Người bị u tuyến giáp nên uống gì để tốt cho sức khoẻ?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Ngoài đồ ăn thì nước uống cũng ảnh hưởng nhiều tới quá trình điều trị bệnh tuyến giáp. Vì vậy, bị u tuyến giáp uống gì được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Nutricare để có câu trả lời cụ thể nhé!
=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh u tuyến giáp
Triệu chứng của u tuyến giáp là gì?
Theo các bác sĩ, hầu hết các khối u tuyến giáp không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng, làm cho việc nhận biết chúng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, đôi khi khi khối u tuyến giáp lớn có thể gây ra một số dấu hiệu nhận biết.
Dấu hiệu của khối u tuyến giáp bao gồm:
Xuất hiện một khối u ở vùng cổ phía trước có thể nhìn thấy bên ngoài.
Khối u chèn ép vào dây thanh quản, gây ra tiếng khàn.
Khối u ảnh hưởng đến khí quản hoặc thực quản, gây ra khó thở hoặc khó nuốt.
Cường giáp có thể đi kèm với các triệu chứng như giảm cân không rõ nguyên nhân, tăng tiết mồ hôi, run, lo lắng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, tiêu chảy và thường xuyên đi tiểu, tăng khẩu vị.
Suy giáp có thể đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, tê và ngứa ran ở tay, tăng cân, da và tóc khô, xù, táo bón, trầm cảm, kinh nguyệt ra nhiều và thường xuyên.
Dấu hiệu của khối u tuyến giáp bao gồm việc khối u chèn ép vào dây thanh quản gây khàn tiếng
>> Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai?
Vai trò của chế độ dinh dưỡng tốt trong việc điều trị bệnh u tuyến giáp
Hiện nay, có nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị u tuyến giáp, bao gồm phẫu thuật để loại bỏ u, điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác như nội soi.
Tuy vậy, theo ThS. BS Đào Đức Phong, nguyên phó trưởng khoa Nội tiết Bạch Mai – Trưởng khoa Nội tiết BVĐK Hồng Ngọc, để kiểm soát tình trạng tuyến giáp và đảm bảo việc tiết ra lượng hormone cân đối, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, đồng thời tránh xa những thực phẩm có thể gây hại.
Nguyên nhân là do tuyến giáp dễ bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là i-ốt và selen. Các chất này cũng như gluten có thể gây biến đổi không bình thường trong lượng hormone tuyến giáp. Sự bất thường này sẽ ảnh hưởng đến nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Bệnh nhân u tuyến giáp cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý
>> Nhân tuyến giáp Tirads 3 kiêng ăn gì - bạn có biết?
Sữa chuyên biệt dành cho người bị bệnh u tuyến giáp
Việc lựa chọn sữa là thức uống trả lời việc bị u tuyến giáp uống gì luôn có trong suy nghĩ của người bệnh do việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ trị bệnh tốt hơn. Mỗi loại bệnh tuyến giáp sẽ cần một loại sữa chuyên biệt. Chính vì vậy, bạn cần chú ý đến thành phần sữa để chọn được sản phẩm phù hợp.
- Người suy giáp, ung thư tuyến giáp sau mổ và sau điều trị I-131 rất cần sữa giàu Protein, I-ốt, Canxi và các dưỡng chất tốt cho hoạt động của tuyến giáp để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- Người bệnh cường giáp, trước điều trị I-131 nên uống sữa có hàm lượng I-ốt thấp để tránh gặp rối loạn chức năng tuyến giáp.
Hiện nay, trên thị trường có bộ sản phẩm tuyến giáp Leanpro Thyro và Leanpro Thryo LID được công ty Dinh dưỡng Nutricare đi đầu nghiên cứu thành công giúp người bệnh bổ sung các vi chất bị thiếu do chế độ ăn uống kiêng khem.
Leanpro Thyro và Leanpro Thyro Lid – Bộ đôi chuyên biệt cho người bệnh u tuyến giáp. XEM NGAY
Sản phẩm Leanpro Thyro bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp sau mổ và sau điều trị I-131. Sản phẩm chứa hàm lượng I-ốt và Selen đáp ứng khuyến nghị RNI Việt Nam giúp điều hòa hormon tuyến giáp.
