Những người mắc bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?

Vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân bị tiểu đường. Không phải nhóm chất nào chúng ta cũng có thể tùy tiện hấp thụ vào cơ thể vì dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, rất nhiều đang quan tâm đến vấn đề bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không để bổ sung thêm vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của mình. Nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều đó.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Trong nước dừa có gì?

Nước dừa có vị ngọt thanh mát, ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, carbohydrate dễ tiêu hóa và các nhóm chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe của con người. Khi được cơ thể hấp thụ, nó sẽ giúp cân bằng hệ tim mạch, thần kinh và miễn dịch, đồng thời hỗ trợ các tế bào hoạt động tốt hơn để tăng sinh đề kháng chống lại bệnh tật và tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong một cốc nguyên chất sẽ chứa các thành phần như sau:

  • Năng lượng: 44 calo
  • Natri: 64mg
  • Carbohydrate: 10,4g
  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 9,6g
  • Chất đạm: 0,5g
  • Vitamin C: 24mg

Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa nhiều thiamin, kali, mangan, magie, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và đồng rất cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là nó chứa rất ít hoặc không có chất béo nên rất tốt cho những người đang muốn giảm cân, giữ dáng hoặc mắc các bệnh lý về tiểu đường.

Các khoáng chất trong nước dừa rất tốt cho sức khỏe

Giải đáp bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?

Người bệnh tiểu đường có thể uống được nước dừa vì chỉ số GI trong đó khá thấp (3). Thậm chí nó còn rất thích hợp dùng thường xuyên với liều lượng vừa phải để hỗ trợ quá trình điều trị của chúng ta diễn ra thuận lợi hơn. Thêm nữa, món đồ uống này lại không chứa chất béo, ít calo sẽ giúp ổn định lượng đường huyết trong máu, hạn chế nguy cơ béo phì và phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi uống nước dừa thì nồng độ hemoglobin A1c trong máu người bệnh sẽ thấp hơn, đồng thời giảm các dấu hiệu của căng thẳng oxy hóa. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ hình thành các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

Ngoài ra, khi thường xuyên bổ sung loại đồ uống này vào khẩu phần hàng ngày còn giúp người bệnh tăng độ nhạy insulin. Đây là yếu tố chính quyết định đến việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong nước dừa còn có nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, magie, phốt pho và kali đóng vai trò như chất điện giải để bù nước, tăng cường sức đề kháng cho chúng ta chống lại bệnh tật.

Người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống nước dừa

Lợi ích của nước dừa với người mắc bệnh tiểu đường

Nước dừa chính là vị cứu tinh cho những người mắc bệnh tiểu đường để phục hồi sức khỏe nhanh chóng và an toàn. Sau đây là một số lợi ích cơ bản nhất mà thức uống tuyệt vời này  đang lại mà chúng ta cần biết để bổ sung thường xuyên hơn:

>>> Xem thêm:

Cải thiện đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường chắc chắn sẽ quan tâm đến vấn đề này đầu tiên. Được biết, nước dừa chứa nhiều magie có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin. Qua đó, lượng đường huyết của chúng ta luôn được duy trì ở mức ổn định, giúp cho tế bào và các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và amino acid dồi dào trong nước dừa cũng góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa và hạn chế hấp thu đường vào trong máu. Đây là lý do mà khi mọi người uống vào sẽ khôn có giảm cảm giác đói và cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác, giảm thiểu nguy cơ béo phì hoặc ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Nước dừa giúp người bệnh cải thiện đường huyết hiệu quả

Giảm thiểu tối đa các biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

Ngoài magie, lượng kali lớn trong nước dừa cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bị tiểu đường. Cụ thể, loại khoáng chất này sẽ làm giảm huyết áp, giúp thư giãn các mạch máu của chúng ta được thư giãn và loại bỏ bớt những chất lỏng thừa. Vì thế. hệ tim mạch của người bệnh sẽ được điều tiết tốt và khỏe mạnh hơn, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm xảy ra như cao huyết áp hay đột quỵ.

