Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Sữa ong chúa được biết đến là thực phẩm giúp bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sữa ong chúa tốt như vậy thì có phù hợp cho người mắc bệnh tuyến giáp không? Mời bạn đọc cùng Nutricare Pharma theo dõi chi tiết bài viết bị tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không để biết câu trả lời nhé!

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Người mắc bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào có đầy đủ bằng chứng cho thấy người bị bệnh tuyến giáp không uống được sữa ong chúa và chưa thấy nghiên cứu nào chứng minh sữa ong chúa có tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh tuyến giáp. Do đó, người bệnh trước khi quyết định sử dụng sữa ong chúa nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc người có chuyên môn để đảm bảo an toàn, được chỉ định liều dùng phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của mình.

Sữa ong chúa là chất lỏng đặc sệt, có vị ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng được ong mật tiết ra để nuôi ong chúa và ong non trong 3 ngày đầu đời. Sữa ong chúa được sử dụng với vai trò là chất bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính, đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người.

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Sữa ong chúa chứa nhiều dưỡng chất nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh về lợi ích của sữa ong chúa với sức khỏe tuyến giáp

>> Ung thư tuyến giáp có ăn được đậu phụ không và lưu ý

Tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe tuyến giáp

Trong quá trình điều trị tuyến giáp, người bệnh phải thực hiện phác đồ điều trị bao gồm các thuốc hỗ trợ hoạt động tuyến giáp, xạ trị bằng tia phóng xạ, thậm chí là phẫu thuật tuyến giáp. Vì vậy, sau khi thực hiện điều trị bằng các phương pháp này, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, sức đề kháng cũng giảm sút đáng kể do tác dụng không mong muốn của chúng gây ra.

Sau khi biết được bị tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không thì người bệnh cũng nên hiểu về tác dụng của sữa ong chúa đối với bản thân cũng như sự ảnh hưởng của nó tới bản thân như thế nào.

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Sữa ong chúa giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh tuyến giáp sau phẫu thuật

Trong sữa ong chúa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm 9 loại glycoprotein (MRJ Ps), 2 loại acid béo đặc biệt (axit trans-10-Hydroxy-2-Decenoic và axit 10-Hydroxy Decanoic) cùng một số loại vitamin và khoáng chất vi lượng khác tốt cho sức khỏe người bệnh tuyến giáp. Cụ thể:

  • Tăng sức đề kháng: Sữa ong chúa có chứa protein MRJPs và các acid béo đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và sức đề kháng của người bệnh. Dó vậy, sử dụng sữa ong chúa sẽ giúp người bệnh tuyến giáp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, đặc biệt là sau khi điều trị hay xạ trị khối u.
  • Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư: Sau những lần xạ trị, hóa trị phẫu thuật do ung thư tuyến giáp, sẽ để lại một số tác dụng phụ, sử dụng sữa ong chúa có thể giảm một số tình trạng tiêu cực này. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng sữa ong chúa giúp ngăn ngừa viêm niêm mạc, giảm tổn thương tim do điều trị ung thư tuyến giáp để lại.
  • Hỗ trợ chữa lành vết thương và phục hồi da: Sữa ong chúa có tác dụng kích thích tổng hợp và sản xuất collagen (là protein cấu trúc quan trọng để phục hồi da), giúp sửa chữa và phục hồi các mô, từ đó nhanh chóng làm lành vết thương. Ngoài ra, sữa ong chúa còn có tác dụng kháng khuẩn, giữ cho vết thương luôn sạch nhằm tránh nhiễm trùng da. Chính vì vậy, uống sữa ong chúa rất tốt với người bệnh vừa phẫu thuật tuyến giáp.

Bên cạnh các tác dụng chính kể trên, sữa ong chúa còn mang lại một số lợi ích khác cho người bệnh tuyến giáp như:

  • Chống oxy hoá và chống viêm: Sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả do có chứa các thành phần acid béo, acid amin và phenolic.
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Các protein có trong sữa ong chúa có tác dụng làm giảm cholesterol, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Trong một nghiên cứu khoa học kéo dài 1 tháng cho thấy, sử dụng 3g sữa ong chúa mỗi ngày giúp giảm 11% cholesterol xấu ở người bệnh.
  • Làm giảm huyết áp: Trong sữa ong chúa chứa các protein giúp làm giãn cơ trơn có trong tĩnh mạch và động mạch, nhờ đó giúp hạ huyết áp, tốt cho người bệnh tuyến giáp có bệnh mắc kèm là cao huyết áp và đái tháo đường.
  • Hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh: Sữa ong chúa có chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ não và mô thần kinh khỏe mạnh. Một nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột cho thấy, sữa ong chúa làm giảm các hormone căng thẳng và tác động tới hệ thần kinh mạnh mẽ hơn so với các con chuột không được sử dụng.

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Sữa ong chúa giúp hạ huyết áp tốt cho người bệnh tuyến giáp bị cao huyết áp

>> Ung thư tuyến giáp có uống được tam thất không và lợi ích

Những người nên tránh dùng sữa ong chúa

Mặc dù mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe nhưng với những người bệnh tuyến giáp có tiền sử hoặc đang mắc một số bệnh sau thì nên tránh sử dụng:

  • Hen suyễn: Hàm lượng lớn nọc ong có trong sữa ong chúa có thể gây ra dị ứng với người bệnh hen suyễn, gây ra co thắt phế quản, khó thở. Đặc biệt là với sữa ong chúa tươi và sữa ong chúa nguyên chất.
  • Đang mang thai: Trong sữa ong chúa có một số thành phần gây kích thích co bóp tử cung, làm cản trở sự phát triển của thai nhi. Người bệnh đang mang thai khi sử dụng sữa ong chúa trong thời gian dài có thể gây ra sảy thai.
  • Người bệnh huyết áp thấp: Các thành phần có trong sữa ong chúa có thể cản trở sự hoạt động của tim, làm giãn mạch gây hạ huyết áp. Chính vì vậy, khi sử dụng sữa ong chúa sẽ làm hạ huyết áp đột ngột, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Dị ứng với phấn hoa: Sữa ong chúa có chứa một lượng không nhỏ phấn hoa nên với những người bệnh có tiền sử dị ứng khi sử dụng sữa ong chúa dễ gây ra đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể gây ra sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại các biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Người bệnh tuyến giáp bị dị ứng phấn hoa được khuyến cáo là không nên sử dụng sữa ong chúa

Lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa cho người bệnh tuyến giáp

Biết việc người bị tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không khá dễ dàng nhưng người bệnh cần hiểu và biết về những lưu ý khi sử dụng. Người bệnh tuyến giáp nên lưu ý một số vấn đề sau để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sử dụng sữa ong chúa:

  • Liều lượng: Do các nghiên cứu hiện nay chưa có bằng chứng rõ ràng nên liều lượng sữa ong chúa được khuyến nghị cũng chưa có số liệu chính xác. Nghiên cứu hiện tại cho thấy nên dùng sữa ong chúa ở mức 300 – 6.000 mg mỗi ngày là an toàn và không gây ra tác dụng mong muốn nào nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
  • Trong trường hợp người bệnh sử dụng sữa ong chúa lần đầu, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. Đồng thời, bạn nên bắt đầu với một liều lượng rất nhỏ để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các phản ứng dị ứng hay tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.
  • Phản ứng phụ có thể xảy ra: dị ứng, kích ứng hô hấp, khó chịu dạ dày, sốc phản vệ, tử vong…
  • Khi chọn mua sữa ong chúa: Người bệnh nên chọn mua tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, không có tạp chất để tránh dị ứng và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Sử dụng sữa ong chúa có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, khó chịu dạ dày

>> Nhân giảm âm tuyến giáp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hướng dẫn chi tiết cách phân biệt sữa ong chúa thật và giả

Người bệnh tuyến giáp nếu muốn nhận được tác dụng tuyệt vời của sữa ong chúa, tốt nhất cần mua được sữa thật. Hiện nay loại sữa này đang bị làm giả rất tinh vi, do đó bạn nên nắm được cách phân biệt thật giả dưới đây để tránh bị lừa: 

Phân biệt bằng vị giác

Để nhận biết sữa ong chúa thật, bạn cần thử bằng vị giác của mình. Sữa thật khi nếm, phần sữa sẽ dần tan hết trong miệng, không để lại cặn bột. Hương vị của sữa thật cũng hơi chua và lợ lợ. Nếu không quen, nhiều người sẽ cảm thấy khá khó ăn. Sữa giả khi ngậm thường lâu tan, để lại cặn bột bởi vì nhiều tạp chất. Hơn nữa vị của sữa thường ngọt, đã được nêm nếm kỹ lưỡng. 

Vị sữa ong chúa thật khá chua, hơi lợ lợ chứ không ngọt

Phân biệt bằng cách thoa lên da

Sữa ong chúa nguyên chất khi thoa một ít lên da tay, hỗn hợp sẽ nhanh chóng khô lại trong vòng 2 - 5 phút. Lớp da thoa sữa sẽ căng ra giống như một lớp màng keo. Tuy nhiên vùng da này sau khi rửa sẽ mịn màng, đủ ẩm bởi vì bên trong sữa ong chúa chứa rất nhiều Vitamin E. 

Sữa ong chúa thật khi thoa lên da sẽ dưỡng ẩm, mang tới sự mịn màng

Phân biệt bằng cách quan sát

Sữa ong chúa thật thường có màu vàng nhạt hoặc màu trắng đục, dạng sệt sệt. Còn hàng giả thường bị pha chế, do đó màu sắc thường rất khác biệt, có sản phẩm còn xuất hiện các đốm màu lạ. 

Sữa ong chúa nguyên chất sẽ có dạng sệt, màu vàng nhạt hoặc màu trắng đục

>> Cường giáp uống cần tây được không? Lưu ý khi uống nước ép cần tây

Phương pháp hỗ trợ tuyến giáp hiệu quả và an toàn hơn

Người bệnh tuyến giáp sử dụng sữa ong chúa có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng, khó chịu dạ dày… Đồng thời, chưa có các nghiên cứu chứng minh cụ thể về lợi ích hay tác động của sữa ong chúa với sức khỏe tuyến giáp.

Chính vì vậy, người bệnh nên tìm cho mình một sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.  Một trong những sản phẩm chuyên biệt cho người tuyến giáp đang được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao đó là sản phẩm sữa Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID đến từ thương hiệu quốc gia Nutricare.

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Dinh dưỡng hỗ trợ người bệnh tuyến giáp. XEM NGAY

Leanpro Thyro bổ sung dinh dưỡng cho người cho người bệnh bị suy giảm chức năng tuyến giáp, đang điều trị, sau phẫu thuật tuyến giáp. Sản phẩm cung cấp hàm lượng I-ốt và canxi theo đúng khuyến nghị RNI Việt Nam, giúp kích thích hoạt động của hormon, điều hòa hoạt động bất thường của tuyến giáp và canxi máu. Thêm vào đó, sữa còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như tinh chất Nano Curcumin, Omega-3, Canxi, Vitamin D3, Magie, Phospho… có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa và phòng loãng xương ở người bệnh.

Leanpro Thyro LID là sản phẩm sữa dành cho người thực hiện chế độ ăn kiêng I-ốt trong chế độ ăn hàng ngày như những bệnh nhân bị cường giáp. Sữa giúp loại bỏ tới 88% hàm lượng I-ốt, chứa hàm lượng Canxi cao cùng với Vitamin D3, Magie, Phospho giúp ngăn ngừa tình trạng hạ canxi máu. Bên cạnh đó, sữa còn chứa hàm lượng không nhỏ Omega-3, Curcumin và hệ Antioxidants giúp phục hồi và giảm viêm sau phẫu thuật. Chính vì vậy, bổ sung sữa Leanpro Thyro LID sẽ giúp cho người bệnh ăn kiêng mà không lo thiếu dưỡng chất.

Người bệnh tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không?

Người bệnh nên bổ sung từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày trong chế độ ăn uống hoặc sử dụng theo sự tư vấn của bác sĩ điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất mà sữa mang lại.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết bị tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về lợi ích khi sử dụng sữa ong chúa ở người bệnh tuyến giáp. Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể chứng minh về tác động của sữa ong chúa trong việc tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng sữa ong chúa.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.