Sản phẩm Leanpro Thyro LID dành riêng cho người bệnh cường giáp và trước điều trị I-131. Thành phần loại bỏ đến 88% I-ốt, chứa hàm lượng theo đúng khuyến nghị của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ. Đặc biệt, Leanpro Thyro LID đã được chứng minh lâm sàng giúp hạn chế I-ốt đưa vào cơ thể bệnh nhân, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp sau 2 tuần sử dụng.
>> Giá xét nghiệm tuyến giáp có đắt không? Bao nhiêu tiền?
Nước hoa quả dành cho người bị u tuyến giáp
Ngoài ra cũng với câu hỏi bị u tuyến giáp uống gì thì việc uống nước hoa quả tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng cho người bênh cũng mang lại hiểu quả rất tốt. Với người bị u tuyến giáp thì nước ép hoa quả cần chứa nhiều Vitamin, chất chống Oxy hóa và khoáng chất thiết yếu, phù hợp với tình trạng bệnh. Sau đây là một số loại nước ép hoa quả dễ làm, phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh u tuyến giáp.
Nước ép cà chua
Trong nước ép cà chua có chứa nhiều chất chống Oxy hóa mạnh, các Vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt là hợp chất Lycopene – một chất chống Oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn và ức chế sự hình thành khối u tuyến giáp. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, 1 ly nước ép cà chua (khoảng 240ml) là lượng phù hợp cho bệnh nhân u tuyến giáp.
Nước ép cà chua giàu chất chống Oxy hóa có tác dụng ngăn chặn và ức chế sự hình thành khối u tuyến giáp
Nước ép dứa
Nước ép dứa cũng là một gợi ý tốt cho người bị u tuyến giáp. Trong dứa có rất nhiều Vitamin và chất chống Oxy hóa Flavonoid, Axit phenolic giúp loại trừ những tác nhân gây bệnh tuyến giáp. Cùng với đó, Enzyme Bromelain giúp phân hủy các Protein thành Axit Amin để hạn chế viêm nhiễm sau phẫu thuật và nâng cao hệ miễn dịch ở người u tuyến giáp. Nước ép dứa có thể dùng đều đặn 3 ly (khoảng 240ml) mỗi ngày sau các bữa ăn.
Nước ép cam
Cam là loại quả rất giàu Vitamin C. Vì vậy, nước ép cam giúp tăng cường sức đề kháng cho người điều trị u tuyến giáp. Đồng thời, trong nước ép cam chứa chất chống Oxy hóa có khả năng ngăn chặn sự ảnh hưởng của Nitrosamines – một chất khiến u tuyến giáp hoạt động mạnh hơn. Có thể uống 500ml cam ép mỗi ngày để hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh tốt hơn.
Nước cam ép giàu Vitamin C và chất chống Oxy hóa giúp ngăn ngừa u tuyến giáp phát triển
>> Viêm tuyến giáp mãn tính là gì? Một số điều cần biết về bệnh
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu là một trong những loại quả tốt cho tuyến giáp. Loại quả này chứa Lycopene – có khả năng hạn chế sự gia tăng của IGF (yếu tố kích thích những tế bào bình thường thành tế bào ung thư). Đồng thời, nước ép dưa hấu có Cucurbitacin E – kìm hãm sự phát triển của khối u tuyến giáp. Do đó, bổ sung 1 ly nước ép dưa hấu mỗi ngày để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị u tuyến giáp hiệu quả.
Nên bổ sung 1 ly nước ép dưa hấu mỗi ngày để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị u tuyến giáp hiệu quả
Nước ép bí đao
Bí đao là một loại quả chứa nhiều nước, lượng chất béo và Natri thấp. Đồng thời, nước ép từ bí đao có tác dụng giải độc, giảm tích tụ mỡ nên loại nước này rất phù hợp cho người u tuyến giáp kiểm soát cân nặng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về liều lượng trước khi sử dụng.