Ngăn ngừa biến chứng khác của bệnh

Các chất oxy hóa có trong nước dừa sẽ hạn chế và triệt tiêu các gốc tự do gây hại phát triển ảnh hưởng xấu tới tế bào và làm tăng nguy cơ tiến triển nặng của tiểu đường. Đặc biệt trong một số trường hợp người bệnh có dấu hiệu kháng insulin thì loại thức uống này sẽ tác động để làm giảm huyết áp và chất béo trung tính.

Điều này sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa tối đa các biến chứng khác của tiểu đường như tổn thương dây thần kinh, mờ mắt, hôn mê, suy thận,....

Mờ mắt là biến chứng rõ ràng nhất của bệnh tiểu đường

Hỗ trợ bù nước và điện giải cho người bệnh nhanh chóng

Những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị mất nước do chức năng bài tiết của thận suy yếu, dẫn đến đi tiểu nhiều. Vì thế, chúng ta cần bổ sung lại một lượng tương ứng để đảm bảo duy trì các hoạt động một cách bình thường. Mà trong dừa lại có đến 94% là nước và các loại khoáng chất thiết yếu như như magie, kali, natri, canxi,... mà cơ thể đang thiếu hụt.

Giúp người bệnh giảm cân

Nếu người bị tiểu đường không có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh rất dễ bị thừa chất dẫn đến béo phì, tăng cân mất kiểm soát ảnh hưởng lớn đến khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy. Nó cũng khiến quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể giảm làm cho lượng đường huyết trong máu tăng cao.

Vì vậy, cân nặng rất quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường. Và nước dừa là loại đồ uống vô cùng lý tưởng để chúng ta làm điều đó do chứa rất ít calo và chất béo. Đặc biệt, nó còn giúp cảm thấy no lâu hơn và không muốn ăn thêm các loại thực phẩm khác, hỗ trợ việc giảm cân đạt được hiệu quả nhanh chóng.

Nước dừa giúp người bệnh duy trì cân nặng ổn định

Người bệnh cần lưu ý điều gì khi dùng nước dừa?

Mặc dù nước dừa là món quà quý giá mà thiên nhiên ưu ái dành cho người mắc tiểu đường nhưng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất thì trong quá trình sử dụng chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Để đảm bảo giữ được nhiều dưỡng chất nhất, người bệnh nên uống nước dừa sớm sau khi hái xuống.
  • Chúng ta không nên lạm dụng lợi ích của nước dừa mà sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Người bệnh chỉ nên sử dụng 1 quả/ngày và tối đa 2-3 lần/tuần.
  • Những người có vấn đề về tiêu hóa, bị nhiệt, hàn nên hạn chế dùng nước dừa sẽ dễ bị khó tiêu, uể oải, mệt mỏi,...
  • Người bệnh chỉ nên dùng nước dừa nguyên chất, hạn chế pha thêm đường hoặc sử dụng các loại thức uống chế biến sẵn có chứa nhiều chất tạo ngọt.
  • Trong cùi dừa chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường nên người bệnh không nên dùng.
  • Nước dừa sẽ thích hợp để uống vào buổi trưa, chiều sẽ cung cấp năng lượng và tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe của chúng ta. Còn nếu dùng vào sáng hoặc tối sẽ gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó chịu, tiêu chảy,...
  • Nước trong những trái dừa già chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường hơn là trái non.

Người bệnh chỉ nên dùng một lượng nước dừa vừa phải

Lời kết

Tóm lại, nội dung bài viết hôm nay đã giúp độc giả giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không. Loại quả này rất tốt cho sức khỏe nên chúng ta cần bổ sung nhiều hơn vào cơ thể.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, mọi người có thể bổ sung thêm sản phẩm chuẩn y học của Nutricare Pharma - Nutricare Cerna. Đây là giải  pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, tốt cho tim mạch. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp. 

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.