.
· Đường huyết cao ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu, trong đó phải kể đến mạch máu não và mạch vành. Tình trạng bệnh đái tháo đường kéo dài khiến người bệnh dễ bị tai biến mạch máu, viêm tắc động mạch ở các chi dưới…
· Không những thế, bệnh tiểu đường còn có thể gây sa sút trí tuệ, làm rối loạn thần kinh ngoại biên. Người bệnh thường xuất hiện tình trạng nhịp thở và nhịp tim không được ổn định.
Đó là lý do tại sao người bình thường và người bệnh tiểu đường đều cần kiểm soát đường huyết của mình ở mức ổn định.
Cách kiểm soát đường huyết từ hướng dẫn của chuyên gia
Để kiểm soát mức đường huyết ở mức ổn định mọi người cần lưu ý nhiều điều. Đó chính là áp dụng đúng chế độ ăn uống và sinh hoạt thật hợp lý. Bên cạnh đó không quên dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiểm soát đường huyết hiệu quả theo hướng dẫn của bác sĩ
Chế độ ăn uống
Về chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường hay những ai có nguy cơ mắc bệnh này cần chú ý những điều quan trọng như.
Bổ sung nhiều nước
Cơ thể luôn cần được cung cấp đủ lượng nước để hoạt động tốt. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì càng cần uống nhiều nước hơn. Điều này giúp cho quá trình đào thảo nước tiểu tăng lên. Qua đó giúp lượng đường được đưa ra ngoài hiệu quả hơn.
Một số lợi ích khác của việc uống nhiều nước là giúp cải thiện tốc độ tuần hoàn máu ngoại vi. Bên cạnh đó là phòng ngừa biến chứng hôn mê hay nhiễm toan ceton, tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.
Tăng cường ăn thêm nhiều chất xơ
Chất xơ rất tốt với cơ thể, giúp cho quá trình nhu động ruột diễn ra tốt hơn. Cách kiểm soát đường huyết tốt chính là bổ sung thêm nhiều rau củ quả tươi để tăng lượng chất xơ nạp vào. Trong rau củ quả không chỉ chứa chất xơ mà còn có nhiều loại vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt trong những loại quả mọng chứa không ít chất chống oxy hóa rất có lợi với sức khỏe.
Kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào
Tinh bột chứa nhiều đường, đó là lý do tại sao người bệnh tiểu đường nên biết cách kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Mức sử dụng tham khảo cho người bệnh đái tháo đường là chỉ nên dùng từ 50% tinh bột trong thực đơn ăn uống. Thay vào đó các bạn cũng nên tìm hiểu về các loại thực phẩm không chứa nhiều tinh bột quá như gạo lứt, ngũ cốc, khoai…để ăn nhé.
Hãy kiểm soát tốt lượng tinh bột bạn nạp vào cơ thể
Tránh các thực phẩm có hại
Cách kiểm soát đường huyết hiệu quả không có gì khác ngoài việc tránh xa các thực phẩm gây hại. Điển hình như thực phẩm có chứa nhiều đường tinh chế (bánh kẹo, nước ngọt đóng chai, trái cây đóng hộp, bia rượu…), các loại thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn chiên rán quá nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm chứa quá nhiều đạm như nội tạng động vật, mỡ động vật…
Giữ thói quen ăn uống hợp lý
Một trong những điều cần lưu ý để duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định là nên ăn uống đúng giờ và đúng bữa. Người bệnh đái tháo đường không nên bỏ bữa và ăn bù. Các bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành bữa phụ nhằm giảm thiểu lượng đồ ăn nạp vào mỗi bữa chính.
Dùng sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ, tập luyện thể dục và áp dụng chế độ dinh dưỡng với những nhóm sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày là phương pháp hiệu quả giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.
Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. MUA NGAY
Chế độ sinh hoạt
Một trong những cách kiểm soát đường huyết tốt chính là thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học.
Rèn luyện thân thể thường xuyên
Muốn cơ thể được mạnh khỏe, đẩy lùi bệnh tật hiệu quả thì việc rèn luyện cơ thể thường xuyên rất quan trọng. Giữ vóc dáng thon gọn, khỏe mạnh, không có mỡ thừa góp phần giảm thiểu các bệnh về tim mạch và cả tiểu đường.
Luyện tập thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh đẩy lùi bệnh tật
Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái
Căng thẳng thần kinh, cơ thể luôn mệt mỏi và stress cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đối với người bệnh tiểu đường nếu kéo dài tình trạng này có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormon đối kháng corticoid. Điều này sẽ làm giảm mức độ nhạy cảm của insulin khiến đường huyết tăng lên.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Ngoài ra các bạn cũng nên chú ý để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên làm việc quá sức hay thức quá khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm sút hệ miễn dịch. Bên cạnh đó là những tác hại khác làm đường huyết tăng lên.
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Không chỉ cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học mà người bệnh tiểu đường còn phải dùng thuốc điều trị để ổn định đường huyết. Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc phù hợp nhằm giảm chỉ số đường huyết xuống.
Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên
Quan trọng hơn cả, bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để biết mình đã áp dụng đúng cách kiểm soát đường huyết chưa. Khi chỉ số đường huyết tăng lên thì đó là lúc người bệnh cần điều chỉnh lại phương pháp của mình sao cho hợp lý.
Nhiều người không biết cách theo dõi chỉ số đường huyết sao cho chính xác gây ra ảnh hưởng trong quá trình điều trị. Vậy hãy thăm khám thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để chữa trị tiểu đường hiệu quả hơn nhé.
Lời kết
Qua bài viết trên mọi người đã biết thêm các cách kiểm soát đường huyết hiệu quả rồi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết nên áp dụng phương pháp điều chỉnh chỉ số đường huyết thích hợp với tình trạng bản thân nhé. Với những ai có nhu cầu chọn mua loại sữa cung cấp đủ dưỡng chất dành riêng cho người bệnh tiểu đường – Nutricare Cerna, hãy liên hệ đến Nutricare Pharma để được hỗ trợ nhiều hơn.
Vậy mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.