Nước ép bí đao giúp người bệnh u tuyến giáp giảm tích tụ mỡ, kiểm soát cân nặng tốt
Việc đặt câu hỏi bị u tuyến giáp uống gì là hoàn toàn đúng và sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bệnh trong quá trình điều trị bệnh. Những thức uống trên đều là những thức uống dễ kiếm dễ làm nhưng lại mang lại những hiểu quả to lớn cho người bệnh u tuyến giáp. Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tham khảo bài viết chi tiết hơn về việc “Người bị bệnh tuyến giáp uống nước gì TỐT cho sức khỏe?” để hỗ trợ tăng cường sức khỏe bản thân một cách tốt nhất!
=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh u tuyến giáp
Bài thuốc hỗ trợ chữa u tuyến giáp bằng thảo dược
Ngoài sữa và nước ép hoa quả thì để trả lời cho câu hỏi bị u tuyến giáp uống gì thì các bài thuốc hỗ trợ chữa u tuyến giáp bằng thảo dược cũng đóng góp không nhỏ vào quá trình điều trị bệnh.
Hiện nay, ngoài chữa tuyến giáp theo phương pháp Tây y thì phương pháp chữa bằng Đông y cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Với các loại thảo dược quý, nhiều dưỡng chất và không gây ra tác dụng phụ, các bài thuốc thảo dược sau đây giúp điều trị tích cực bệnh u tuyến giáp.
Côn bố và hải tảo
Bài thuốc này gồm 2 dược liệu là côn bố (một loại tảo dẹt có ở biển) và hải tảo (rong biển). Côn bố có tính hàn, vị mặn giúp phá hủy những tích tụ, những liên kết thành khối nên có tác dụng hỗ trợ điều trị u tuyến giáp tốt. Còn hải tảo là một loại thực phẩm chứa I-ốt tự nhiên, sắt, chất béo,… góp phần quan trọng làm mềm và ngăn chặn sự hình thành khối u. Để mang lại hiệu quả chữa trị cao thì ngoài 2 vị thuốc này cần kết hợp thêm các dược liệu khác. Cụ thể:
- Bài thuốc 1: Sử dụng 50g hải tảo, 100g đậu tương, 50g côn bố. Rồi đem hỗn hợp này rửa sạch, ninh như rồi sử dụng.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 100g côn bố, 100 hải tảo, 50ml mật ong. Sau đó, tán nhỏ 2 vị thuốc và trộn với mật ong để nặn thành dạng viên. Dùng khoảng 6g mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt.
Cao xạ đen và ké đầu ngựa
Trong cao xạ đen và ké đầu ngựa có hoạt chất chống viêm, tính kháng khuẩn tốt giúp tiêu diệt dần những tế bào u tuyến giáp. Vì vậy sự kết hợp giữa 2 vị thuốc này và cây cải trời sẽ mang lại những tích cực trong điều trị bệnh.
Bài thuốc: Gồm 25g cao xạ đen, 15g ké đầu ngựa, 25g cải trời. Các vị thuốc này rửa sạch rồi sắc với khoảng 1.5 lít nước. Đến khi lượng nước còn khoảng ½ là dùng được.
Ké đầu ngựa kết hợp với cao xạ đen giúp mang lại nhiều tích cực trong điều trị bệnh u tuyến giáp
Ngũ hải anh lựu hoàn
Là bài thuốc sử dụng 7 vị thuốc hải tảo, côn bố, xuyên bối, hải tiêu, uất kim, mẫu lệ, nga truật. Sự kết hợp này sẽ giúp người dùng nhuyễn kiên tán kết, thông kinh hoạt huyết, hạn chế sự hình thành các khối u.
Bài thuốc: Các vị thuốc này được nghiền nhỏ thành dạng bột rồi cho thêm mật ong để nặn thành dạng viên và sử dụng. Mỗi ngày sẽ uống 3 viên (mỗi viên khoảng 9g) vào sáng, trưa và tối. Sử dụng cùng nước ấm.
Tứ hải tiêu an hoàn
Đây cũng là một bài thuốc kết hợp của 7 vị thuốc hải tảo, côn bố, xuyên bối, hải tiêu, uất kim, mẫu lệ, nga truật. Đem hỗn hợp này xay nhỏ dưới dạng bột mịn. Sử dụng thêm mật ong rồi trộn đều, tạo thành các viên nén mỗi viên 6g. Liều sử dụng là mỗi ngày 1 viên trong 1 tháng rồi ngưng 1 tuần. Sau đó lại tiếp tục dùng để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Những bài thuốc đông y có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị u tuyến giáp hiệu quả tốt
Với mỗi bài thuốc trên đây đều được nói đến cách chế biến để hỗ trợ người bệnh tự làm tại nhà một cách dễ dàng nhất để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Mỗi bài thuốc cũng là một câu trả lời cho việc người bị u tuyến giáp uống gì hiệu quả mà người bệnh nên tham khảo.
4 loại thức uống người bị u tuyến giáp cần tránh
Ngoài những thức uống được khuyên dùng cho người bệnh tuyến giáp thì cũng có những loại nước mà người bệnh cần tránh để không làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh và giảm tác dụng của thuốc. Cụ thể:
Sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
Trong sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như dầu đậu nành, nước tương đậu nành… có chứa Isoflavone. Chất này làm hạn chế khả năng tổng hợp hormon tuyến giáp. Vì vậy, những loại thức uống trên cần phải hạn chế sử dụng đối với người bệnh u tuyến giáp.
Tuy nhiên, với người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp thì cơ thể không tổng hợp hormon tuyến giáp nữa. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng sữa đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành.
Tuy nhiên, cần sử dụng sữa đậu nành cách thời điểm uống thuốc khoảng 4 giờ để tránh ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của thuốc hormon tuyến giáp.
Sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị u tuyến giáp nên cần sử dụng hạn chế
Caffeine
Caffeine là loại đồ uống mang lại sự tỉnh táo, tập trung. Tuy nhiên, những bệnh nhân u tuyến giáp cần tránh sử dụng đồ uống này. Vì Caffeine có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp. Đồng thời, những loại đồ uống này khiến người bệnh bị “đánh lừa” và không thấy rõ những biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng gây ra bởi u tuyến giáp. Điều này làm cho việc nhận biết những dấu hiệu bất thường của bệnh khó khăn hơn.
Trà xanh
Trong trà xanh có chứa chất chống Oxy hóa – Tannin. Một lượng phù hợp Tannin rất có ích cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng quá trình hấp thu sắt bị cản trở. Cơ thể người bệnh thiếu sắt sẽ làm lượng hormon tuyến giáp bị suy giảm.
Hơn nữa, sử dụng nhiều trà xanh còn gây ra mất ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị của bệnh nhân tuyến giáp. Do đó, người bệnh cần hạn chế thức uống này để phục hồi nhanh hơn.
Rượu bia
Với người bình thường, nếu thường xuyên sử dụng bia rượu sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Còn với bệnh nhân u tuyến giáp thì bia rượu còn mang lại ảnh hưởng tồi tệ hơn. Những thức uống này gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế sự hấp thu của thuốc điều trị. Và nếu sử dụng bia rượu thường xuyên thì bệnh sẽ trở nên nặng, kéo dài hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích và giải đáp thắc mắc bị u tuyến giáp uống gì? Người bệnh nên bổ sung những loại đồ uống tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tốt và tránh xa những thức uống gây hại. Đồng thời, đừng quên thường xuyên bổ sung sản phẩm dinh dưỡng Leanpro Thyro và Leanpro Thryo Lid để nâng cao hiệu quả điều trị.
Leanpro Thyro - Dinh dưỡng y học giàu i-ốt cho người bệnh tuyến giáp. XEM NGAY
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dinh dưỡng Leanpro Thyro và Leanpro Thryo LID, vui lòng liên hệ theo hotline 1800.6742 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể, tận tình!
---
Nutricare đang triển khai chương trình: DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT - TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT vô cùng hấp dẫn, đừng bỏ lỡ. Xem ngay tại đây: Shopee Mall
Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: https://www.dinhduongyhoc.com.vn/collections/dinh-duong-cho-benh-tuyen-giap
Thông tin mua hàng:
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/nutricare-pharma/
- Shopee: https://shopee.vn/nutricarepharma
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/nutricare-pharma
- Hotline: 1800 6742 (miễn phí cước)
Giao hàng miễn phí với đơn hàng trên 1 triệu đồng.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái