Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Nhân tuyến giáp là bệnh lý này đang rất phổ biến và thường gặp ở nữ giới. Rất nhiều chị em bị bệnh này lo lắng về vấn đề thai kỳ. Vậy bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không? Bệnh lý này có ảnh hưởng đến thai nhi? Để có được hành trình mang thai an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, bạn đọc quan tâm hãy cùng Nutricare Pharma xem ngay bài viết tổng hợp bên dưới nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò gì đối với thai kỳ?

Tuyến giáp có hình dạng như một cánh bướm nhỏ ở phía dưới cổ và đóng vai trò sản xuất ra hormone tuyến giáp. Các hormone này chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, hormone tuyến giáp sẽ có ảnh hưởng hầu hết đến mọi cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan sinh sản và thậm chí ảnh hưởng đến nhịp đập của tim.

Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai

Tuyến giáp đóng vai trò sản xuất hormone và chịu trách nhiệm về kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể

Bệnh lý về tuyến giáp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ như thế nào?

Tuyến giáp tạo ra hai hormone là Triiodothyronine và Thyroxine. Đây đều là hai hormone đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tăng trưởng của cơ thể con người. Khi gặp phải các vấn đề bệnh lý về tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới bao gồm: giai đoạn trước, trong và sau khi thụ thai. 

Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai

Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ

Những ảnh hưởng của tuyến giáp đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ đã được công bố rõ ràng trên tạp chí “Sản Phụ khoa The Obstetrician & Gynaecologist”. Theo như lời trích dẫn của các nhà khoa học thì đây là bệnh lý có tác động mạnh đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sinh non, thai lưu, sảy thai,...

Một trong số các nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới tới từ bệnh tuyến giáp rất nguy hiểm. Hormone ở tuyến giáp có tác dụng tăng kích thích sinh trưởng và phát dục nên nếu mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Tham khảo thêm:

Phương diện ảnh hưởng của bệnh lý tuyến giáp đến nữ giới

Nhân tuyến giáp như đã nói ở trên thường ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng sinh sản tùy theo tình trạng bệnh. Điều đó đồng nghĩa bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh cũng như mong muốn mang thai ra sao của chị em phụ nữ. Cụ thể:

Vấn đề mang thai

Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai thì theo như các nghiên cứu, tuyến giáp đóng góp một phần quan trọng trong kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Quá trình thay đổi chu kỳ kinh nguyệt được diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau như: nhẹ, nặng, bất thường nếu như hormone tuyến giáp tiết quá nhiều hoặc quá ít.

Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai

Bệnh lý về tuyến giáp khiến việc thụ thai khó khăn hơn

Ngoài ra, khi mắc nhân tuyến giáp còn dẫn đến tình trạng vô kinh hoặc tắc kinh trong khoảng thời gian dài. Nếu như chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra không đều đặn thì đó cũng là lý do khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó khi cơ thể bị rối loạn hệ thống miễn dịch cũng có thể gây ra bệnh lý về tuyến giáp. Lúc này nó có thể làm ảnh hưởng đến một số các tuyến khác, trong đó có buồng trứng. Vì vậy đây chính là nguyên nhân khiến cho nữ giới bị mãn kinh sớm.

Vấn đề khi mang thai

Mang thai mà phát hiện mắc bệnh lý về tuyến giáp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai khi. Đối với 10 - 12 tuần đầu của thai kỳ, cơ thể bé có thể tự sản xuất ra hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, thai nhi lúc này vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ. 

Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai

Mẹ bầu có thể bị đau bụng, thiếu máu, tiền sản giật, sinh non, thai lưu khi bị bệnh về tuyến giáp

3 tháng đầu thai kỳ mẹ bị cường giáp sẽ rất dễ bị sinh non, tiền sản giật, suy tim, nhiễm độc giáp cấp. Đối với thai nhi bị cường giáp không kiểm soát tốt sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, đẻ non, bị tim bẩm sinh, thai lưu, dị tật bẩm sinh. 

Nếu như thai phụ không phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì dẫn đến các bệnh lý về cơ, tiền sản giật, thiếu máu, suy tim, chảy máu sau sinh,... Ngoài ra thai nhi cũng bị ảnh hưởng nhiều về gặp bất thường nhau thai, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy giáp bẩm sinh, thể chất và trí tuệ kém phát triển. Nhìn chung các bệnh lý về tuyến giáp, trong đó có nhân tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến sinh sản chủ yếu trên phương diện khiến việc thụ thai khó khăn hơn.

Vậy bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không?

Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai hay không thì câu trả lời là “Có”. Tuy có những ảnh hưởng của bệnh lý về tuyến giáp đến chức năng sinh sản của phụ nữ nhưng nếu kiểm soát tốt bệnh thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai

Bị nhân tuyến giáp hoàn toàn có thể mang thai nếu kiểm soát tốt bệnh

Nhân tuyến giáp có thể điều trị được nên nếu kiểm soát tốt thì dù bị mắc nhân tuyến giáp vẫn hoàn toàn có thể mang thai được. Với phác đồ điều trị hiệu quả tân tiến của khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ giúp chị em phụ nữ có thể mang thai và sinh em bé bình thường. Có rất nhiều trường hợp đã mang thai và sinh con trong thời gian điều trị. Tuy nhiên điều đó được thực hiện với điều kiện bác sĩ nội tiết theo dõi và tuân thủ hướng dẫn chặt chẽ.

Hơn nữa, điều đáng nói đến đó là đa phần các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp đều an toàn cho sức khỏe thai nhi. Nếu như bạn chẳng may phát hiện nhân tuyến giáp trong thai kỳ thì vẫn có thể yên tâm điều trị mà không cần quá lo lắng. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là trước khi mang thai, phụ nữ bị nhân tuyến giáp cần phải được tái khám thường xuyên để có thể tầm soát tốt các vấn đề do bệnh gây ra.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh lý nhân tuyến giáp hiệu quả

Để phòng ngừa nhân tuyến giáp hiệu quả thì bạn có thể làm theo một số gợi ý được đánh giá cao dưới đây. Cụ thể:

  • Không nên tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân đột ngột.
  • Hạn chế stress, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Hãy thư giãn tinh thần bằng một bản nhạc vui tươi yêu thích hoặc đi du lịch khám phá thiên nhiên.
  • Thăm khám thường xuyên khi có dấu hiệu nghi ngờ nhân tuyến giáp.
  • Ngủ đủ giấc, có điều độ, không nên thức quá khuya.
  • Chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Cần phải sàng lọc bệnh tuyến giáp trước và trong khi mang thai đối với chị em phụ nữ có nguy cơ cao như: từng bị bệnh tuyến giáp, gia đình có tiền sử bệnh tuyến giáp,...
  • Bổ sung nguồn thực phẩm giàu i-ốt như: hải sản, trứng, sữa, thịt, gia cầm,...
  • Bổ sung thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe tuyến giáp như Leanpro Thyro.

Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai?

Dinh dưỡng y học giúp tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. XEM NGAY

Lời kết

Sau khi biết rõ bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị tinh thần tốt nhất để sinh con an toàn. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tuyến giáp là điều rất quan trọng giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh nhất.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái