Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường là gì? Có lây không?

Bệnh tiểu đường là gì? và bệnh tiểu đường có lây không? Đây là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay với nguyên nhân gây bệnh đa dạng. Một trong số đó là vì thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý. Để giải đáp chi tiết cho những thắc mắc trên, mọi người cùng tham khảo qua bài viết nhé.

>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được biết đến với tên gọi khác: bệnh đái tháo đường. Bệnh tiểu đường là tình trạng khi cơ thể không thể sử dụng glucose theo đúng cách được. Glucose chính là loại đường quan trọng có trong máu, cũng chính là nguồn năng lượng không thể thiếu giúp các tế bào hoạt động bình thường.

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường hình thành chủ yếu do rối loạn insulin nên tế bào không dung nạp được glucose từ máu

Để các tế bào có thể mở cửa thu nạp glucose vào thì cần đến insulin. Và tuyến tụy của cơ thể cần sản sinh ra đủ lượng insulin cần thiết để chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì phần lớn cơ thể họ không thể tự tạo ra insulin hoặc insulin không hoạt động đúng chức năng. Đó là lý do tại sao glucose bị mắc kẹt lại trong máu khiến lượng đường huyết tăng cao, dẫn đến bệnh đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Có không ít người thắc mắc rằng bệnh tiểu đường có lây không, câu trả lời là không. Khoa học đã chứng minh rõ ràng, bệnh đái tháo đường không lây qua các con đường như:

  • Lây qua nước bọt.

  • Lây qua đường ăn uống.

  • Lây qua đường quan hệ tình dục.

  • Lây qua đường máu.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có nguy cơ di truyền từ bố mẹ sang con cái. Vậy nên trong gia đình nếu bố và mẹ mắc bệnh thì nên làm xét nghiệm sớm cho con để chuẩn bị trước nhé.

Bệnh tiểu đường có những loại nào?

Đối với bệnh tiểu đường sẽ có những loại cơ bản như sau:

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường được phân thành 3 loại chính như type 1 - type 2 - thai kỳ

Đái tháo đường type 1

Đây là loại bệnh tiểu đường hình thành nên do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lẫn và phá hủy các tế bào beta ở tuyến tụy. Vì thế mà cơ thể không tự sản sinh ra đủ lượng insulin cần thiết giúp chuyển glucose vào tế bào. 

Đái tháo đường type 2

Đây là loại bệnh tiểu đường hình thành nên do việc cơ thể tuy vẫn sản sinh ra insulin nhưng lại kháng chất đó và không sử dụng nó theo cách hiệu quả được. Cũng chính vì thế mà glucose không thể được chuyển hóa vào các tế bào khiến lượng đường huyết tăng cao.

Đái tháo đường thai kỳ

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc phải bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai nhưng không có bằng chứng cụ thể từng mắc bệnh này trước đó.

>> Xem thêm: Sữa cho người bệnh tiểu đường

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là gì và dấu hiệu cảnh báo?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh tiểu đường ở một số người. Để biết được nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì, mọi người tham khảo qua thông tin sau.

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường có thể lây qua con đường di truyền từ bố mẹ sang con

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng cao gây ra bệnh tiểu đường chính là:

  • Yếu tố di truyền: phần lớn gây ra bệnh đái tháo đường type 1. Nếu trong gia đình cả bố lẫn mẹ đều mắc bệnh này thì tỷ lệ người con mắc phải tăng gấp 6 lần, lên đến 30%.

  • Rối loạn chuyển hóa: gan là bộ phận quan trọng giữ vai trò chuyển hóa cùng dự trữ glucose. Nếu gan bị suy yếu sẽ khiến chỉ số glucose trong máu tăng lên và dẫn đến bệnh tiểu đường.

  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: nạp vào cơ thể nhiều tinh bột, thực phẩm chứa nhiều lipid cũng là nguyên nhân dẫn đến béo phì, rối loạn mỡ máu. Bên cạnh đó còn khiến khả năng bài tiết insulin ở tuyến tụy giảm sút. Hậu quả dẫn đến tình trạng lượng đường huyết tăng cao và bị bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu cảnh báo

Dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường là gì? Có một số triệu chứng nổi bật khi cơ thể mắc phải bệnh đái tháo đường, mọi người cần lưu ý.

  • Dấu hiệu tiểu đường type 1: bệnh sẽ diễn ra khá nhanh các triệu chứng hình thành trong vài ngày cho đến vài tuần. Cụ thể người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khát nước thường xuyên và khô miệng. Bên cạnh đó hay đi tiểu đêm và bị ngứa da, cân nặng cùng thị lực giảm sút nhiều.

  • Dấu hiệu tiểu đường type 2: loại này thường diễn ra trong âm thầm nên ít ai biết mình đang mắc bệnh. Bệnh tiểu đường type thường phát triển trong nhiều năm với các dấu hiệu điển hình như: nhiễm trùng nấm men, đi tiểu nhiều, vết thương lâu lành hơn bình thường, tê đau chân và tay, giảm cân thất thường…

  • Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: vài triệu chứng cho thấy bạn có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ chính là đi tiểu nhiều hơn. Xét nghiệm máu trong lần khám thai đầu tiên cho ra kết quả bị bệnh.

Chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tốt hơn hết mọi người nên chủ động phòng ngừa. 

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có lây không?

Luôn chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường và bảo vệ sức khỏe

Vẫn chưa có cơ sở nào chứng minh rõ nguyên nhân hình thành nên bệnh tiểu đường type 1 là gì. Tuy vậy vẫn có một số thông tin cho rằng trẻ em được sinh ra và được nuôi lớn bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc bệnh này. Với khả năng di truyền bệnh từ ba mẹ, nên cho bé xét nghiệm máu sớm để chủ động đối phó với căn bệnh.

Đối với bệnh tiểu đường type 2, mọi người hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng việc áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cho dù ở bất cứ độ tuổi nào, các bạn cũng nên:

  • Ăn uống khoa học với các loại thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa, chứa ít đường, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe như: ngũ cốc, bánh mì, rau củ quả, thịt cá… Tránh ra đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn được chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp…

  • Giảm thiểu lượng đồ ngọt uống vào điển hình như nước uống có ga, nước ngọt đóng chai, rượu bia và chất kích thích.

  • Duy trì thói quen luyện tập thường xuyên: dành ra thời gian ít nhất từ 30 – 60 phút mỗi ngày để luyện tập giảm nguy cơ béo phì, hạn chế mắc bệnh tiểu đường.

Gợi ý chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường

Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hạn chế các bệnh về tim mạch, trong đó có bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có lây không?

Chú ý áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp hạn chế bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống

Người mắc bệnh tiểu đường nên áp dụng tháp dinh dưỡng phù hợp như sau:

  • Nhóm tinh bột, các chất giàu đường bột: nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng cho người bệnh mà chứa ít hoặc không chứa vitamin. Người bệnh có thể ăn cơm, xôi, gạo lứt, khoai lang như bình thường tuy nhiên nên hạn chế khoai tây, bánh gạo…

  • Nhóm giàu chất xơ: thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường không thể thiếu chất xơ từ rau củ quả được. Bên cạnh cung cấp nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, rau củ quả còn bổ sung thêm đa dạng vitamin và dưỡng chất khác cho cơ thể.

  • Nhóm giàu vitamin và protein: nhóm thực phẩm cung cấp thêm đạm, sắt, vitamin cho cơ thể. Mọi người có thể tham khảo và bổ sung thịt cá, trứng, sữa không béo, sữa chuyên dành cho người bệnh tiểu đường như Nutricare Cerna

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

  • Nhóm chứa dầu mỡ: nhóm thực phẩm bổ sung thêm chất béo, tăng khả năng hấp thu vitamin cho người bệnh. Các bạn hãy ưu tiên sử dụng dầu thực vật như dầu olive, dầu đậu nành nhé. Không nên dùng dầu động vật và ăn các loại nội tạng, da của động vật.

Chế độ sinh hoạt

Ngoài rèn luyện cơ thể thường xuyên thì bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Hãy phân bổ thời gian hợp lý cho việc tập thể dục thể thao, giải trí lành mạnh, nghỉ ngơi trong ngày. Tuy nhiên mọi người cần lưu ý vài điều quan trọng như sau:

  • Cần thực hiện kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi luyện tập để điều chỉnh chế độ ăn, thuốc sử dụng phù hợp.

  • Chọn bài tập thích hợp với thể trạng bản thân. Nếu cơ thể bị ảnh hưởng nhiều về tim mạch, thận thì nên hạn chế thực hiện động tác cường độ cao.

  • Tham khảo qua ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý với tình trạng bản thân.

Lời kết

Bài viết đã giải đáp rõ bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có lây không? rồi. Mọi người chú ý quan tâm đến tình hình sức khỏe bản thân và chủ động phòng ngừa khi cần thiết nhé. 

Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.