Bệnh ung thư tuyến giáp có mang thai được không?
Làm mẹ là thiên chức tuyệt vời nhất của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên điều đó lại không dễ dàng với những bệnh nhân mắc ung thư. Bởi vì họ phải cân nhắc rất nhiều vấn đề khác nhau để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe. Nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma sẽ giải đáp cụ thể bệnh ung thư tuyến giáp có mang thai được không? để bạn đọc biết thêm thông tin chi tiết nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có mang thai được không?
Khi các bệnh lý về tuyến giáp đã tiến triển nặng thành ung thư thì chúng ta thường được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ tế bào bệnh. Trong trường hợp khả năng di căn của khối u sang khu vực lân cận hoặc cả hai thùy cao thì bác sĩ sẽ phải loại bỏ hoàn toàn và tiến hành điều trị hormone thay thế. Nếu sau quá trình điều trị bạn kiểm soát được tế bào ung thư ác tính hoàn toàn có thể mang thai như một người bình thường.
Tuy nhiên, bệnh nhân nếu muốn mang thai cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:
- Nếu chúng ta đang tiến hành điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ I131 thì cần tránh thai trong ít nhất 6 tháng sau khi kết thúc liệu trình. Bởi vì cơ thể cần có thời gian đào thải hết các chất này ra ngoài và phục hồi sức khỏe tốt hơn. Điều này cũng giúp thai kỳ của bệnh nhân được an toàn, không gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
- Trong thai kỳ, nhu cầu về hormon tuyến giáp tăng lên nhanh hơn nên người bệnh cần chú ý bổ sung liều lượng đầy đủ và tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc. Tốt nhất, chúng ta nên chọn nơi theo dõi, thăm khám cố định để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng giai đoạn.
Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp vẫn có thể mang thai
Mắc bệnh ung thư tuyến giáp có nên sinh con?
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi tác, sức khỏe, phương pháp điều trị,... cụ thể mà chúng ta mới xác định được người mắc bệnh ung thư tuyến giáp có nên sinh con hay không. Thông thường, nếu các tế bào bệnh chưa di căn sang các vùng khác, đã được chỉ định cắt bỏ và điều trị bằng hormon thay thế đầy đủ thì việc này không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng.
Nếu muốn sinh con, người bệnh cần hiểu rõ rằng trong giai đoạn thai kỳ, tất cả nội tiết trong cơ thể đều thay đổi và tăng dần theo thời gian. Điều này nhằm đảm bảo bào thai có thể sống và phát triển tốt. Dù vậy, nó vẫn có thể gây tác động tới một số hormone ở tuyến giáp gây ra tình trạng rối loạn trong 3 tháng đầu và ổn định dần trong thời gian tiếp theo.
Vì thế, đây là khoảng thời gian “vàng” quyết định đến sự phát triển sau này của bào thai có tốt hay không. Người mẹ cần phải chủ động thăm khám thường xuyên để điều chỉnh lượng hormone trong cơ thể phù hợp, không gây ảnh hưởng ngược đến đứa trẻ.
Nếu tình trạng ung thư tuyến giáp của chúng ta đang ở những giai đoạn nặng thì cần thời gian lâu hơn để phục hồi sức khỏe rồi mới nên sinh con. Cụ thể, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân sau khi ngưng sử dụng hóa chất hoặc xạ từ 6 tháng đến 2 năm mới nên tính đến vấn đề này. Trong trường hợp có thai khi đang trong quá trình điều trị chúng ta cần phải thăm khám ngay để bàn cách xử trí tốt nhất.
Bệnh nhân cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi định sinh con
Ung thư tuyến giáp ảnh hưởng gì tới thai kỳ?
Không chỉ bệnh nhân mà người bình thường khi mang thai và sinh con sẽ chắc chắn phải chịu những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Nếu chúng ta mắc ung thư tuyến giáp thì trong thai kỳ có thể xảy ra một số vấn đề như sau:
>> Xem thêm:
Ảnh hưởng đối với thai phụ
Ở tuyến giáp có 2 loại hormon chính là T3 và T4 với nhiệm vụ điều khiển các hoạt động trong cơ thể cũng như chuyển hóa các chất như gluxit, lipid... thành năng lượng. Tuy nhiên, khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra beta hCG, estrogen gây ức chế và làm rối loạn chức năng này, cụ thể như sau:
- Cường giáp trong thai kỳ xuất hiện khi nồng độ hormon T3 và T4 tăng cao, dẫn đến tình trạng người mẹ thèm ăn, cảm thấy hồi hộp, khó thở, hay đổ mồ hôi, bức rức, khó chịu. Đặc biệt, khi sinh nở, chúng ta có thể phải đối diện với những nguy cơ như tiền sản giật hoặc thay đổi nội tiết tố đột ngột rất nguy hiểm.
- Nhược giáp trong thai kỳ xuất hiện khi nồng độ hormon T3 và T4 giảm xuống rất thấp. Biểu hiện dễ thấy nhất của người bệnh như sau: mệt mỏi, uể oải, tăng cân nhanh, lười vận động, ngáp liên tục do thiếu oxy lên não,...
Rối loạn nội tiết ở tuyến giáp khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi
Ảnh hưởng đối với thai nhi
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được mức độ ảnh hưởng cụ thể của bệnh ung thư tuyến giáp đến thai nhi. Chúng ta chỉ đánh giá được phần nào qua thể trạng người mẹ, các phương pháp điều trị,... ví dụ như:
- Một số cách điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay như dùng hóa chất, xạ trị,... sẽ gây độc cho tế bào, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ nên có thể gây hại cho thai nhi.
- Tỷ lệ sinh non và nhẹ ký có thể cao hơn so với nhóm trẻ có mẹ bình thường không mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm sóc tốt thì điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.
- Người mẹ mắc cường giáp trong 3 tháng đầu có thể khiến thai nhi bị chết lưu hoặc sinh non, dị tật. Nếu chúng ta không được điều trị kịp thời thì nguy cơ bé mắc bệnh này cũng rất cao.
- Bệnh nhược giáp: Tương tự như cường giáp, nếu chúng ta không điều trị sớm để bổ sung lượng hormon đầy đủ thì thai nhi có thể mắc bệnh này. Hậu quả dẫn đến là trí tuệ của đứa trẻ không được phát triển bình thường, gây ra chứng đần độn, nhận thức kém.
Sự thay đổi hormon có thể tác động ngược đến bào thai
Muốn mang thai, sinh con bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp cần lưu ý điều gì?
Mặc dù vẫn tồn tại rất nhiều rủi ro trong thai kỳ nhưng không vì thế mà bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp từ bỏ cơ hội thực hiện thiên chức làm mẹ của mình. Tuy nhiên, nếu muốn sinh con chúng ta cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:
- Bệnh nhân chỉ nên mang thai sau khi đã kết thúc liệu trình điều trị ung thư tuyến giáp ít nhất 6 tháng. Nếu sử dụng nhiều hóa chất, xạ trị thì thời gian này có thể kéo dài đến 2 năm. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể chúng ta phục hồi tổn thương và khỏe mạnh hơn để đảm bảo cho đứa trẻ phát triển tốt nhất.
- Thai phụ cần tiến hành theo dõi định kỳ theo lịch phối hợp của bác sĩ sản khoa và ung thư, dùng thuốc đúng liều lượng và không được tự ý ngưng sử dụng.
- Chúng ta cần phải căn cứ vào loại ung thư, giai đoạn, thể trạng bệnh nhân và tuổi thai để chọn cách chăm sóc tốt nhất. Nếu có em bé trong quá trình điều trị thì bạn cần phải tiếp tục khi đã sinh song.
- Với những thai phụ tuổi cao hoặc đang mắc ung thư ở những giai đoạn cuối nên cân nhắc về phương án sinh con sao cho an toàn nhất để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh nhân nên thăm khám thường xuyên trong suốt thai kỳ
Lời kết
Như vậy, những thông tin bổ ích trong nội dung bài viết hôm nay đã giúp độc giả làm rõ được vấn đề bệnh ung thư tuyến giáp có mang thai được không?. Đây là là quyết định rất quan trọng với mỗi gia đình nên chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để quá trình này diễn ra an toàn, suôn sẻ nhất.
Ngoài ra, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:
- Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.
- Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.
Leanpro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp. XEM THÊM
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.